Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội giáo dục truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 93)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.4.Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội giáo dục truyền

thống cách mạng địa phương cho học sinh trường trung học phổ thông ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

83

trong công tác quản lý của các cấp quản lý giáo dục trong quá trình giáo dục học sinh, trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, cần phải coi trọng giáo dục nhà trường và cả giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Chỉ riêng nhà trường, chỉ riêng ngành giáo dục thì không thể làm tốt công tác giáo dục được.

Nghị quyết Trung ương VIII (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo… đã tiếp tục khẳng định “Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”, Bác Hồ đã từng nói “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.

Việc phối hợp giữa ba môi trường giáo dục trong hoạt động GDTTCM cho HS của các trường THPT ở thành phố Vị Thanh trong thời gian qua chưa thường xuyên, liên tục dẫn đến kết quả chưa cao.

Do đó nhà trường phải chủ động phối hợp chặt chẽ, thường xuyên và phát huy sức mạnh tổng hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội để chăm lo giáo dục HS, tạo môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi lành mạnh để hoạt động GDTTCM cho HS ngày càng đạt hiệu quả góp phần tích cực trong việc phát triển toàn diện nhân cách HS.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Phát huy tốt sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình, thường xuyên tổ chức hội nghị CMHS của các lớp ngay từ đầu năm học, sơ kết học kỳ, cuối năm học, họp đột xuất, bất thường khi cần thiết; gặp gỡ, trao đổi cùng CMHS khi các em có dấu hiệu chậm tiến bộ hoặc có khả nghi về vấn đề gì đó liên quan đến lứa tuổi tâm sinh lý, các tệ nạn xã hội; tổ chức thăm gia đình HS; trao đổi thông tin giữa nhà trường với gia đình qua sổ liên lạc, cán bộ lớp, email của phụ huynh (nếu có); Phối hợp với gia đình qua ban đại diện CMHS.

Nhà trường tăng cường các mối quan hệ với các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, xã hội ở ĐP, cộng đồng dân cư để GD truyền thống dân tộc, bản sắc văn hóa ĐP, tình yêu quê hương đất nước cho HS.

84

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

Nhà trường phải thu hút được các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình GD TT lịch sử, TTCMĐP cho HS, nhằm từng bước nâng cao chất lượng GD TT lịch sử, TTCM cho HS. Đầu năm học, hiệu trưởng thành lập Ban Chỉ đạo GD TTCM ĐP cho HS. Thành phần Ban Chỉ đạo gồm có thành viên đại diện cho nhà trường, đại diện cho CMHS và các đoàn thể chính trị - xã hội do hiệu trưởng đứng đầu để chủ động điều hành hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Ban Chỉ đạo cùng thảo luận, trao đổi để thống nhất mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức GD TTCM ĐP cho HS THPT.

Đối với các lực lượng trong nhà trường: Đoàn thanh niên, GVCN, các tổ trưởng chuyên môn đều được BGH nhà trường tổ chức họp thống nhất kế hoạch GD TTCM ĐP cho HS. Trong đó, quy định trách nhiệm cụ thể của từng thành viên, phân công trách nhiệm rõ ràng và có kiểm tra, đánh giá hoạt động của từng bộ phận, tổ chức để có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

Đối với CMHS: Nhà trường cần phải tạo điều kiện để phụ huynh hiểu biết về nhiệm vụ trọng tâm của năm học, nhận thức vai trò của mình trong việc GD TTCM ĐP cho HS, tranh thủ được sự đồng thuận của gia đình trong việc phối hợp GD con cái phát triển tính cách lành mạnh. Thông qua đó thống nhất với phụ huynh về nội dung, phương pháp GD TTCM ĐP cho HS.

Đối với các đoàn thể chính trị - xã hội:

BGH phải tham mưu và có quan hệ phối hợp với các cấp Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể ĐP; Đề nghị các cấp Đảng, chính quyền có nghị quyết hoặc văn bản pháp lý chỉ đạo công tác GD TTCM ĐP cho HS; Hỗ trợ về tinh thần, giúp đỡ về vật chất, giới thiệu người tham gia hoạt động để thực hiện GD lý tưởng, TTCM ĐP, đạo đức, lối sống cho thanh niên HS. Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan, các tổ chức xã hội, đoàn thể chính trị để phát huy sức mạnh tiềm năng của từng tổ chức trong việc tuyên truyền, giúp đỡ, tổ chức cho HS đi tham quan các di tích lịch sử, các nhà bảo tàng, giao lưu, tiếp xúc với các nhân chứng sống, những tấm gương điển hình để các em học tập. Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động lao

85

động giúp ĐP, tham gia các hoạt động chính trị xã hội ở ĐP. Đặc biệt, liên kết phối hợp với các cơ quan thường có mối quan hệ trong công tác GD TTCM ĐP cho HS như: Ban Tuyên giáo thành ủy Vị Thanh, Thành Đoàn, Trung tâm Chính trị, Hội Cựu chiến binh,... để tổ chức những buổi tọa đàm, giao lưu giúp các em có thêm nhiều kiến thức, thông tin, số liệu chính xác về TTCM ĐP. Sưu tầm các câu chuyện, gương người tốt việc tốt về những nhân chứng lịch sử tham gia các trận đánh tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp với chiến thắng vẻ vang của quân và dân tỉnh Chương Thiện ngày xưa và nay là tỉnh Hậu Giang.

