Nộidung giáo dục truyền thống cách mạng địa phươngcho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng đp cho học sinh trung học phổ thông thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 26 - 32)

8. Cấu trúc của đề tài

1.3.3. Nộidung giáo dục truyền thống cách mạng địa phươngcho học sinh

sinh trung học phổ thông

Mục tiêu của GD phổ thông là GD và đào tạo phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là nhân cách chứa đựng đầy đủ đức tính của con người Việt Nam mới. Vì vậy mà GD TTCM ĐP là một phần không thể thiếu trong GD HS THPT nhằm giúp cho các em khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tha thiết với nền độc lập của Tổ quốc, biết kế thừa và phát huy TTCM của cha anh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu GD TTCM ĐP cho HS là việc nhà quản lý xây dựng và tổ chức thực hiện đầy đủ mục tiêu của các hoạt động GD TTCM ĐP cho HS với cả ba yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ, cụ thể như sau:

- Trang bị cho các em những hiểu biết về các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung và truyền thống cách mạng địa phương nói riêng.

- Từ đó, các em kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống cách mạng địa phương.

- Hình thành cảm xúc của học sinh về truyền thống cách mạng địa phương, lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc, giúp các em có ý thức trách nhiệm hơn đối với bản thân, gia đình và xã hội.

1.3.3. Nội dung giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trung học phổ thông sinh trung học phổ thông

Giáo dục TTCM ĐP cho HS về cơ bản cần bám sát thực tiễn về lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự lực, tự cường của dân tộc, có lý tưởng XHCN, niềm tin vững chắc vào sự nghiệp CM mà Đảng lãnh đạo. Tổ chức thực hiện tốt chương trình giáo dục lịch sử địa phương ở các trường THPT TP Cà Mau tỉnh Cà Mau. Tiến

tới thực hiện CTGD những vấn đề cơ bản có hệ thống về lịch sử Đảng cho đoàn viên , thanh niên. Tổ chức tốt các ngày kỷ niệm lớn phù hợp với nội dung ngày kỷ niệm và yêu cầu giáo dục TT CMĐP cho HS.

Quyết định số 410/QĐ-BGDDT, ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1501/QĐ-TTG ngày 28/8/2015 của thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” của ngành giáo dục. Trên cơ sở đó, các bộ phận, cá nhân thống nhất xây dựng nội dung GD TTCM ĐP sao cho đảm bảo tính nguyên tắc, tính hệ thống nhưng cũng phải linh hoạt, sáng tạo, tùy vào điều kiện thực tế của nhà trường và ĐP. Cụ thể như sau:

- Vùng đất, con người, truyền thống đấu tranh của nhân dân địa phương: GD tin thần đoàn kết, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ quê hương.

- Các di sản văn hóa, di tích lịch sử: những nơi ghi dấu chiến công oanh liệt, tưởng nhớ sự hy sinh của những anh hùng liệt sỹ, những tấm gương yêu nước, những anh hùng liệt sỹ tiêu biểu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Chống Mĩ.

- Những thành tựu sau giải phóng đến nay: gương người tốt việc tốt trên các lĩnh vực đời sống. Truyền thống xây dựng và bảo vệ quê hương. Giáo dục cho HS về chủ quyền biển đảo, biên giới, toàn vẹn lãnh thổ; đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa bình”, phản bác các luận điệu thông tin sai trái của các thế lực thù địch.

Trong thời kì hội nhập hiện nay, cuộc sống luôn vận động và phát triển, tâm lý HS THPT luôn thay đổi do sự tác động của xã hội, hoàn cảnh sống. Thực tế đó đòi hỏi nội dung GD TTCM ĐP cho HS phải luôn được cập nhật hóa, mang tính thiết thực và hữu ích. Tính thực tiễn của nội dung GD TTCM ĐP cho HS phải được tăng cường thường xuyên, làm cho kiến thức tiếp thu được của HS trong nhà trường luôn luôn gắn liền với cuộc sống. Phải cho HS

tiếp cận với sự thật, có thái độ phê phán khách quan, trung thực, biết phân biệt bản chất của vấn đề, phải gắn việc GD lý tưởng cách mạng với các cuộc vận động thanh niên HS tham gia học tập quán triệt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; GD ý thức tham gia bảo vệ Tổ quốc, nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng của các em; kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu và hành động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Ngày nay, chúng ta càng hội nhập vào cuộc sống hiện đại, càng hội nhập với khu vực và thế giới thì trách nhiệm của những nhà quản lý GD, các thầy cô giáo càng phải làm cho thanh niên HS phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa ĐP. Có như vậy chúng ta mới khẳng định được mình trong thời kì hội nhập. Đồng thời tăng cường GD ý chí tự lực, tự cường, biết kế thừa, phát huy truyền thống cha ông, có lòng nhiệt huyết cách mạng phấn đấu xây dựng quê hương. Tóm lại các giá trị TTCM ĐP phải là nội dung GD xuyên suốt trong quá trình giảng dạy tất cả các bộ môn, đặc biệt là đối với các môn học khoa học xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GD công dân có thể tích hợp nội dung GD TTCM ĐP cho HS trong từng bài học, môn học hoặc tích hợp GD TTCM ĐP cho HS theo cách vận dụng GD liên môn. Đối với các hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp không chỉ có ý nghĩa là bồi dưỡng, mở rộng và khắc sâu tri thức mà còn là phương pháp tốt nhất, hình thành động cơ và hứng thú học tập. Thực hiện tốt GD TTCM ĐP cho HS, biến nó thành vốn quý của mỗi HS, từng gia đình, sức mạnh của từng ĐP và cả nước để vượt qua mọi thử thách, tận dụng thời cơ thực hiện tốt nhiệm vụ cơ bản của GD là đào tạo thanh niên Việt Nam tiếp nối cha anh giữ gìn nền độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

1.3.4. Phương pháp giáo dục truyền thống cách mạng cho học sinh trung học phổ thông

Trong việc quản lí phương pháp GD TTCM ĐP cho HS đòi hỏi phải vừa có tính khoa học, vừa có tính nghệ thuật. Người quản lí phải nắm vững đối

tượng quản lý đó là đội ngũ GV trực tiếp GD TTCM ĐP cho HS và đối tượng HS. Nhà quản lý phải khéo léo, linh hoạt thường xuyên kiểm tra, cập nhật kịp thời phương pháp GD TTCM ĐP để xem xét đánh giá chính xác ưu điểm cũng như những mặt còn hạn chế của hoạt động. Trên cơ sở đó, rút ra bài học kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời các phương pháp GD TTCM ĐP cho HS một cách khoa học, linh động, sáng tạo, phát huy được tính chủ động, tích cực của các em.

Trong quá trình hoạt động GD TTCM ĐP cho HS đòi hỏi các cá nhân, bộ phận phụ trách GD phối hợp đồng bộ các biện pháp thực hiện, thường xuyên trao đổi, đánh giá rút kinh nghiệm về hiệu quả GD. Đồng thời thường xuyên tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của HS để tư vấn, hỗ trợ kịp thời cho các em và điều chỉnh phương pháp GD TTCM ĐP cho HS.

Phương pháp GD TTCM ĐP cho học sinh THPT rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả hoạt dộng GD TTCM ĐP cần sử dụng những phương pháp sau:

- Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện trao đổi trực tiếp với nhau về một câu chuyện, một vấn đề, nhằm giáo dục học sinh, hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn với mọi việc xung quanh.

- Phương pháp diễn giải: Là phương pháp giáo viên dùng lời nói để giải thích minh chứng, giúp cho HS hiểu và nắm được nội dung GD.

- Phương pháp nêu gương: Là dùng tấm gương của cá nhân hoặc tập thể để động viên, kích thích học sinh noi theo, phương pháp này có ý nghĩa to lớn trong việc GD học sinh về tình cảm và nhận thức, giúp học sinh nhận biết rõ ràng hơn về bản chất của đạo đức cách mạng.

- Phương pháp tranh luận: Đó là phương pháp hình thành cho học sinh những phán đoán, đánh giá và niềm tin dựa trên sự va chạm các ý kiến, các quan điểm khác nhau. Nhờ đó nâng cao được tính khái quát, tính vững vàng và tính mềm dẻo của các tri thức thu nhận được. Tranh luận không yêu cầu

phải đi đến giải pháp cuối cùng, những kết luận dứt khoát. Tranh luận giúp cho học sinh những cơ hội phân tích các khái niệm về các lý do bảo vệ các quan điểm, niềm tin và thuyết phục những người khác tin vào những quan điểm đó.

Trong khi tranh luận học sinh không chỉ phát biểu những ý kiến của mình mà còn phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu trong những phán đoán của người khác. Tìm và chọn các luận chứng để bác bỏ những sai lầm và khẳng định những chân lý. Tranh luận đòi hỏi những người tham gia phải dũng cảm từ bỏ những quan điểm không đúng và chấp nhận những quan điểm đúng đắn. Những vấn đề đưa ra tranh luận phải có ý nghĩa thiết yếu đối với cuộc sống của học sinh, phải thực sự làm cho họ băn khoăn suy nghĩ, xúc động và từ đó thúc đẩy họ tham gia trao đổi ý kiến. Giáo viên cũng như học sinh phải chuẩn bị chu đáo cho cuộc tranh luận. Các vấn đề tranh luận cần phân công cho học sinh chuẩn bị trước. Trong khi tranh luận cần phải đảm bảo tự do tư tưởng, giáo viên không nên can thiệp thô bạo, vội vã phê phán những quan điểm sai của học sinh, bắt họ chấp nhận những quan điểm của mình. Trái lại, cần phải tế nhị, chân thành, trầm tĩnh, biết hài hước nhưng không xúc phạm đến nhân phẩm của họ.

- Phương pháp dạy học theo tình huống: Phương pháp này là giáo viên tổ chức cho người học tự nghiên cứu, giải quyết các tình huống từ thực tiễn, qua đó người học lĩnh hội tri thức mới, hình thành,phát triển năng lực sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Phương pháp dạy học dự án: Là phương pháp giáo viên hướng dẫn người học tự thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua bài học giải quyết một tình huống gắn với thực tiễn- dự án. Qua đó, người học lĩnh hội, vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo hành động, sáng tạo.

- Phương pháp đòi hỏi sư phạm: Những đòi hỏi nhà GD đề ra cho học sinh như : Những chuẩn mực xã hội mà học sinh nhất thiết phải nắm vững,

phải thực hiện và coi nó như là phương hướng, nội dung để tự giáo dục, tự rèn luyện. Đó cũng có thể là những quy định trong điều lệ nhà trường, điều lệ Đoàn, Đội, những quy định trong sinh hoạt xã hội… Những đòi hỏi đó như là những nhiệm vụ xã hội cụ thể mà học sinh phải hoàn thành trong quá trình hoạt động.

- Phương pháp giao công việc: Là cách thức lôi cuốn học sinh vào hoạt động đa dạng của tập thể, nhờ đó, họ thu nhận được những kinh nghiệm trong quan hệ đối xử giữa người với người thông qua việc thực hiện những nghĩa vụ xã hội.

Khi giao công việc cho học sinh, cũng như học sinh thực hiện công việc được giao, cần làm cho họ ý thức được ý nghĩa xã hội của công việc để có thái độ tích cực đối với công việc đó, cần giao các công việc phù hợp với xu hướng và hứng thú của học sinh, song không chỉ những công việc ham thích đó mà trước hết là những công việc cần làm. Việc giao công việc có thể có giáo viên hoặc tập thể học sinh mà giáo viên chỉ làm nhiệm vụ gợi ý.

- Phương pháp rèn luyện: phuơng pháp rèn luyện làm cho hoạt động trở nên có ý nghĩa cá nhân với học sinh. Nhiệm vụ cơ bản của rèn luyện là đảm bảo cho học sinh thu thập được những kinh nghiệm thực tiễn và các quan hệ tập thể để hình thành những phẩm chất nhân cách. Phương pháp rèn luyện tất nhiên phải dựa vào phương pháp tập thói quen. Song điều đó không có nghĩa là việc tập luyện có tính chất máy móc theo kiểu hành vi chủ nghĩa. Cái chủ yếu trong rèn luyện là rèn luyện động cơ, rèn luyện ý chí. Cơ sở rèn luyện là hoàn cảnh sống mà nhà giáo dục tổ chức và đưa học sinh vào đó nhằm tạo điều kiện cho họ có cơ hội lựa chọn và thực hiện những hành động đúng, chuẩn mực và quy tắc ứng xử trong các tình huống khác nhau. Vì vậy, đời sống tập thể và hoạt động tập thể, đặc biệt là hoạt động lao động, công tác xã hội, thông qua việc giao nhiệm vụ, giao công việc, chế độ trách nhiệm là phương tiện thực hiện rèn luyện cho học sinh.

- Phương pháp tạo tình huống giáo dục: Là phương pháp mà nhà giáo dục phát hiện ra những tình huống trong đời sống và trong hoạt động tập thể của học sinh hoặc tự mình tạo ra những hoàn cảnh có khả năng gây cho học sinh những tâm trạng, tình cảm, động cơ và hành vi cần thiết để tiến hành giáo dục.

Về thực chất đó là những tình huống của sự lựa chọn tự do, ở trong tình huống đó, học sinh nhất thiết phải lựa chọn một giải pháp nhất định trong các giải pháp khác nhau. Các tình huống giáo dục có thể được tạo ra trong bất cứ loại hình hoạt động nào của học sinh: Vui chơi, học tập, lao động, công tác xã hội, văn nghệ…

Phương pháp GDTTCM ĐP cho HS còn là cách thức tác động của người quản lý, của giáo viên đến HS những nội dung yêu cầu cần truyền tải giúp cho HS nhận thức sâu sắc về sự hy sinh mất mát của cha anh trong sự nghiệp gìn giữ và bảo vệ Tổ quốc. Từ đó có thái độ đúng đắn hơn trong học tập để trở thành những người kế thừa và chăm lo cho sự nghiệp CM của nước nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng đp cho học sinh trung học phổ thông thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)