Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 86 - 88)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý,

lý, giáo viên về hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trường trung học phổ thông ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Trong giai đoạn mới, đội ngũ CBQL và GV cần được nâng cao hơn nữa năng lực nhận thức, được tăng cường hơn nữa ý thức trách nhiệm, có sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động GD, phối hợp nhịp nhàng để tạo sức mạnh thúc đẩy mạnh mẽ quá trình GD TTCM ĐP và quản lý GD TTCM ĐP cho HS.

Thực tế tại các trường THPT phần lớn GV chỉ tập trung nhiều vào công tác dạy chữ mà chưa chú trọng việc dạy người thông qua các hoạt động giáo dục như: hoạt động ngoại khóa, hoạt động GDNGLL, GDTTCM cho HS, do đó hoạt động này còn nhiều hạn chế. Vì vậy công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tư tưởng cho CBQL và đội ngũ GV làm công tác GDTTCM cho HS, làm cho mỗi tổ chức, cá nhân quán triệt một cách sâu sắc, đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của hoạt động này và xem đây là nhiệm vụ chính trị để cùng nhau thống nhất mục tiêu thực hiện nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT về hoạt động GDTTCM cho HS và giải thích rõ ràng, cụ thể để CBQL, GV, nhân viên thấy

76

được sự cần thiết phải thực hiện hoạt động GDTTCM cho HS. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, mọi tổ chức Đảng, đoàn thể, xã hội trong nhà trường đều có trách nhiệm đối với công tác này. Tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích cho các thành viên trong đoàn thể mình nhận thức đầy đủ ý nghĩa, sự cần thiết của hoạt động GDTTCM cho HS và xem đây là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường chứ không chỉ là trách nhiệm của đoàn thanh niên hay của GVCN lớp.

Mọi hoạt động trong nhà trường cần có sự lãnh đạo của Chi bộ, chỉ đạo của BGH, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể và được hội đồng sư phạm, hội đồng GD nhà trường tham gia bàn bạc, thống nhất thực hiện. Bản thân GV phải chủ động, sáng tạo tự tìm tòi, nghiên cứu văn bản để tự nâng cao nhận thức chính trị, lý tưởng cách mạng và tham gia hoạt động GDTTCM cho HS.

3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng trường quán triệt đầy đủ, kịp thời thời các chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về hoạt động GDTTCM cho HS đến CBQL, GV. BGH thành lập ban hoạt động GD TTCM ĐP cho HS trong cả năm học.

Ban giám hiệu nhà trường cần chấn chỉnh kịp thời những nhận thức chưa đúng từ thực trạng nhận thức GD TTCM ĐP của cán bộ quản lý, GV về thức vị trí, tầm quan trọng sự cần thiết của công tác GD TTCM ĐP. Để chấn chỉnh nhận thức lệch lạc đó, đòi hỏi người hiệu trưởng phải có tâm, có tầm, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý, nhạy cảm với tình huống, có uy tín trong tập thể và ra quyết định. Hiệu trưởng phải thông qua các nguồn thông tin từ các bộ phận đoàn thể như công đoàn, hội cha mẹ HS, các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm và HS để nắm bắt tư tưởng của GV, thông qua đó tìm hiểu, phân tích kĩ nguyên nhân, giúp GV, nhân viên tự phân tích, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng tích cực.

Tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức để quán triệt và phân công trách nhiệm, quản lý hoạt động GD TTCM ĐP cho HS đối với cán bộ đoàn, GV giảng dạy và GVCN.

77

Tổ chức hội thảo, tọa đàm, đối thoại với HS, sinh hoạt chuyên đề, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động GD TTCM ĐP để trao đổi, rút kinh nghiệm nhằm tìm ra biện pháp hiệu quả để GD TTCM ĐP cho HS. Ngoài ra, BGH nhà trường nên mời các lực lượng ngoài nhà trường như: Các cơ quan đoàn thể có liên quan cùng tham dự. Qua đó sẽ trao đổi thống thống nhất với các bộ phận để tổ chức hoạt động phong phú, phù hợp với nhu cầu hứng thú nhằm thu hút HS tham gia mang lại hiểu quả tích cực hơn trong hoạt động GDTTCM cho HS.

Tổ chức cho GV, HS tham gia các hoạt động về nguồn, thăm nhà bảo tàng, tham quan các di tích lịch sử CMĐP. Sau các hoạt động này GV cho HS viết bày thu hoạch để giúp HS nắm rõ ý nghĩa lịch sử, TTCM qua các di tích, qua các hiện vật các em cảm thấy tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc, của địa phương mình. Từ đó, giúp cho HS nâng cao ý thức trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích, TTCM.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cấp ủy có văn bản lãnh, chỉ đạo và giao quyền cho BGH chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường thông qua các hội nghị như: Hội nghị cán bộ công chức - viên chức; Hội nghị đại biểu ban đại diện cha mẹ HS; Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đại hội Liên hiệp Thanh niên,…; Hội đồng GD tham gia bàn bạc, thống nhất kế hoạch thực hiện; Thực hiện công tác phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc thực hiện biện pháp này.

Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể, đảm bảo khoa học, bao quát toàn diện và mang tính khả thi cao. Trong quá trình thực hiện, cần có sự kiểm tra, đánh giá việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm về hoạt động GD truyền thống lịch sử, TTCM của cán bộ GV và HS và có đánh giá bổ sung, rút kinh nghiệm cho năm học kế tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 86 - 88)