Về nội dung giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 65 - 69)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.3.Về nội dung giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh

sinh trường trung học phổ thông ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Nội dung GDTTCM cho HS THPT rất quan trọng. Hằng năm Sở GD & ĐT đều có hướng dẫn nhưng nội dung vẫn còn chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể. Để đạt được mục tiêu trên thì đòi hỏi CBQL các trường phải chọn lựa nội dung giáo dục phù hợp, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của HS và điều kiện thực tế của địa phương trên cơ sở kế hoạch chỉ đạo của Sở GD & ĐT.

Các trường THPT ở thành phố Vị Thanh có thực hiện đa dạng nội dung GDTTCM cho HS thông qua hình thức tích hợp nội dung gắn với các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm tạo hiểu biết và hứng thú cho HS qua các môn KH-XH như: Lịch sử, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Địa lý. Qua đó, giúp HS có được ý thức thẩm mĩ, hình thành ý thức công dân, có kiến thức về pháp luật, hiểu biết về lịch sử dân tộc qua các giai đoạn và biết cách giải quyết những tình huống phát sinh trong thực tiễn nhất là trong giai đoạn hiện nay khi các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để lôi kéo thế hệ trẻ đi ngược lại đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì thế, Ban Giám hiệu, Tổ chuyên môn và giáo viên thường xuyên quan tâm đến chất lượng học sinh các khối, lớp, chọn lọc những nội dung trọng tâm nhằm giúp các em có thêm nhiều kiến thức. Tổ chức các hoạt động, phong trào bằng nhiều hình thức cho HS tham gia.

Đối với hoạt động ngoài giờ lên lớp: Bảo đảm các chủ đề giáo dục chính khóa, tổ chức phong phú, các hoạt động giáo dục ngoại khóa như sinh hoạt dưới cờ, các câu lạc bộ vui học, lễ tri ân và trưởng thành cho học sinh 12, tổ chức trò chơi dân gian, chăm sóc khu di tích lịch sử địa phương; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên trong một số môn học.

Đối với chương trình giảng dạy ở các bộ môn KH-XH cụ thể là môn Lịch sử mỗi khối lớp 10, 11, 12 có 02 tiết dành cho việc dạy Lịch sử địa phương, GV sử dụng tài liệu giáo dục địa phương và tài liệu về di tích lịch sử văn hóa của tỉnh Hậu Giang tham khảo giảng dạy.

Đối với các hoạt động ngoại khóa và hoạt động giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề: đảm bảo theo chương trình.

55

Tổ chức nhiều hoạt động khác nhau nhằm giáo dục toàn diện nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh như: các hoạt động CLB bộ môn, các phong trào văn nghệ, TDTT trong trường, hoạt động Trại Xuân, các chuyên đề ngoại khóa bộ môn: giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính; lễ Tri ân và trưởng thành cho học sinh khối 12… Ngoài ra trong các giờ sinh hoạt chủ nhiệm, GVCN cũng tuyên truyền các nội dung về giáo dục đạo đức lối sống cho HS còn về hoạt động GDTTCM có tuyên truyền nhưng chưa thường xuyên và chưa đi vào chiều sâu.

Để đánh giá đúng về thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục TTCM địa phương cho HS đã được triển khai trong quá trình giáo dục ở các trường THPT thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 11 CBQL và 40 GV; GVCN; GV làm công tác Đoàn. Kết quả thu được ở Bảng 2.7.

Bảng 2.7: Ý kiến đánh giá về thực hiện các nội dung giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh THPT

Nội dung giáo dục Mức độ đánh giá % Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV Lòng yêu quê hương đất nước 12,2 17,2 86,8 81,9 1,0 0,9 0 0 Lòng yêu nhân dân 18,0 30,2 80,2 69,8 1,8 0 0 0 Lòng tự hào của dân tộc. 12,9 18,1 83,8 81,9 3,3 0 0 0 Lý tưởng cách mạng 15,2 18,3 84,5 81,7 0,3 0 0 0

