Thực trạng tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục địa phương cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 72 - 75)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục địa phương cho học

học sinh trường trung học phổ thông ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Tổ chức, chỉ đạo thực hiện là một chức năng của công tác quản lý trong nhà trường. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch là có sự theo dõi, giám sát công việc, đôn đốc, nhắc nhở giúp cho các bộ phận và hoạt động của nhà trường diễn ra đúng kế hoạch tập hợp các lực lượng giáo dục trong tổ chức và phối hợp tối ưu với nhau. Chỉ đạo là quá trình liên kết, phối hợp giữa các thành viên trong tổ chức, nhằm huy động, hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động đúng hướng, đúng kế hoạch và đạt mục tiêu đề ra.

Nhằm đánh giá đúng thực trạng về việc tổ chức, chỉ đạo giáo TTCM địa phương cho HS đã được triển khai trong quá trình giáo dục các trường THPT ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 11 cán bộ quản lý; 40 giáo viên bộ môn và giáo viên làm công tác Đoàn trong trường học. Kết quả thu được ở Bảng 2.10.

Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh

T T

Quản lý

về việc tổ chức, chỉ đạo

Cán bộ quản lý Giáo viên

ĐTB H ĐTB H

1 Ban Chỉ đạo hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp 2,32 3 2,30 3

2 Hiệu trưởng 2,43 2 2,27 5

3 Phó hiệu trưởng 2,02 8 1,80 8

4 Bí thư Đoàn TNCS HCM 3,09 1 2,61 2

5 Tổ trưởng bộ môn Lịch Sử 2,21 6 2,30 3

6 Giáo viên bộ môn Lịch Sử 2,25 5 2,27 5

7 Giáo viên chủ nhiệm lớp 2,29 4 2,64 1

8 Tổ chức và cá nhân khác 2,17 7 2,16 7

62

Kết quả khảo sát nhận thấy hiệu trưởng các trường THPT hầu hết giao cho ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp (ĐTB= 2.32); Bí thư đoàn trường (ĐTB = 3.09); Phó hiệu trưởng (ĐTB = 2.02); còn các bộ phận khác thì tương đối thấp. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chung và hiệu trưởng cũng chưa phân công cho tổ chức hay cá nhân nào trong việc GD TTCM ĐP cho HS và phải chịu trách nhiệm về việc này. Vì thế, với kết quả như trên, một lần nữa cho thấy rõ rằng hiệu trưởng các trường THPT chưa thực sự chú trọng nhiều đến hoạt động GDTTCM cho HS.

Khi phỏng vấn một số GV làm công tác đoàn, GVCN về công tác chỉ đạo việc phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội, phụ huynh HS trong công tác GDTTCM cho HS thì được biết vào đầu năm học, BGH nhà trường chỉ đạo Đoàn trường, GVCN phối hợp với phụ huynh HS và chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác huy động HS ra lớp, công tác duy trì sĩ số và giáo dục Luật giao thông cho HS chứ chưa thực sự chú trọng đến công tác phối hợp để GDTTCM cho HS. Bên cạnh đó, có phối hợp để tổ chức đưa HS về nguồn và tham dự các ngày Lễ lớn trong năm như: ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12,… nên công tác tuyên truyền, GDTTCM cho HS chưa đi vào chiều sâu. Chúng tôi tiến hành khảo sát 11 cán bộ quản lý và 40 giáo viên về việc đánh giá các nội dung tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục TTCM ĐP cho HS đã làm tốt trong những năm qua. Kết quả thu được ở Bảng 2.11.

63

Bảng 2.11. Đánh giá các nội dung tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục TTCM địa phương cho HS đã làm tốt trong những năm qua

T

T Nội dung

Cán bộ quản lý Giáo viên

ĐTB H ĐTB H

1 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục TTCM ĐP cả năm trong toàn trường

2,47 6 2,43 3

2

Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức cho các lực lượng tham gia giáo dục TTCM địa phương

2,78 3 2,77 2

3 Chỉ đạo các bộ phận phối hợp thực hiện các nhiệm vụ giáo dục TTCM địa phương cho HS

2,61 4 1,95 8

4 Chỉ đạo giáo dục TTCM địa phương thông qua các bài giảng trên lớp

2,33 8 2,27 5

5 Chỉ đạo giáo dục TTCM địa phương thông qua hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

2,41 7 2,30 4

6 Chỉ đạo giáo dục TTCM địa phương thông qua các đợt thi đua theo các chủ đề lớn

2,53 5 2,12 7

7 Chỉ đạo giáo dục TTCM địa phương thông qua tiết sinh hoạt lớp, HĐ NGLL

2,81 2 2,26 6

8 Chỉ đạo giáo dục TTCM địa phương thông qua hoạt động chào cờ hàng tháng

2,92 1 2,83 1

Điểm trung bình chung 2,60 2,36

Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá về thực trạng về tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục TTCM địa phương ở các trường THPT của thành phố Vị Thanh cho thấy lãnh đạo ở các trường chỉ đạo tương đối tốt với các nội dung đã nêu trên. Tuy nhiên, còn một số nội dung chưa đạt yêu cầu đề ra.

64

Một số trường chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của việc GD TTCM ĐP, trong chỉ đạo chưa cụ thể, thiếu tập trung, kế hoạch triển khai chậm, nội dung còn chung chung, lồng ghép chỉ đạo GD TTCM ĐP thông qua hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, chỉ đạo GD TTCM ĐP thông qua hoạt động các đợt thi đua theo các chủ đề lớn, chỉ đạo GD TTCM ĐP thông qua nội dung GD ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm tháng.

Việc bồi dưỡng về công tác GD TTCM ĐP cho giáo viên chưa được triển khai, chính vì lẽ đó mà nội dung này chưa được thực hiện tốt. Công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình để giáo dục các em trong công tác này cũng không có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh các trường trung học phổ thông ở thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)