Cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 25)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.Cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương

cho học sinh trường trung học phổ thông

1.3.1. Vai trò của hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trường trung học phổ thông

Giáo dục TTCM cho HS là một nhiệm vụ rất quan trọng. Công tác giáo dục truyền thống là một phần không thể thiếu để hình thành và phát triển đạo đức, nhân cách của HS. Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh ngày càng phải được coi trọng. Thanh niên, học sinh là cội nguồn sức sống của dân tộc. Trong bản Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Chính vì vậy, giáo dục truyền thống cho thanh niên, học sinh, sinh viên trước hết giúp cho thế hệ trẻ nhận thức đầy đủ sâu sắc về lịch sử dân tộc, thấy được những giá trị truyền thống, ý thức cội nguồn dân tộc, hiểu được những đức tính, phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Những hiểu biết sâu sắc về truyền thống đó sẽ giúp thanh niên, học sinh, sinh viên biết kế thừa và phát huy những truyền thống quý giá của dân tộc, đồng thời biết phê phán, đấu tranh với những quan niệm, biểu hiện đi ngược với những giá trị truyền thống của ông cha ta.

Thấy được ý nghĩa, vai trò của việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ nói chung và học sinh nói riêng, ngày 04 tháng 11 năm 2013 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định mục tiêu cụ thể: Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời…; ngày 24 tháng 3 năm 2015, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 42-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo

15

của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030”, trong đó cũng xác định: Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, quan trọng, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng [4].

Bên cạnh đó, giáo dục cho các em những TTCM của địa phương qua từng thời kì lịch sử, từng chặng đường cách mạng của ĐP mình qua từng giai đoạn bảo vệ và xây dựng quê hương, giúp các em tự hào với quá khứ hào hùng của ông cha để lại cho các em kế thừa và tiếp nối những truyền thống quý báu đó nhằm xây dựng và phát triển quê hương Hậu Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh. Ngoài ra, việc giáo dục này còn rèn luyện cho các em hiểu rõ hơn về tư tưởng, đạo đức, truyền thống cách mạng để từ đó hình thành kỹ năng chống lại cám dỗ từ tệ nạn xã hội và các thế lực thù địch, kỹ năng kiểm soát tình cảm, lý trí khi mà ngoài xã hội hiện nay đang xâm nhập trào lưu văn hóa phương Tây, ảnh hưởng đến thế hệ trẻ, thanh niên, học sinh, sinh viên thông qua các trang mạng xã hội, nhóm bạn xấu, ma túy, bạo lực học đường (báo Đời sống và Pháp luật ngày 04/04/2019 đăng vụ nữ sinh THPT bị 5 bạn lột đồ, đánh hội đồng rồi quay clip đăng trên Facebook ở “Hội chị em”) gây nên sự bức xúc lớn trong dư luận xã hội. Việc giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống cùng truyền thống CMĐP là vô cùng quan trọng trong nội dung giáo dục của nhà trường THPT để hình thành nên phẩm chất cho những chủ nhân tương lai của đất nước.

1.3.2. Mục tiêu giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trường trung học phổ thông

Mục tiêu của GD phổ thông là GD&ĐT phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là nhân cách chứa đựng đầy đủ đức tính của con người Việt Nam mới. Từ đó cho thấy quản lý mục tiêu GD TTCM ĐP cho HS là việc nhà quản lý xây dựng và tổ chức thực hiện đầy đủ mục tiêu của các hoạt động GD TTCM ĐP cho HS với cả ba yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ với mục đích trang bị cho các em những hiểu biết về các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc để GD lòng

16

yêu nước và lòng tự hào dân tộc cho các em, giúp các em có ý thức trách nhiệm hơn đối với bản thân, gia đình và xã hội.

1.3.3. Nội dung giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trường trung học phổ thông

Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo các bộ phận, cá nhân thống nhất xây dựng nội dung GD TTCM ĐP sao cho đảm bảo tính nguyên tắc, tính hệ thống nhưng cũng phải linh hoạt, sáng tạo, tùy vào điều kiện thực tế của nhà trường và ĐP.

Giáo dục TTCM ĐP cho HS bao gồm các nội dung cơ bản: - Truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm của ĐP;

- Truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường của ĐP; - Truyền thống xây dựng và bảo vệ quê hương;

- Truyền thống văn hoá ĐP qua các di sản văn hoá;

- Những tấm gương yêu nước tiêu biểu, những anh hùng liệt sĩ của ĐP; - Trách nhiệm của HS trong việc giữ gìn, bảo vệ quê hương;

- Phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội;

- Giáo dục cho HS về chủ quyền biển đảo, biên giới, toàn vẹn lãnh thổ; - Đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa bình”, phản bác các luận điệu thông tin sai trái của các thế lực thù địch.

