8. Cấu trúc của đề tài
1.3.5. Hình thức giáo dục truyền thống cách mạng địa phươngcho học sinh
học sinh trung học phổ thông
Trong quá trình hoạt động, BGH nhà trường phải chú ý tổ chức các hoạt động GD phù hợp với điều kiện thực tiễn của ĐP, điều kiện của nhà trường, phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS cấp THPT. Hình thức GD TTCM ĐP cho HS là kết hợp chặt chẽ ba môi trường GD “Gia đình - nhà trường - xã hội”, trong đó làm cho quá trình GD gắn với quá trình tự GD của HS nhằm nâng cao nhận thức về TTCM. Tuy nhiên, các hình thức tổ chức GD TTCM ĐP phải được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo sao cho phù hợp với điều kiện nhà trường và ĐP thông qua các hình thức khác nhau.
1.3.5.1.Giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh thông qua các môn học khoa học xã hội ở trường trung học phổ thông
Từ năm 2010 đến nay Bộ GD&ĐT đã thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước quan tâm sâu sắc đến công tác giáo dục TTCM cho HS. Bộ đã chỉ đạo các Sở GD&ĐT biên soạn các tài liệu địa phương nhằm giáo dục TTCM cho HS qua các môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, giáo dục công dân, …tất cả các môn học này ngoài việc cung cấp kiến thức cho HS thì thông qua đó phải coi trọng và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục TTCM cho HS. Căn cứ vào cấu trúc chương trình bộ môn và một số bài dạy có liên quan đến giáo dục truyền thống và TTCM, các tổ chuyên môn thống nhất nội dung bài dạy giáo dục TTCM địa phương cho HS sao cho phù hợp với cấu trúc chương trình ở từng khối lớp. Đồng thời, phải thực hiên tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn giữa các môn học khoa học xã hội để thực hiện bài dạy đạt hiệu quả như mong muốn.
1.3.5.2. Giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh thông qua hoạt động sinh hoạt tập thể và ngoài giờ học.
- Chào cờ đầu tuần: Hoạt động này định hướng hoạt động giáo dục TTCM cho một tuần hoặc một tháng. Thông qua hoạt động này học sinh được tiếp xúc với các lĩnh vực đời sống chính trị, xã hội, tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
- Sinh hoạt lớp cuối tuần: Nhiệm vụ của nhà trường giao cho lớp thực hiện và do học sinh tự tổ chức hoạt động, tự điều khiển dưới sự hướng dẫn của GVCN. Các tổ trưởng nhận xét từng mặt hoạt động trong tuần qua về : đạo đức, học tập, nề nếp tác phong, thể dục, vệ sinh, chấp hành nội quy…
- Các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp được tổ chức theo chủ đề từng tháng trong năm học do Bộ GD&ĐT biên soạn. Thông qua các buổi ngoại khóa này, HS được nâng cao nhận thức về giá trị TTCM của dân tộc ta và trách nhiệm của mỗi HS trong giai đoạn hiện nay, hoạt động theo chủ đề tháng như sau:
Tháng 9: Thanh niên học tập và rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.
Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình.
Tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tháng 2: Thanh niên với lý tưởng cách mạng.
Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp.
Tháng 4: Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ.
Tháng 6, 7, 8: Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
Ngoài ra nhà trường còn tổ chức tham quan các di tích bảo tàng, tham gia các lễ hội truyền thống tại các khu di tích lịch sử, trò chơi lịch sử, các cuộc thi tìm hiểu, các buổi hội diễn văn nghệ về chủ đề TTCM với các nội dung ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi Đoàn, ca ngợi quê hương đất nước,...được tổ chức thường niên nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn như 20/11, 22/12, 26/3, 30/4...Hàng năm các em HS được tham gia hội trại thành lập Đoàn, mừng Đảng, mừng xuân, tham gia vào các phong trào giao lưu với các nhân chứng lịch sử hoặc mời cán bộ cách mạng lão thành, anh hùng lực lượng vũ trang, cựu chiến binh...về trường kể chuyện về những sự kiện cách mạng vào những thời điểm có ý nghĩa lịch sử, chính trị. Sau đó cho các em viết bài thu hoạch và phát biểu suy nghĩ của mình. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về TTCM ĐP cho HS như hái hoa dân chủ để sinh hoạt trong giờ chào cờ, hoạt động ngoài giờ lên lớp thông qua các hệ thống câu hỏi về các sự kiện lịch sử, cách mạng tiêu biểu, về các di tích lịch sử, tấm gương các anh hùng liệt sĩ. Tổ chức cho các em tham quan các di tích TTCM, thi sưu tầm các tài liệu, hình ảnh, quay phim tìm hiểu về các di tích lịch sử, di tích tội ác để làm báo tường, báo ảnh về chủ đề TTCM.
Thông qua các hoạt động thiết thực này, giúp các em nâng cao lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, biết Đảng, Bác Hồ, biết ơn những chiến sĩ
cách mạng đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Do vậy để biết ơn những người đi trước, thế hệ trẻ hôm nay phải ra sức học tập, trau dồi đạo đức lối sống, sống có lý tưởng cách mạng, biết cống hiến và trưởng thành vì tương lai tươi sáng của dân tộc.
1.3.5.3. Giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa
- Tham quan các di tích văn hóa, di tích lịch sử: là một hoạt động trải nghiệm đầy thú vị, bổ ích; cũng là một hoạt động mang tính giáo dục sâu sắc và có ý nghĩa. Hoạt động trải nghiệm thực tế này sẽ giúp các em tự hào và hiểu biết thêm về lịch sử hào hùng, mang trong mình niềm tự hào về cha anh đi trước, có ý chí vươn lên để học tập và xây dựng quê hương giàu đẹp.
- Giao lưu gặp gỡ các nhân chứng lịch sử: HS sẽ được nghe những nhân chứng lịch sử chia sẻ những câu chuyện và bài học kháng chiến làm nên thắng lợi. Những trang sử vẻ vang đó sẽ mãi là tài sản vô giá mà thế hệ hôm nay cần biết và học tập để tiếp tục bảo vệ, dựng xây và phát triển đất nước.
- Các hội thi chuyên đề về truyền thống cách mạng địa phương: các hoạt động như viết bài tìm hiểu, triển khai các cuộc vận động, các hội thảo, hội thi hái hoa dân chủ, thi viết về chủ đề biển đảo…các hoạt động này bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, phát huy vốn hiểu biết của mình, phát huy tinh thần đoàn kết. Hoạt động này cũng nhằm lôi cuốn số đông học sinh tham gia.
1.3.6. Phương tiện tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trung học phổ thông