Ước mơ và hoài

56

Qua kết quả khảo sát cho chúng ta thấy, việc GD TTCM ĐP cho HS ở các trường THPT thành phố Vị Thanh chưa được thường xuyên và đồng bộ. Với 5 nội dung GD TTCM ĐP khảo sát trên thì nội dung được chọn nhiều nhất là: Lòng yêu quê hương đất nước (86.8% tỉ lệ quan trọng); Lý tưởng cách mạng (84.5% tỉ lệ quan trọng); Lòng tự hào dân tộc (83.8%); Ước mơ và hoài bão(83.4%); Lòng yêu nhân dân (80.2%)... Các nội dung này trường có quan tâm giáo dục cho HS nhưng nội dung chưa đi vào chiều sâu nên chưa thu hút được các em. Trước thực trạng này đòi hỏi CBQL các trường phải nghiên cứu tìm giải pháp thực hiện cho phù hợp với điều kiện hiện nay, xây dựng nội dung giáo dục thật sự hấp dẫn, sinh động đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng, tâm sinh lý và hơn hết là tạo sự hứng thú thông qua các hoạt động GDTTCM kết hộ với các trò chơi dân gian, tìm lại cội nguồn, văn hóa miệt vườn ở các khu di tích, khu du lịch trong toàn tỉnh nhằm lôi cuốn, thu hút hấp dẫn các em đăng ký tham gia tự nguyện, tích cực, hào hứng và hơn hết là mang lại hiệu quả thiết thực.

2.3.4. Về hình thức, tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trường trung học phổ thông ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Trong quá trình tìm hiểu thực tiễn ở các trường THPT ở thành phố Vị Thanh cho thấy hầu hết các CBQL các trường THPT có quan tâm đến hoạt động GDTTCM cho HS với nhiều hình thức và tổ chức các hoạt động, phong trào tập thể, các buổi sinh hoạt lớp thông qua công tác chủ nhiệm, các hoạt động đoàn, giao lưu,… nhưng chưa thường xuyên liên tục và đi vào chiều sâu. Để đánh giá đúng thực trạng về hình thức tổ chức hoạt động GDTTCM cho HS đã được triển khai trong quá trình giáo dục ở các trường THPT ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang tác giả tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 11 CBQL và 40 GVBM, GVCN và GV làm công tác đoàn. Kết quả khảo sát ở Bảng 2.8.

57

Bảng 2.8. Các hình thức giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh THPT ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Hình thức giáo dục Mức độ đánh giá Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL TL SL TL SL TL SL TL

Thông qua giảng dạy các

môn khoa học xã hội 30 58,9 17 33,4 4 7,9 0 0 Thông qua công tác chủ

nhiệm. 32 62,8 13 25,5 6 11,8 0 0 Thông qua sinh hoạt tập

thể (sinh hoạt dưới cờ, hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa,...)

16 31,4 23 45,1 7 13,8 5 9,8

Thông qua các hoạt động của Đoàn TN, Hội Liên hiệp thanh niên.

6 11,8 13 25,5 32 62,8 0 0

Thông qua sinh hoạt truyền thống nhân các ngày lễ lớn trong năm, các chủ điểm tháng.

5 9,8 16 31,4 23 45,1 7 13,8

Thông qua các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống, ca khúc cách mạng

0 0 4 7,9 17 33,4 30 58,9

58

Kết quả bảng khảo sát chúng ta thấy việc giáo dục TTCM địa phương cho HS THPT chủ yếu thông qua 03 hình thức: công tác chủ nhiệm (62.8% tỉ lệ rất thường xuyên); giảng dạy các môn khoa học xã hội (58.9% tỉ lệ rất thường xuyên); Thông qua sinh hoạt tập thể (sinh hoạt dưới cờ, hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa,...) (31.4% tỉ lệ rất thường xuyên) là 03 hình thức đóng vai trò quan trọng và rất thường xuyên trong hoạt động GDTTCM cho HS được đánh giá với kết quả cao. Các hình thức còn lại được đánh giá trung bình từ 11.8%; 9.8% và 0%. Với kết quả này, cho thấy rằng hình thức GDTTCM cho HS THPT ở thành phố Vị Thanh thời gian qua là chưa đa dạng và phong phú về nội dung và hình thức, chưa thu hút được HS, nội dung còn lồng ghép nên gây nhàm chán. Vì vậy, hơn ai hết các nhà QLGD cần phải tiếp tục đổi mới các hình thức giáo dục phối hợp nhiều hình thức hoạt động khác nhau, phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm, sinh lý cho học sinh THPT để nâng cao hiệu quả GDTTCM nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 65 - 69)