Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 75 - 77)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4.3.Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống

truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trường trung học phổ thông ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Trong quá trình tổ chức hoạt động GD TTCM ĐP cho HS, việc kiểm tra đánh giá là một yêu cầu quan trọng của khâu quản lý để đánh giá kết quả hoạt động GD. Kiểm tra luôn gắn liền với đánh giá và có mối quan hệ biện chứng với nhau. Kiểm tra là phương tiện và hình thức quan trọng của đánh giá, kiểm tra là cách thức, là công cụ thực hiện, còn đánh giá là kết quả, là mục đích. Hiệu trưởng phải coi trọng công tác giám sát và thường xuyên kiểm tra, tổ chức kiểm tra, đánh giá.

Để kiểm tra, đánh giá hoạt động GDTTCM cho HS trong nhà trường là không dễ bởi hoạt động này mang tính định tính không thể cân, đo đong đếm được như các hoạt động khác. Hầu hết các trường thường xuyên tập trung kiểm tra các hoạt động chuyên môn, CSVC, công tác chủ nhiệm, …vì những hoạt động này có đưa vào tiêu chí thi đua cụ thể nên mọi thành viên trong nhà trường quan tâm thực hiện. Còn hoạt động GDTTCM cho HS không đưa vào tiêu chí thi đua và Lãnh đạo trường cũng không kiểm tra thường xuyên do đó

65

GV cũng không đầu tư nhiều về nội dung, hình thức cũng như chưa quan tâm đến nguyện vọng của HS trong quá trình tổ chức hoạt động GDTTCM.

Nhằm đánh giá đúng thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục TTCM địa phương cho HS ở các trường THPT thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 11 cán bộ quản lý và 40 giáo viên. Kết quả thu được ở Bảng 2.12.

Bảng 2.12. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GD TTCM ĐP cho HS

T

T Nội dung

Cán bộ quản lý Giáo viên

ĐTB H ĐTB H

1 Hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra, đánh giá 2.32 1 2.30 2 2 Phó hiệu trưởng phụ trách HĐGDNGLL 2.02 6 2.25 4 3 Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 2.17 5 1.80 6

4 Tổ trưởng bộ môn Lịch Sử 2.21 4 2.61 1

5 Giáo viên bộ môn Lịch Sử 2.25 3 2.16 5

6 Giáo viên chủ nhiệm lớp 2.29 2 2.27 3

Điểm trung bình chung 2,21 2,23

Từ kết quả bảng 2.12 nhận thấy đối tượng CBQL cho rằng hiệu trưởng giữ vai trò quyết định trong việc kiểm tra việc GD TTCM ĐP (ĐTB = 2.32); tiếp đến là giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng hoạt động kiểm tra, đánh giá việc GD TTCM ĐP (ĐTB = 2.29) các đối tượng khác đóng vai trò hổ trợ hoạt động kiểm tra chiếm các điểm số lần lượt :2.02; 2.25; 2.17.

Nhìn vào kết quả khảo sát trên cho thấy, hầu hết hiệu trưởng giao cho các bộ phận cấp dưới kiểm tra và báo cáo lại cho Hiệu trưởng, Hiệu trưởng không trực tiếp nghe và thấy nên sẽ không thể nắm bắt được thực tế diễn biến hoạt động GDTTCM nên việc phân tích, chỉ đạo, xử lý vấn đề về hoạt động

66

GDTTCM sẽ không chính xác. Không phát huy ưu điểm, không thấy được những hạn chế để điều chỉnh thiếu sót, từ đó dẫn đến không thúc đẩy được quá trình giáo dục, chính vì thế mà trong nhiều năm qua hoạt động này chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn.

Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao nhiều năm qua hoạt động GDTTCM cho HS THPT ở thành phố Vị Thanh chưa mang lại kết quả như mong đợi. Do đó đòi hỏi hiệu trưởng các trường THPT phải tăng cường công tác kiểm tra gắn với giám sát thì hoạt động GDTTCM mới đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 75 - 77)