Bên cạnh đó, nhân các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh, nhà trường mời cựu chiến binh nói chuyện về các trận đánh, về các tấm gương tiêu biểu để các em khắc sâu thêm về lòng yêu nước. Ngoài ra HS còn tham gia các hoạt động phong trào do nhà trường và đoàn trường tổ chức như: Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, hiến máu nhân đạo, nhận chăm sóc các khu di tích lịch sử văn hóa, các gia đình thương binh, liệt sĩ, các gia đình có công với cách mạng...

BGH nhà trường cần tăng cường phối hợp với các sở, ban ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, GD lý tưởng cho thanh niên, HS với nhiều nội dung, hình thức và cách làm sáng tạo. Đoàn trường và các đơn vị cơ sở thường xuyên duy trì hoạt động đền ơn đáp nghĩa, sinh hoạt truyền thống nhân các dịp kỷ niệm ngày thành lập Đoàn, ngày thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam,… Đồng thời, tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu văn hóa, lịch sử, truyền thống cách mạng của dân tộc, của địa phương, các chuyến tham quan, về nguồn đến các di tích trong và ngoài tỉnh để tăng tính trực quan trong công tác giáo dục truyền thống cho thnah niên, HS. Các hoạt động giữ gìn bản sắc,văn hóa truyền thống của các dân tộc được phát huy như: Tết cholchnamthmay, Lễ hội Sen Dolta, chăm lo Tết cho HS có hoàn cảnh khó khăn, tham gia Lễ Thắp nến tri ân nhân ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 do Thành đoàn tổ chức hàng năm; tổ chức thăm, tặng quà những gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, … là cơ hội giúp đoàn viên thanh niên hiểu thêm về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

86

Như vậy để công tác GD truyền thống lịch sử, TTCM cho HS đạt hiệu quả để góp phần GD toàn diện cho HS. BGH nhà trường cần chủ động xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc GD TTCM ĐP cho HS THPT. Chú trọng nội dung và hình thức phối hợp đa dạng, phong phú giữa gia đình, nhà trường và xã hội. BGH chỉ đạo thực hiện công tác này một cách thường xuyên, linh hoạt, có kế hoạch để huy động được sức mạnh của toàn xã hội chăm lo công tác GD truyền thống lịch sử, TTCM cho HS THPT trên địa bàn thành phố.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường, gia đình và xã hội phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó yếu tố đóng vai trò trung tâm là các nhà trường. Điều kiện phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác GD TTCM ĐP cho HS: Bầu ra Ban Chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội; Xây dựng quy chế tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong việc GD TTCM ĐP cho HS. Việc xây dựng quy chế phối hợp phải có tính khoa học, chặt chẽ, hợp lý, linh hoạt phù hợp với đặc

điểm, chức năng của từng tổ chức cá nhân, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả.

3.2.5. Tăng cường điều kiện hổ trợ trong quá trình giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trường trung học phổ thông ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Tăng cường các điều kiện hỗ trợ là tạo sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy hoạt động GD phát triển; Đáp ứng yêu cầu về CSVC, thiết bị, kinh phí để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động GD phát triển đúng hướng, đạt chất lượng và hiệu quả như mục tiêu đề ra. Thực hiện tốt chế độ thi đua khen thưởng trong công tác GD TTCM ĐP cho HS sẽ động viên tinh thần và vật chất cho cán bộ, GV, nhân viên, đó là động lực quan trọng giúp cho mọi tổ chức và cá nhân tích cực và hăng hái tham gia hoạt động.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả công tác GD TTCM ĐP cho HS THPT, ngoài việc chuẩn bị tốt về tư tưởng, về tinh thần, về ý thức, về thái độ và trách nhiệm, hiệu trưởng cần phải chuẩn bị các điều kiện về vật chất như các phương tiện thiết bị, nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động.

87

3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp

Các tổ chức, các cá nhân trong Nhà trường cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc sử dụng các điều kiện hỗ trợ. Ngược lại, công tác GDTTCM cho HS sẽ phát huy được hiệu quả của mình là thu hút, định hướng và giáo dục được HS nhờ việc thay đổi phương pháp và áp dụng những thành tựu của việc ứng dụng các công cụ hỗ trợ hiện đại. Tăng cường CSVC trong trường: BGH căn cứ thực trạng CSVC, kinh phí và căn cứ nhu cầu sử dụng các loại phương tiện, huy động thêm các nguồn kinh phí để xây dựng kế hoạch đầu tư trang bị CSVC, phương tiện thiết bị phục vụ hoạt động GD TTCM ĐP cho HS bằng mọi nguồn lực như từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước, từ sự hỗ trợ của ĐP, của các tổ chức xã hội, từ sự chung sức của CMHS,…theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Ban giám hiệu phải năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Phải có tầm nhìn chiến lược về xây dựng, tăng cường CSVC phục vụ trước mắt và lâu dài cho hoạt động GD TTCM ĐP cho HS trên cơ sở phát huy nội lực từ nhà trường là chính, bên cạnh cần phải linh hoạt vận dụng tốt cơ chế nhà nước và cộng đồng cùng làm, xã hội hoá CSVC, xã hội hoá GD.

