9. Cấu trúc của luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động, không có biện pháp nào là vạn năng, mỗi biện pháp quản lý đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó các biện pháp nêu trên phải được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ.
Trong các biện pháp nêu trên, biện pháp 01 “Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CBQL, GV về công tác giáo dục TTCM địa phương cho HS” có ý nghĩa rất quan trọng, vì có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng. Biện pháp 02 “Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục TTCM địa phương cho GVCN và cán bộ Đoàn” có ý nghĩa then chốt đến thành công của công tác quản lý giáo dục TTCM địa phương cho HS. Biện pháp thứ 03:“Kế hoạch hóa - Đa dạng hóa nội dung, chương trình giáo dục TTCM địa phương cho HS trong nhà truờng” là vô cùng quan trọng phải được quan tâm đúng mức. Khi làm tốt ở biện pháp 03 ta chuyển sang biện pháp 04 “Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm giáo dục TTCM địa phương cho HS”. Đây là một biện pháp hữu hiệu nhất
91
nhằm giáo dục xuyên suốt cho HS trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Biện pháp 05 “Tăng cường các điều kiện hỗ trợ và công nghệ thông tin trong quá trình giáo dục TTCM địa phương” khi thực hiện sẽ hỗ trợ rất tốt việc thực hiện đạt hiệu quả cao các biện pháp khác. Biện pháp 06 “Kiểm tra, đánh giá, xử lý trong hoạt động giáo dục TTCM địa phương cho HS” là biện pháp tạo động lực thúc đẩy cho việc phấn đấu rèn luyện của các tập thể và cá nhân.
Các biện pháp nêu trên có sự tác động qua lại, bổ trợ lẫn nhau. Nếu thực hiện tốt sẽ tác động tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức HS.