Lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng đp cho học sinh trung học phổ thông thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 37 - 39)

8. Cấu trúc của đề tài

1.4.1. Lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa

Lập kế hoạch là công việc đầu tiên cần phải làm trong chu trình quản lý nói chung, quản lý GD nói riêng. Đối với quản lý GD TTCM ĐP cho HS đòi hỏi BGH phải lập kế hoạch để đảm bảo cơ sở hợp lý cho việc bố trí, huy động và phân bổ các nguồn lực cho việc tổ chức hoạt động để đảm bảo cho hoạt động đạt hiệu quả và mục tiêu đề ra.

Công tác xây dựng kế hoạch GD TTCM ĐP cho HS muốn thực hiện một cách khả thi và hiệu quả đòi hỏi hiệu trưởng cần phải đầu tư suy nghĩ để hoạch định từ những vấn đề chung nhất đến vấn đề cụ thể. Từ những vấn đề mang tính chiến lược đến những vấn đề mang tính chiến thuật trong mỗi giai đoạn. Khi xây dựng kế hoạch GD TTCM ĐP cho HS, người hiệu trưởng cần phân tích thực trạng GD TTCM ĐP cho HS trong năm học của ngành, trường, ĐP; Xác định các nguồn lực về nhân lực, vật lực, tài lực một cách hợp lý và cân đối, sự phối hợp với lực lượng GD trong trường và ngoài trường đế xác

định mục tiêu và các hoạt động đạt mục tiêu trong hoạt động GD TTCM cho HS. Chú ý lựa chọn những nội dung và hình thức hoạt động phù hợp với năng lực, sở trường, tâm sinh lý lứa tuổi HS THPT và khung thời gian trong năm học. Song song đó phải bố trí nguồn nhân lực, sắp xếp thời gian, không gian sao cho thích hợp, không làm mất nhiều thời gian của HS, không chồng chéo hoặc trùng lặp về nội dung GD TTCM cho HS, làm sao vừa tổ chức tốt việc học tập các bộ môn văn hóa trên lớp, vừa tiến hành các hoạt động GD TTCM cho HS đuợc hiệu quả như mong muốn để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu đề ra.

Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch GD TTCM cho HS:

- Kế hoạch phải thể hiện được tính khoa học, kế thừa, toàn diện, cụ thể và trọng tâm trong từng giai đoạn;

- Kế hoạch phải phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu kém, củng cố ưu điểm, vạch ra được chiều hướng phát triển trong việc hình thành lý tưởng sống, lý tưởng cách mạng cho các em;

- Kế hoạch phản ảnh được mối quan hệ giữa mục đích, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, thời gian, hình thức tổ chức, biện pháp, kiểm tra, đánh giá hoạt động GD TTCM ĐP cho HS;

- Kế hoạch thể hiện được sự phân cấp quản lý của hiệu trưởng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và cụ thể trong công tác GD TTCM ĐP cho HS.

Công tác GD TTCM ĐP cho HS là một trong những nội dung quan trọng. Vì vậy, sau khi lập kế hoạch, hiệu trưởng cần thông qua và thống nhất trong Hội đồng GD nhà trường, tạo sự đồng thuận trong tập thể; coi đó là cơ sở pháp lý trong việc tổ chức, chỉ đạo và đánh giá trong công tác GD HS vì kế hoạch không chỉ là căn cứ để triển khai hoạt động GD TTCM ĐP mà còn là căn cứ để kiểm tra, đánh giá thành tích của đơn vị, tổ chức, bộ phận và cá nhân. Xây dựng kế hoạch GD TTCM ĐP cho HS tạo điều kiện cho người quản lý giám sát, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện hoạt động của các bộ phận và cá nhân.

1.4.2. Tổ chức thực hiện quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng đp cho học sinh trung học phổ thông thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)