8. Cấu trúc của đề tài
3.2.6. Kiểm tra, đánh giá, xử lý trong hoạt động giáo dục truyền thống cách
3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Kiểm tra là một mắc xích quan trọng của chu trình quản lý nhằm đánh
giá toàn diện hoạt động GD TTCM địa phương cho HS THPT, rà soát lại hoạt động này để thu thập những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại thi đua một cách chính xác, khách quan nhất. Đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy hoạt động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cá nhân GV và HS, giúp HS nhận thức đầy đủ về bản thân và phát huy mặt tích cực, khắc phục những khuyết điểm để không ngừng tiến bộ. Thông qua việc đánh giá kết quả GD TTCM ĐP cho HS để đánh giá công tác quản lý GD GD TTCM ĐP cho HS của mỗi thầy cô, mỗi bộ phận tham gia quản lý GD TTCM ĐP cho HS của nhà trường. Đó là cơ sở để biểu dương, khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc đồng thời phát hiện những sai lệch, thiếu sót trong quá trình thực hiện, giúp họ có sự điều chỉnh kịp thời, giúp đỡ, thúc đẩy các tập thể, cá nhân thực hiện tốt hơn các mục tiêu GD truyền thống lịch sử, TTCM cho HS. Trong công tác quản lý, kiểm tra thường xuyên còn nhằm giúp hiệu trưởng kịp thời điều tiết hoạt động chung của nhà trường, tạo ra sự cân đối giữa các hoạt động nhằm hoàn thành mục tiêu GD toàn diện cho HS.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
Xây dựng và thống nhất các chuẩn kiểm tra về GD TTCM ĐP cho HS để làm cơ sở so sánh, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động của đội ngũ GVCN, các tổ chuyên môn, đặc biệt là các môn khoa học xã hội Ngữ văn, Lịch sử, Địa Lý, GD công dân. Chuẩn trên cơ sở các văn bản pháp luật, pháp quy, các kế hoạch, đặc điểm của trường, nội dung công tác, vai trò chức năng của GVCN.
Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên ở tất cả các khâu, từ nộidung của hoạt động đến biện pháp và kết quả đạt được. Kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, tránh hình thức, đặc biệt đối với hoạt động GD truyền thống lịch sử, TTCM cho HS THPT trong giai đoạn hiện nay.
Kiểm tra phải linh hoạt, kiểm tra trực tiếp kết hợp với kiểm tra gián tiếp; kiểm tra định kỳ gắn với kiểm tra, đánh giá đột xuất.
3.2.6.3.Cách thực hiện biện pháp
Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo.Theo lý thuyết hệ thống kiểm tra chính là thiết lập mối quan hệ ngược trong quản lý. Kiểm tra trong quản lý là một nỗ lực có hệ thống nhằm thực hiện 03 chức năng: Phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích. Nhờ có kiểm tra mà người cán bộ quản lý có được thông tin để đánh giá được thành tựu công việc và uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu. Từ đó vận dụng vào kiểm tra, đánh giá, xử lý trong hoạt động GD TTCM ĐP cho HS như sau:
Xây dựng kế hoạch cho công tác kiểm tra, đánh giá: Coi trọng kiểm tra, đánh giá hoạt động GD TTCM ĐP cho HS phù hợp, thống nhất với kế hoạch tổng thể.
Tổ chức xây dựng tiêu chí và qui trình kiểm tra đánh giá: BGH cần tổ chức thành lập ban soạn thảo tiêu chuẩn, xây dựng qui trình đánh giá một cách công khai. Sau khi dự thảo các tiêu chuẩn và qui trình đánh giá, tổ chức cho cán bộ GV và HS, thảo luận góp ý bổ sung. Ban thi đua điều chỉnh, hoàn thiện nội dung trình hiệu trưởng duyệt và tiến hành tổ chức kiểm tra đánh giá theo đúng qui trình và tiêu chuấn đó.
Tiến hành kiếm tra đánh giá: BGH phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, phân công Phó bí thư đoàn, Bí thư Đoàn trường, Tổ trưởng chuyên môn, GVCN tiến hành kiểm tra từng hoạt động. Ban thi đua nhà trường kiểm tra, tổng họp báo cáo về hiệu trưởng. Tiến trình kiểm tra, đánh giá phải lựa chọn và phối hợp linh hoạt các hình thức như: Đọc và nghe báo cáo, kiểm tra hồ sơ, kế hoạch, dự giờ sinh hoạt lớp, dự giờ giảng dạy; Kiểm tra kỹ năng, nghiệp vụ GD truyền thống lịch sử, TTCM cho HS; Trực tiếp kiểm tra việc thực hiện
nền nếp HS; Kiểm tra, đánh giá qua đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ chi đoàn; qua ý kiến đánh giá của các tổ chức, cá nhân, trong và ngoài trường và qua nhiều kênh thông tin khác.
Căn cứ vào Điều lệ trường THPT để xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể rõ ràng làm cơ sở cho HS phấn đấu rèn luyện. Xây dựng các cơ sở để đánh giá như:
- Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá: Quan sát, nghiên cứu sản phẩm, đánh giá của tập thể, của giáo viên, tự đánh giá của cá nhân ...
- Dùng nhiều hình thức đánh giá khác nhau: Đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá kết quả hoạt động theo chuyên đề ...
- Đánh giá bằng nhiều kênh thông tin khác nhau: Tập thể lớp, các tổ chức GD trong trường, ý kiến của GV, cán bộ lớp, cán bộ đoàn, tự đánh giá của HS, nhận xét đánh giá của nơi HS cư trú ...
Căn cứ vào Luật GD 2005, Điều lệ trường THPT, Quy chế đánh giá xếp loại HS, nội quy, quy định của nhà trường để xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại kết quả GD TTCM ĐP cho HS. Sau đây là một số nội dung gợi ý đánh giá HS:
- Đánh giá nhận thức của HS về chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước;
- Đánh giá nhận thức của HS về hoạt động GD TTCM ĐP; - Đánh giá ý thức, thái độ chấp hành các nội dung trên của HS;
- Đánh giá về ý thức tham gia xây dựng trường lớp, xây dựng quê hương; - Đánh giá bằng kết quả học tập, kết quả tham gia các phong trào hoạt động GD TTCM ĐP ;
- Đánh giá bằng kết quả học tập rèn luyện sau từng đợt sinh hoạt GD TTCM ĐP bằng hình thức chấm bài thu hoạch và theo dõi tinh thần ý thức, thái độ tham gia lớp học...
Đối với GV, nhân viên, căn cứ vào tiêu chí thi đua của trường và chức năng nhiệm vụ được giao, xem xét thái độ công tác và mức độ hoàn thành nhiệm vụ để hiệu trưởng đề xuất đánh giá thi đua. Căn cứ cơ bản nhất để đánh giá kết quả hoạt động của tập thể, cá nhân là mục tiêu đề ra trong kế hoạch hoạt động và mục tiêu GD của trường.
Kiểm tra đánh giá phải đi đôi với xếp loại và khen thưởng cho những tập thể, cá nhân GV và HS đạt kết quả cao.Sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá cần biểu dương những điển hình trong công tác GD truyền thống lịch sử, TTCM, đồng thời phê bình, nhắc nhở xử lý những trường hợp làm chưa tốt. Qua kiểm tra, đánh giá tiếp tục theo dõi, duy trì thành tích của các điển hình, khắc phục những hạn chế của các tập thể, cá nhân, giải quyết thỏa đáng đề nghị của các đối tượng kiểm tra.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Điều kiện để thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá, xử lý trong công tác GD TTCM ĐP cho HS bao gồm:
- Có kế hoạch rõ ràng cụ thể, các văn bản pháp quy cần thiết và thiết thực đế kiểm tra đánh giá GD TTCM ĐP trong giai đoạn hiện nay. Có sự chỉ đạo sát sao, có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng GD để đánh giá HS một cách khách quan;
- Xây dựng và thực hiện nghiêm kế hoạch kiểm tra hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên trong Ban chỉ đạo;
- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, để phát hiện những ưu điểm cần phát huy, những sai sót cần uốn nắn và khắc phục, nhằm thực hiện hoạt động theo đúng chương trình, kế hoạch công tác đã đề ra;
- Bám sát vào kế hoạch đã xây dựng, cụ thể hóa những tiêu chí cho việc kiêm tra đánh giá, phù hợp với các tiêu chuẩn của các yếu tố định tính và định
lượng trong công tác GD truyền thống lịch sử, TTCM cho HS đối với tập thể và cá nhân, GV và HS;
- Thời gian kiểm tra đưa ra phải phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ mang tính chất tổng kết kịp thời;
- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch GD truyền thống lịch sử, TTCM cho HS từ đó sẽ kiếm tra đúng người, đúng việc.