8. Cấu trúc của đề tài
1.3.7. Chủ thể thực hiện hoạt động GDTTCMĐPcho HS
Chủ thể thực hiện hoạt động này chính là CBQL giáo dục, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và Bí thư đoàn trường. Lãnh đạo định hướng, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, giám sát, đán giá học sinh thực hiện hoạt động GD TTCM ĐP một cách có mục đích, có kế hoạch, phương pháp và phương tiện thực hiện phù hợp, qua đó phát triển cho HS tính tự giác, tích cực. GVCN có vai trò chủ đạo trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bí thư đoàn có vai trò tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. GV bộ môn phối hợp với GVCN trong công tác GD TTCM ĐP cho HS.
Chủ thể GD TTCM ĐP cần có một số năng lực : - Thu thập, xử lý thông tin.
- Thiết kế các chương trình GD TTCM ĐP cho HS. - Tổ chức các hoạt động GD TTCM ĐP cho HS. - Đánh giá kết quả GD TTCM ĐP cho HS.
Hoạt động này thật sự có hiệu quả khi CBQL quan tâm, chỉ đạo và xây dựng kế hoạch thực hiện. GVCN và Bí thư đoàn thể hiện đúng vai trò của mình trong GD ngoài giờ lên lớp.
1.3.8. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trung học phổ thông
Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trung học phổ thông là xem xét, nhận định kết quả đạt được về mặt kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ ứng xử, những ưu điểm và hạn chế trong quá trình hoạt động . Điều này sẽ tạo động lực cho HS trong quá trình học tập, rèn luyện, phấn đấu để đạt kết quả cao nhất.
Để có tiêu chí cụ thể đánh giá, CBQL và GV cần xác định mục tiêu rõ
ràng, có nội dung, chương trình cụ thể phù hợp với đặc điểm của học sinh. Có sự phân công, chuẩn bị chu đáo khi tổ chức.
Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương