Tăng cường các điều kiện hỗ trợ và công nghệ thông tin trong quá trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng đp cho học sinh trung học phổ thông thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 108 - 112)

8. Cấu trúc của đề tài

3.2.5.Tăng cường các điều kiện hỗ trợ và công nghệ thông tin trong quá trình

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

HỌC SINH

NHÀ TRƯỜNG

XÃ HỘI GIA ĐÌNH

Ngày nay, việc “dạy học bằng vi tính”, “bằng đa phương tiện”, hay gọi là “ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học” đã và đang được áp dụng rộng khắp. Nhiều giáo viên rất hào hứng với đổi mới phương pháp dạy học bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là giáo viên trẻ. Các giờ học nói chung và các hoạt động giáo truyền thống cách mạng nói riêng sẽ sinh động hơn, thu hút hơn và đạt hiệu quả mong muốn.

Tuy nhiên, việc áp dụng dạy học bằng CNTT không dễ dàng gì với nhiều trường có điều kiện CSVC thiếu thốn.Tăng cường các điều kiện hỗ trợ là tạo sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy hoạt động GD phát triển; Đáp ứng yêu cầu về CSVC, thiết bị, kinh phí để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động GD phát triển đúng hướng, đạt chất lượng và hiệu quả như mục tiêu đề ra. Trong những năm gần đây, CNTT phát triển rất nhanh, cùng với sự đổi mới của GD đã trở thành xu thế toàn cầu. Từ sự kết hợp đó tạo ra nhiều bước tiến trong lĩnh vực điện tử- viễn thông, tin học và công nghệ thông tin.CNTT tuy đã được ứng dụng trong công tác giảng dạy, quản lý, học tập.Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường còn rất hạn chế.Đồng thời thực hiện chế độ thi đua khen thưởng trong công tác GD TTCM ĐP cho HS sẽ động viên tinh thần và vật chất cho cán bộ, GV, nhân viên, đó là động lực quan trọng giúp cho mọi tổ chức và cá nhân tích cực và hăng hái tham gia hoạt động.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác GD TTCM ĐP cho HS THPT sẽ thúc đẩy đổi mới công tác GD toàn diện cũng như công tác GD TTCM ĐP cho HS, thu hút HS tham gia, phát huy được tính tích cực của các em.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả công tác GD TTCM ĐP cho HS THPT, ngoài việc chuẩn bị tốt về tư tưởng, về tinh thần, về ý thức, về thái độ và trách nhiệm, hiệu trưởng cần phải chuẩn bị các điều kiện về vật chất như các phương tiện thiết bị, nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của nhà trường, đặc biệt trong công tác quản lý nhà trường: Việc quản lý quá trình GD toàn diện nói chung, GD TTCM ĐP cho HS nói riêng; Khai thác và sử dụng các phần mềm hiện đại để phục vụ cho công tác quản lý và GD TTCM ĐP cho HS, giúp cho quá trình GD TTCM ĐP cho HS THPT đạt hiệu quả cao.

3.2.53. Cách thực hiện biện pháp

Tăng cường CSVC trong trường: BGH căn cứ thực trạng CSVC, kinh phí và căn cứ nhu cầu sử dụng các loại phương tiện, huy động thêm các nguồn kinh phí để xây dựng kế hoạch đầu tư trang bị CSVC, phương tiện thiết bị phục vụ hoạt động GD TTCM ĐP cho HS bằng mọi nguồn lực như từ nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước, từ sự hỗ trợ của ĐP, của các tổ chức xã hội, từ sự chung sức của CMHS,...theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Ban giám hiệu phải năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Có tầm nhìn chiến lược về xây dựng, tăng cường CSVC phục vụ trước mắt và lâu dài cho hoạt động GD TTCM ĐP cho HS trên cơ sở phát huy nội lực từ nhà trường là chính, bên cạnh cần phải linh hoạt vận dụng tốt cơ chế nhà nước và cộng đồng cùng làm, xã hội hoá CSVC, xã hội hoá GD. Kêu gọi sự hỗ trợ về tài chính của Ban đại diện CMHS và các ban ngành, đoàn thể để phục vụ cho hoạt động xây dựng mua sắm bổ sung, sửa chữa nhằm đảm bảo cơ bản cho các hoạt động GD TTCM ĐP cho HS, đặc biệt ưu tiên các trang thiết bị cho sinh hoạt tập thể, đó là: Hội trường, hệ thống loa đài, biểu bảng, thư viện, phòng đọc, máy chiếu để tuyên truyền, GD đạo đức cho toàn trường. Bổ sung nguồn sách phục vụ cho công tác GD TTCM ĐP cho HS đểtrang bị cho thư viện nhà trường. Đối với phòng truyền thống, BGH nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên, Công đoàn tăng cường công tác nghiên

cứu, sưu tàm tài liệu, hình ảnh về lịch sử phát triển của nhà trường qua các thời kỳ.Các hình ảnh tiêu biểu về các tấm gương đạo đức, thành tích hoạt động học tập và GD của HS nhà trường.

Nâng cao hiệu quả vận động các tổ chức chính trị xã hội ở ĐP, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, mạnh thường quân, ban đại diện CMHS để hỗ trợ, tài trợ kinh phí nhằm tăng cường CSVC cũng như tăng kinh phí tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tham quan, tìm hiểu thực tế truyền thống ĐP, dân tộc, các di tích lịch sử văn hóa trong tỉnh Cà Mau. Liên hệ phòng văn hóa thông tin, hội khoa học lịch sử thành Phố Cà Mau để mượn tranh ảnh, tài liệu...GD TTCM ĐP cho HS.

Các nhà trường cần tập trung chỉ đạo tốt việc dạy và học môn Tin học theo chương trình chính khoá, chú trọng việc thực hành trên máy tính của HS, giúp các em biết khai thác mạng Internet để tìm kiếm các thông tin bổ ích về TTCM ĐP.

Khai thác và sử dụng tốt sổ liên lạc điện tử, hệ thống tin nhắn qua mạng; phần mềm xếp thời khoá biểu để bố trí thời khoá biểu một cách họp lý nhất, đặc biệt ưu tiên cho GVCN để họ có nhiều thời gian dành cho việc GD HS.

Thiết kế Website riêng của trường, phân công GV Tin học quản lý và khai thác Website này đế quảng bá hình ảnh của nhà trường, nâng cao hiệu quả GD truyền thống; thiết kế phần mềm quản lý nhà trường, trong đó có Modun về GD TTCM ĐP cho HS THPT.

Một số nội dung, hình thức GD TTCM ĐP cho HS THPT sẽ được thực hiện tốt hơn nhờ có ứng dụng công nghệ thông tin như:

- Sử dụng phần mềm Power Point để trình chiếu các nội dung GD TTCM ĐP cho HS THPT trong các hoạt động NGLL.

- Thiết kế Game show cho HS khi thamgia GD TTCM ĐP. - Sử dụng công cụ Padled để thảo luận nhóm trực tuyến.

- Sử dụng trang Website của nhà trường để phụ huynh và HS có thể cập nhật thông tin về chưcmg trình, thời gian cách thức giáo dục TTCM địa phương của nhà trường.

- Lập diễn đàn trên mạng hoặc sử dụng mạng xã hội Febook, Zalo... để tuyên truyền GD cho HS truyền thống cách mạng anh hùng của ĐP, tổ chức cho học sinh thảo luận về các vấn đề về TTCM, TTCM địa phương, qua đó nắm bắt tư tưởng và nguyện vọng của các em;

Thường xuyên kiểm tra định kỳ, đột xuất việc quản lý sử dụng CSVC trang thiết bị, tài sản, kinh phí phục vụ cho hoạt động quản lý công tác GD đạo đức cho thầy cô giáo đạt hiệu quả. Ngăn chặn kịp thời việc sử dụng CSVC, trang thiết bị, nguồn kinh phí không đúng mục đích, không hiệu quả.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Tăng cường các điều kiện hỗ trợ và công nghệ thông tin trong quá trình GD TTCM ĐP cần bảo đảm điều kiện: Thường xuyên theo dỏi, nắm bắt kịp thời các điều kiện về vật chất như các phương tiện thiết bị, nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động, để từ đó, có kế hoạch xây dựng CSVC, mua sắm, tu bổ trang thiết bị thiết; Cân đối, bố trí nguồn kinh phí hiện có để hỗ trợ cho hoạt động; Tận dụng mọi điều kiện, mọi cơ hội tạo ra sức mạnh tổng hợp từ nhiều phía nhằm đa dạng hóa các loại hình, đa phương hóa các nguồn lực phục vụ cho hoạt động; Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kiến thức tin học cho cán bộ, GV, HS; Chỉ đạo việc dạy và học môn tin học chính khóa đạt hiệu quả; Thiết kế Website riêng của trường; Khai thác và sử dụng tốt các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ trong quản lý và hoạt động GD.

3.2.6. Kiểm tra, đánh giá, xử lý trong hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng đp cho học sinh trung học phổ thông thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 108 - 112)