8. Cấu trúc của đề tài
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng
địa phươngcho học sinh trung học phổ thông thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
3.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trung học phổ thông thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Công tác GD TTCM ĐP trong bất cứ nhà trường nào cũng không thể thành công nếu nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và GV về công tác này còn hạn chế, yếu kém. Trong giai đoạn mới, đội ngũ cán bộ quản lý và GV cần được nâng cao hơn nữa năng lực nhận thức, được tăng cường hơn nữa ý thức trách nhiệm, nhiệt huyết, đảm bảo sự thống nhất cao trong nhận thức, cũng như trong hành động GD, phối hợp đồng bộ để tạo sức mạnh thúc đẩy
mạnh mẽ quá trình GD TTCM ĐP và quản lý GD TTCM ĐP cho HS.
Thực tế trong các nhà trường THPT hiện nay đòi hỏi để nâng cao hiệu quả GD TTCM ĐP cho HS THPT thì biện pháp đầu tiên là phải nâng caonhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và GV, nâng cao được tinh thần trách nhiệm của các lực lượng trong công tác GD truyền thống lịch sử, TTCM cho HS. Làm cho công tác GD truyền thống lịch sử, TTCM phải trở thành một nhiệm vụ chính trị, là một trong những nội dung quan trọng trong kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi tổ chức, mỗi cá nhân. Từ ý thức tới hành động, một khi những nhà quản lý và GV có nhận thức tích cực về trách nhiệm GD TTCM cho HS thì sẽ có những hành động tích cực để nâng cao chất lượng GD TTCM cho HS. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Giáo dục TTCM ĐP là một trong những nội dung được qui định trong chương trình GD ở bậc THPT nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nguyên lý GD của Đảng và Nhà nước đề ra. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, mọi tổ chức Đảng, đoàn thể, xã hội trong nhà trường đều có trách nhiệm đối với công tác này. Vì thế để công tác quản lý tổ chức GD TTCM cho HS đạt hiệu quả thì BGH cần phải tổ chức tuyên truyền, giải thích cho cán bộ, GV, nhân viên trong nhà trường và lực lượng cộng đồng xã hội, hiểu một cách sâu sắc về tầm quan trọng của công tác GD TTCM cho HS. Cần phải làm cho họ hiểu rằng, việc tổ chức hoạt động không phải việc riêng của GV hay tổ chức Đoàn mà là việc làm của cả tập thể sư phạm nhà trường song song với nhiệm vụ dạy học trên lớp. BGH phải xây dựng ý thức cộng đồng trách nhiệm, khơi dậy tinh thần phối hợp đồng bộ của các lực lượng GD trong nhà trường. Toàn thể GV, nhân viên nhà trường được quán triệt về quan điểm chỉ đạo về tăng cường nội dung công tác GD TTCM trong nhà trường cho HS vào trong kế hoạch giảng dạy của nhà trường, coi đây là một trong những nhiệm vụ then
chốt của công tác GD.
Nhận thức và trách nhiệm là tiền đề tư tưởng, tư tưởng thông thì hành động tự giác. Mọi hoạt động trong nhà trường cần chỉ có sự lãnh đạo của Chi bộ, chỉ đạo của BGH, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể và được hội đồng sư phạm, hội đồng GD nhà trường tham gia bàn bạc, thống nhất thực hiện. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho tất cả cán bộ, GV trong nhà trường, thấm nhuần mục tiêu GD TTCM địa phương cho HS theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước đề ra.
3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp
Ban giám hiệu triển khai các văn bản của cấp trên một cách đầy đủ, kịp thời mọi chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy chế của Bộ GD&ĐT, chỉ thị của Sở GD&ĐT về công tác GD TTCM địa phương, GD tư tưởng chính trị nói chung và công tác quản lý GD TTCM địa phương cho HS THPT trong nhà trường nói riêng.
Phải quán triệt cụ thể sao cho trong toàn thể CB, GV, nhân viên hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng trong công tác GD truyền thống lịch sử, TTCM cho HS. BGH phải khẳng định nhiệm vụ của người thầy không đơn thuần chỉ là người dạy chữ, truyền thụ tri thức mà còn phải là nhà GD, trong đó GD TTCM cho HS có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả GD toàn diện cho HS. BGH cụ thể hoá nhiệm vụ GD TTCM địa phương cho các tổ chức, chính quyền, đoàn thể, tổ chuyên môn, GVCN theo chức năng hoạt động, xây dựng mạng lưới GD TTCM địa phương cho HS từ nhà trường đến gia đình và xã hội. Trên cơ sở đó BGH thành lập ban hoạt động GD TTCM ĐP cho HS trong cả năm học.
Ban giám hiệu nhà trường cần chấn chỉnh kịp thời những nhận thức chưa đúng từ thực trạng nhận thức GD TTCM địa phương của cán bộ quản lý, GV về thức vị trí, tầm quan trọng sự cần thiết của công tác GD TTCM địa phương. Để chấn chỉnh nhận thức lệch lạc đó, đòi hỏi người hiệu trưởng phải
có tâm, có tầm, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý, nhạy cảm với tình huống, có uy tín trong tập thể và ra quyết định. Hiệu trưởng phải thông qua các nguồn thông tin từ các bộ phận đoàn thể như công đoàn, hội cha mẹ HS, các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm và HS để nắm bắt tư tưởng của GV, thông qua đó tìm hiểu, phân tích kĩ nguyên nhân, giúp GV, nhân viên tự phân tích, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng tích cực.
Tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức để quán triệt và phân công trách nhiệm, quản lý hoạt động GD TTCM địa phương cho HS. Cụ thể:
Đối với cán bộ đoàn: Phải nắm bắt mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính quyền, để có định hướng hoạt động xuyên suốt trong năm học với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực, phải xây dựng chương trình hoạt động trong đó tập trung đẩy mạnh công tác GD TTCM trong nhà trường cho HS nhằm đạt kết quả tốt nhất về công tác GD TTCM địa phương cho HS.
Đối với GV giảng dạy: Nâng cao ý thức trách nhiệm về công tác GD TTCM địa phương cho HS thông qua bài giảng trên lớp, mỗi GV phải xây dựng chương trình lồng ghép, tích hợp GD TTCM ĐP trong nhà trường cho HS thông qua bộ môn mình đảm nhiệm tùy theo từng cấp học.
Đối với GVCN: GVCN trước hết phải là nhà GD, là người tổ chức các hoạt động GD, quan tâm tới từng HS, chăm lo đến việc rèn luyện đạo đức, hành vi, những biến động về tư tưởng, nhu cầu nguyện vọng của các em và bằng tấm gương nhân cách của mình tác động đến việc hình thành phẩm chất đạo đức nhân cách của HS. Vì vậy, GVCN phải có nhận thức đúng đắn vì mục tiêu đào tạo GD THPT và tầm quan trọng của việc GD TTCM địa phương cho HS, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm, phương pháp phù hợp để GD HS và hết lòng chăm lo GD thế hệ trẻ.
Tổ chức hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt chuyên đê, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm về hoạt động GD TTCM địa phương để trao đổi, rút kinh nghiệm
nhằm tìm ra biện pháp hiệu quả để GD TTCM địa phương cho HS. Đây là một hình thức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho đội ngũ một cách đơn giản, tiết kiệm mà thiết thực hiệu quả. Để nâng cao chất lượng hội thảo, BGH nhà trường nên mời các lực lượng ngoài nhà trường như: Công an, các cơ quan đoàn thể có liên quan cùng tham dự. Song song đó, nhà trường có thể tổ chức mở lớp bồi dưỡng lí luận, nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp GD TTCM ĐP cho HS nhằm vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn của nhà trường.
Tổ chức tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm ở những đơn vị đã đạt thành tích tốt trong công tác GD TTCM ĐP cho HS để vận dụng một cách phù hợp vào tình hình thực tiễn của đơn vị mình.
Xác định công tác GD TTCM ĐP cho HS là một tiêu chí thi đua công đoàn là một tổ chức đoàn thể trong nhà trường có trách nhiệm kết hợp với chính quyền tuyên truyền vận động cán bộ, GV tham gia tích cực vào công tác GD TTCM ĐP cho HS thông qua phát động phong trào thi đua xuyên suốt trong năm học. Xác định GD TTCM ĐP cho HS là một trong những tiêu chí thi đua cuối năm. Điều này chứng minh rằng lãnh đạo nhà trường đã nhận thức về tầm quan trọng của công tác GD TTCM ĐP cho HS trong công tác GD toàn diện cho HS.Đưa GD TTCM ĐP cho HS vào tiêu chí thi đua sẽ tạo động lực làm việc trong hệ thống “động cơ làm việc”. Việc làm đó tác động đến nhận thức, giúp cho GV, nhân viên thẩm thấu một cách đầy đủ về tầm quan trọng của GD TTCM ĐP cho HS và dành thời gian công sức và tâm huyết cố gắng vươn lên để khẳng định mình và mong muốn được sự công nhận của những người khác.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, GV về công tác GD TTCM địa phương cho HS cần bảo đảm các điều kiện sau: Cấp ủy có nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo và giao quyền cho BGH chú trọng
công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường thông qua các hội nghị đầu năm học như Hội nghị cán bộ công chức - viên chức; Hội nghị đại biểu ban đại diện cha mẹ HS; Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đại hội các chi đoàn,...; Hội đồng GD tham gia bàn bạc, thống nhất kế hoạch thực hiện; Thực hiện công tác phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc thực hiện biện pháp này.
Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể, đảm bảo khoa học, bao quát toàn diện và mang tính khả thi cao. BGH phải thực sự nhạy bén, linh hoạt và quyết đoán trong việc giải quyết các tình huống.Trong quá trình thực hiện, cần có sự kiểm tra, đánh giá việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm về hoạt động GD truyền thống lịch sử, TTCM của cán bộ GV và HS.
3.2.2. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho giáo viên chủ nhiệm và cán bộ Đoàn