8. Cấu trúc của đề tài
1.5.3. Các yếu tố chủ quan
1.5.3.1. Các yếu tốt ảnh hưởng từ nhà trường, gia đình và xã hội.
Để đạt được mục tiêu giáo dục TTCM ĐP cho HS THPT thì cần phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường GD đó là: Gia đình, nhà trường và xã hội.Sự thống nhất giữa ba lực lượng trên được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau. Giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về TTCM ĐP. Hiểu được đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để từ đó có mục tiêu trong cuộc sống có lý tưởng XHCN. Sự phối hợp phải đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong hoạt động GD về cùng một hướng, một mục đích tạo nên sức mạnh, thúc đẩy quá trình GDTTCM ĐP được tốt hơn, Nếu sống trong một gia đình văn minh, xã hội lành mạnh, cộng đồng dân cư có văn hóa là điều kiện thuận lợi nhất để GDTTCM ĐP cho HS. Thông qua BĐD CMHS nhà trường tuyên truyền giúp gia đình thấy được trách nhiệm của mình trong việc phối hợp với thầy cô giáo về công tác GDTTCM ĐP cho HS.
Nhà trường cùng gia đình thống nhất các biện pháp, hình thức tổ chức sao cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với hoàn cảnh gia đình trong việc GD TTCM ĐP. CMHS phải thường xuyên liên hệ với thầy cô giáo để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình. Thông báo với nhà trường tình hình học tập, rèn luyện của HS ở gia đình. Nhà trường luôn giữ vai trò quan trọng và chủ động trong GD con người nói chung và GDTTCMĐP nói riêng, những nội dung GD phải gắn liền với thực tế, thường
xuyên phát động phong trào thi đua “ Người tốt việc tốt” , xây dựng và GD TTCMĐP, TT văn hóa tốt đẹp của dân tộc, nhà trường cần kiến tạo môi trường sư phạm trong sạch lành mạnh, đội ngũ cán bộ vừa hồng, vừa chuyên. Tóm lại nếu nhà trường biết phối hợp các lực lượng trên một cách nhịp nhàng thì sẽ góp phần GD một thế hệ trẻ hữu ích cho xã hội.
1.5.3.2. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là hệ thống các phương tiện vật chất được sử dụng để phục vụ cho GD TTCMĐP cho HS. Đây là một trong những thành tố cấu thành quá trình dạy học và GD là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Nhà trường cần có kế hoạch quản lý, sữa chữa, mua sắm bổ sung trang thiết bị để hỗ trợ cho công tác giảng dạy. Trang thiết bị hiện đại phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động GD. Vì vậy một trong những nội dung của việc quản lý công tác GD TTCMĐP cho HS là phải thường xuyên có kế hoạch, bố trí, sắp xếp, biết huy động các nguồn lực tài chính để tăng cường CSVC, phương tiện dạy học phục vụ cho công tác GD TTCM ĐP cho HS ngày càng được tốt hơn.
1.5.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng từ bản thân học sinh
Ở lứa tuổi học sinh THPT có nhiều thay đổi về tâm sinh lý muốn được mọi người nhìn nhận mình là người trưởng thành, là tuổi có ý thức và có nhu cầu tự giáo dục. Sự hình thành nhân cách của mỗi con người là một quá trình phức tạp lâu dài cũng phải trải qua bao khó khăn, gian truân trong cuộc sống thì mới thành công trong đó công tác GD TTCMĐP cũng góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành nhân cách cho HS. Đây là yếu tố ảnh hưởng việc quản lý hoạt động GD truyền thống cách mạng địa phương cho HS ở các trường THPT TP Cà Mau tỉnh Cà Mau. Trong quá trình hình thành nhân cách, HS cần phải tự học, tự rèn luyện, tu dưỡng GD bản thân. Vì vậy HS từ chỗ là đối tượng của GD dần dần thành chủ thể GD tu dưỡng, rèn luyện để tự hoàn thiện chính bản thân mình. Ban giám hiệu các trường phải xây dựng chương
trình GD TTCM ĐP phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, vận dụng linh hoạt các phương pháp GD, phát huy khả năng tự ý thức, tự GD của HS một cách đúng đắn nhằm đạt mục tiêu cho HS ở các trường THPT TP Cà Mau tỉnh Cà Mau.
Tiểu kết chương 1
Có thể thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục TTCM dân tộc nói chung và giáo dục TTCM ĐP nói riêng. Để hoạt động GD TTCM ĐP cho HS được thực hiện hiệu quả, ngoài nhận thức lý luận thì đòi hỏi các nhà quản lý GD phải nắm được thực trạng và xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động GD TTCM ĐP cho HS trong cả năm học; phải quán triệt cho cán bộ quản lý, GV, nhân viên về các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về GD TTCM ĐP cho HS THPT. Trên cơ sở đó, các cá nhân và bộ phận phụ trách thống nhất lựa chọn nội dung, hình thức GD TTCM ĐP cho HS sao cho đảm bảo mục tiêu đề ra đồng thời trang bị cho các em những hiểu biết về các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc để GD lòng yêu nước, giúp các em có ý thức trách nhiệm hơn đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Giáo dục truyền thống cách mạng cho HS trung học phổ thông giúp cho các em hiểu biết về giá trị truyền thống dân tộc ĐP qua đó có ý thức giữ gìn và phát triển nó ở cuộc sống hiện đại, giúp các em nêu cao tinh thần dân tộc, từ đó chuyển hóa những kiến thức, hiểu biết về các giá trị truyền thống tốt đẹp thành thực tiễn. Trong thời kỳ hội nhập văn hóa nước ngoài đã làm phong phú, đa dạng thêm văn hóa nước nhà đồng thời cũng góp phần xây dựng nên văn hóa Việt Nam tiên tiến hiện đại. Tuy nhiên cũng có nhiều thử thách đặt ra đối với nền văn hóa Việt Nam và đối với HS THPT TP Cà Mau phải đối mặt với thực tế đầy khó khăn và phức tạp. Vì vậy mà vấn đề GD TTCMĐP ở các trường THPT là việc làm hết sức cần thiết và mang tính cấp bách, nó có vai trò to lớn trong việc giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc và sự tiếp
bước của thế hệ cha anh trong xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Để có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc quản lý hoạt động GD TTCM ĐP cho HS THPT thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau, cần thiết phải khảo sát và phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động GD TTCM ĐP trong thời gian qua.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG ĐỊA PHƯƠNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ CÀ MAU,
TỈNH CÀ MAU