Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng đp cho học sinh trung học phổ thông thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 43 - 45)

8. Cấu trúc của đề tài

1.4.6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa

địa phương

Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý, là khâu

cuối cùng mà người quản lý phải thực hiện. Kiểm tra hoạt động GD TTCM ĐP cho HS là quá trình xem xét thực tiễn hoạt động của nhà trường, đánh giá thực trạng hoạt động GD TTCM ĐP cho HS, qua đó khuyến khích cái tốt, những việc làm được, phát hiện những sai phạm, những hạn chế để điều chỉnh nhằm đạt nhũng mục tiêu đã đặt ra trong công tác GD TTCM ĐP cho HS THPT.

Kiểm tra bao gồm kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp, hoặc gián tiếp để giúp các cá nhân, bộ phận rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định được mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của công tác GD TTCM cho HS của toàn trường.

Những bước cơ bản của quá trình kiểm tra trong quản lý GD TTCM ĐP cho HS bao gồm: Xác lập chuẩn và phương pháp đo thành tích; Tổ chức việc đo lường thành tích; So sánh sự phù hợp của thành tích với chuẩn; Ra các quyết định điều chỉnh.

Các chức năng cơ bản của kiểm tra trong quản lý GD TTCM ĐP cho HS bao gồm: Chức năng đánh giá; Chức năng phát hiện; Chức năng điều chỉnh.

Các nguyên tắc kiểm tra trong quản lý GD TTCM ĐP cho HS bao gồm: Nguyên tắc pháp chế; Nguyên tắc tập trung dân chủ; Nguyên tắc khách quan; Nguyên tắc tính hiệu quả; Nguyên tắc tính kế hoạch.

Các hình thức kiểm tra trong quản lý GD TTCM ĐP cho HS bao gồm: Kiểm tra khái quát; Kiểm tra chi tiết; Kiểm tra toàn diện; Kiểm tra chuyên đề; Kiếm tra có báo trước; Kiểm tra không báo trước.

Các yêu cầu đối với kiểm tra trong quản lý hoạt động GD TTCM ĐP cho HS bao gồm:

- Phải đảm bảo nguyên tắc tính GD và phát triển;

- Phải tiến hành thường xuyên, hệ thống, có mục đích, có kế hoạch xuyên suốt năm học;

- Phải phát hiện, động viên kịp thời người thực hiện tốt việc làm tốt và

sửa chữa ngay các thiếu sót, hạn chế;

- Phải có chế độ kiểm tra hợp lý, đủ để phát huy tác dụng tích cực; Kiểm tra tốt nhất phải đến tận nơi, xem tại chỗ;

- Phải khách quan, tôn trọng đối tượng được kiểm tra phải linh hoạt, tránh máy móc; Phải sử dụng thông tin từ nhiều nguồn kiểm tra khác nhau.

Đối với công tác quản lý hoạt động GD TTCM cho HS, hiệu trưởng kiểm tra hoạt động của Ban chỉ đạo hoạt động GD TTCM ĐP. Nội dung kiểm tra là các hoạt động cụ thể của Ban này qua các biên bản họp và kế hoạch triển khai công việc thường xuyên, kiếm tra trên cơ sở tự đánh giá hiệu quả công việc của các thành viên trong Ban và kết quả hoạt động thực tế của Ban. Đồng thời hiệu trưởng kiểm tra hoạt động GD TTCM ĐP của tổ chuyên môn các môn khoa học xã hội.

Kiểm tra hoạt hoạt động GD TTCM ĐP cho HS cụ thể: Thành lập Ban kiểm tra hoạt động GD TTCM ĐP; Xác định nội dung kiểm tra hoạt động GD TTCM ĐP cho HS, xây dựng tiêu chí đánh giá của hoạt động trên cơ sở mục tiêu của hoạt động hoạt động GD TTCM ĐP cho HS; Xác định thời gian kiểm tra; Xác định biện pháp kiểm tra; Xử lý thông tin sau kiểm tra hoạt động GD TTCM ĐP cho HS;

Việc kiểm tra đánh giá cần có sự tham gia của các lực lượng GD bên trong nhà trường và có thể tham khảo thêm ý kiến của gia đình và các lực lượng GD bên ngoài nhà trường. Đặc biệt cần tôn trọng ý kiến của HS; phải đánh giá từng hoạt động, sau từng học kỳ và cả năm học.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng đp cho học sinh trung học phổ thông thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 43 - 45)