Trong thời kì hội nhập hiện nay, cuộc sống luôn vận động và phát triển, tâm lý HS THPT luôn thay đổi do sự tác động của xã hội và hoàn cảnh sống. Thực tế đó đòi hỏi nội dung GD TTCM ĐP cho HS phải luôn được cập nhật hóa, mang tính thiết thực và hữu ích. Tính thực tiễn của nội dung GD TTCM ĐP cho HS phải được tăng cường thường xuyên, giúp HS có thêm nhiều kiến thức để vận dụng vào cuộc sống.

Phải cho HS tiếp cận với sự thật, có thái độ phê phán khách quan, trung thực, biết phân biệt bản chất của vấn đề, phải gắn việc GD lý tưởng cách mạng với các cuộc vận động thanh niên HS tham gia học tập quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; GD ý thức tham gia bảo vệ Tổ quốc, nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng của các em; kiên quyết đấu tranh chống mọi âm

17

mưu và hành động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Ngày nay, chúng ta càng hội nhập vào cuộc sống hiện đại, càng hội nhập với khu vực và thế giới thì trách nhiệm của những nhà quản lý GD, các thầy cô giáo là hết sức nặng nề giúp cho thanh niên HS phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa ĐP. Có như vậy chúng ta mới khẳng định được mình trong thời kì hội nhập. Đồng thời tăng cường GD ý chí tự lực, tự cường, biết kế thừa, phát huy truyền thống cha ông, có lòng nhiệt huyết cách mạng phấn đấu xây dựng quê hương.

Tóm lại, các giá trị TTCM ĐP phải là nội dung GD xuyên suốt trong quá trình giảng dạy tất cả các bộ môn. Đặc biệt là đối với các môn học khoa học xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GD công dân có thể tích hợp nội dung GD TTCM ĐP cho HS trong từng bài học, môn học hoặc tích hợp GD TTCM ĐP cho HS theo cách vận dụng GD liên môn. Đối với các hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp không chỉ có ý nghĩa là bồi dưỡng, mở rộng và khắc sâu tri thức mà còn là phương pháp tốt nhất, hình thành động cơ và hứng thú học tập. Thực hiện tốt GD TTCM ĐP cho HS, biến nó thành vốn quý của mỗi HS, để vượt qua mọi thử thách, tận dụng thời cơ thực hiện tốt nhiệm vụ cơ bản của GD là đào tạo thanh niên Việt Nam tiếp nối cha anh giữ gìn nền độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

1.3.4. Hình thức giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trường trung học phổ thông

Trong quá trình hoạt động, BGH nhà trường phải chú ý tổ chức các hoạt động GD phù hợp với điều kiện thực tiễn của ĐP, điều kiện của nhà trường, phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS cấp THPT. Hình thức GD TTCM ĐP cho HS là kết hợp chặt chẽ ba môi trường GD: gia đình - nhà trường - xã hội để thông qua đó làm cho quá trình GD gắn với quá trình tự GD của HS và từ đó nâng cao nhận thức về TTCM. Ngoài ra, để tránh sự nhàm chán cho HS, BGH nhà trường luôn coi trọng việc đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tuyên truyền kết hợp với tổ chức các hoạt động tham quan các di tích lịch sử cách mạng; tổ chức các trò chơi dân gian nhằm khơi dậy TTCM cho HS.

18

1.3.4.1. Giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh thông qua các môn học khoa học xã hội ở trường trung học phổ thông

Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam,… bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam”.

Bộ GD&ĐT đã thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, quan tâm sâu sắc đến công tác giáo dục TTCM cho HS. Bộ đã chỉ đạo các Sở GD&ĐT biên soạn các tài liệu địa phương nhằm giáo dục TTCM cho HS qua các môn học: giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý, văn học, … Tất cả các môn học này ngoài việc cung cấp kiến thức cho HS thì thông qua đó phải coi trọng và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục TTCM cho HS.Giữa các môn phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau, biện chứng với nhau hoặc tích hợp với nhau nhằm hướng tới mục đích chung cuối cùng là giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho HS. Bên cạnh đó, với các hoạt động hướng về cội nguồn, dâng hương các anh hùng liệt sĩ, thắp nến tri ân, thăm và tặng quà cho Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh, liệt sĩ, người nghèo, neo đơn hoặc thông qua các hội thao, hội trại, gặp gỡ nhân chứng sống qua các thời kỳ cách mạng giúp cho các em có nhiều trải nghiệm thú vị, hấp dẫn với các nội dung giáo dục được lĩnh hội.

1.3.4.2. Giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động ngoại khoá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài chương trình chính khóa ở các môn học, GD TTCM ĐP cho HS được thông qua các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp được tổ chức theo chủ đề từng tháng trong năm học do Bộ GD&ĐT biên soạn. Thông qua các buổi ngoại khóa này, HS được nâng cao nhận thức về giá trị TTCM của dân tộc ta và trách nhiệm của mỗi HS trong giai đoạn hiện nay, hoạt động theo chủ đề tháng như sau:

19

Trong năm học: 18 tiết

Chủ đề hoạt động tháng 9

Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Nội dung lồng ghép: Giáo dục an toàn giao thông.

2 tiết

Chủ đề hoạt động tháng 10

Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình. Nội dung lồng ghép: Hoạt động hưởng ứng phong trào

“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”;

2 tiết

Chủ đề hoạt động tháng 11

Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo.

Nội dung lồng ghép: giới thiệu về trường và truyền thống, văn hóa nhà trường

2 tiết

Chủ đề hoạt động tháng 12

Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nội dung lồng ghép: Giáo dục phòng chống HIV/AIDS,

ma tuý và các tệ nạn xã hội;

2 tiết

Chủ đề hoạt động tháng 1

Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Nội dung lồng ghép: gìn giữ và phát huy truyền thống, văn

hóa nhà trường

2 tiết

Chủ đề hoạt động

tháng 2 Thanh niên với lý tưởng cách mạng 2 tiết

Chủ đề hoạt động tháng 3

Thanh niên với vấn đề lập nghiệp

Nội dung lồng ghép: Hoạt động giáo dục phục vụ nhiệm vụ chính trị xã hội của địa phương, đất nước.

2 tiết

Chủ đề hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tháng 4 Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác 2 tiết Chủ đề hoạt động

tháng 5 Thanh niên với Bác Hồ 2 tiết

20

Ngoài ra nhà trường còn tổ chức cuộc thi tìm hiểu, các buổi hội diễn văn nghệ về chủ đề TTCM với các nội dung ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi Đoàn, ca ngợi quê hương đất nước,... nhân các ngày kỷ niệm, lễ lớn trong năm như 20/11, 22/12, 3/2, 19/5, 30/4… Hàng năm các em HS được tham gia hội trại thành lập Đoàn, mừng Đảng, mừng xuân, tham gia vào các phong trào giao lưu hội trại tòng quân, các nhân chứng lịch sử, cán bộ lão thành cách mạng, anh hùng lực lượng vũ trang, cựu chiến binh về trường kể chuyện về những sự kiện cách mạng vào những thời điểm có ý nghĩa lịch sử, chính trị. Sau đó cho các em viết bài thu hoạch và phát biểu suy nghĩ của mình. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về TTCM ĐP cho HS như hái hoa dân chủ để sinh hoạt trong giờ chào cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua các hệ thống câu hỏi về các sự kiện lịch sử, cách mạng tiêu biểu, về các di tích lịch sử, tấm gương các anh hùng liệt sĩ. Tổ chức cho các em tham quan các di tích TTCM, thi sưu tầm các tài liệu, hình ảnh, quay phim tìm hiểu về các di tích lịch sử, di tích tội ác của giặc để làm báo tường, báo ảnh về chủ đề TTCM. Hoặc tham gia hội diễn cấp thành phố, cấp tỉnh do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức nhân các ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước, của ngành.

Thông qua các hoạt động thiết thực này, giúp các em nâng cao lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, biết ơn Đảng, Bác Hồ, biết ơn những chiến sĩ cách mạng đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Do vậy để biết ơn những người đi trước, thế hệ trẻ hôm nay phải ra sức học tập, trau dồi đạo đức lối sống, sống có lý tưởng cách mạng, biết cống hiến và trưởng thành vì tương lai tươi sáng của dân tộc.

Các hình thức tổ chức GD TTCM ĐP có thể được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo sao cho phù hợp với điều kiện nhà trường và ĐP thông qua các hình thức khác nhau.

1.3.5. Phương pháp giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trung học phổ thông

Trong việc quản lý phương pháp GD TTCM ĐP cho HS đòi hỏi phải vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật. Người quản lý phải nắm vững đối tượng quản

21

lý đó là đội ngũ GV trực tiếp GD TTCM ĐP cho HS và đối tượng HS. Nhà quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 25)