Tiếp tục phát huy kết quả vận động các đoàn thể chính trị - xã hội ở ĐP, các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, mạnh thường quân, ban đại diện CMHS để hỗ trợ, tài trợ kinh phí nhằm tăng cường CSVC cũng như tăng kinh phí tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tham quan, tìm hiểu thực tế truyền thống ĐP, dân tộc, các di tích lịch sử văn hóa trong tỉnh.

Thường xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất việc quản lý sử dụng CSVC, trang thiết bị, tài sản, kinh phí phục vụ cho hoạt động quản lý công tác GD đạo đức cho thầy cô giáo đạt hiệu quả. Ngăn chặn kịp thời việc sử dụng CSVC, trang thiết bị, nguồn kinh phí không đúng mục đích, không hiệu quả.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Tăng cường các điều kiện hỗ trợ trong quá trình GD TTCM ĐP cần bảo đảm điều kiện: Thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời các điều kiện về vật chất như

88

các phương tiện thiết bị, nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động, để từ đó, có kế hoạch xây dựng CSVC, mua sắm, tu bổ trang thiết bị thiết; Cân đối, bố trí nguồn kinh phí hiện có để hỗ trợ cho hoạt động; Tận dụng mọi điều kiện, mọi cơ hội tạo ra sức mạnh tổng hợp từ nhiều phía nhằm đa dạng hóa các loại hình, đa phương hóa các nguồn lực phục vụ cho hoạt động.

3.2.6. Đổi mới kiểm tra, đánh giá, xử lý tình huống trong hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trường trung học phổ dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trường trung học phổ thông ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động giáo dục nói chung, GDTTCM ĐP nói riêng, qua việc khảo sát thực tế ở các trường THPT thành phố Vị Thanh cho thấy các nhà QLGD thường buông lỏng và coi nhẹ việc kiểm tra, đánh giá sau các hoạt động giáo dục TTCM địa phương cho HS, mang tính hình thức, qua loa.

Do vậy, việc kiểm tra, đánh giá vừa là chức năng, vừa là biện pháp quản lý, kiểm tra là nhằm đánh giá kết quả thực hiện. Kinh nghiệm trong công tác quản lý cho thấy, càng thường xuyên kiểm tra đánh giá thì hiệu quả công việc càng cao.

Để đánh giá toàn diện hoạt động giáo dục TTCM địa phương cho HS THPT, chúng ta hãy rà soát lại hoạt động này để thu thập những tư liệu, những thông tin cần thiết để làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại thi đua một cách chính xác, khách quan nhất, kịp thời, chấn chỉnh, uốn nắn những biểu hiện sai lệch.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng và thống nhất các chuẩn kiểm tra về GD TTCM ĐP cho HS để làm cơ sở so sánh, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động của đội ngũ GVCN, các tổ chuyên môn, đặc biệt là các môn khoa học xã hội Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, giáo dục công dân. Chuẩn trên cơ sở các văn bản pháp luật, pháp quy, các kế hoạch, đặc điểm của trường, nội dung công tác, vai trò chức năng của GVCN.

89

của hoạt động đến biện pháp và kết quả đạt được. Kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, trách hình thức, đặc biệt đối với hoạt động GD truyền thống lịch sử, TTCM cho HS THPT trong giai đoạn hiện nay. Kiểm tra phải linh hoạt, kiểm tra trực tiếp kết hợp với kiểm tra gián tiếp; kiểm tra định kỳ gắn với kiểm tra, đánh giá đột xuất.

3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp

Xây dựng kế hoạch cho công tác kiểm tra, đánh giá: Coi trọng kiểm tra, đánh giá hoạt động GD TTCM ĐP cho HS phù hợp, thống nhất với kế hoạch tổng thể.

Tổ chức xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra đánh giá: BGH cần tổ chức thành lập ban soạn thảo tiêu chuẩn, xây dựng quy trình đánh giá một cách công khai. Sau khi dự thảo các tiêu chuẩn và quy trình đánh giá, tổ chức cho cán bộ GV và HS, thảo luận góp ý bổ sung. Ban thi đua điều chỉnh, hoàn thiện nội dung trình hiệu trưởng duyệt và tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá theo đúng quy trình và tiêu chuẩn đó.

Tiến hành kiểm tra đánh giá: BGH phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, phân công Bí thư Đoàn trường, Tổ trưởng chuyên môn, GVCN tiến hành kiểm tra từng hoạt động. Ban Thi đua nhà trường kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 93)