8. Cấu trúc của đề tài
3.2.4. Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình, các tổ chức xã hộigiáo
hộigiáo dục truyền thống cách mạng địa phươngcho học sinh trung học phổ thông thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp
Giáo dục HS không chỉ là trách nhiệm riêng của một GV nào, được thực hiện ở lớp học hay trong nhà trường mà còn là trách nhiệm của cả gia đình và xã hội. Hoạt động tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội GD TTCM ĐP cho HS nhằm mục đích phát huy và khai thác các tiềm năng và thế mạnh hiện có của các lực lượng GD bên trong lẫn bên ngoài nhà trường để phục vụ và thúc đẩy công tác GD TTCM ĐP; Giúp tổ chức và cá nhân các lực lượng GD thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc tham gia công tác GD thế hệ trẻ cho ĐP và cho đất nước; Góp phần thực hiện mục tiêu,
nguyên lý GD và yêu cầu xã hội hoá GD của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Nhà trường, gia đình và xã hội thống nhất mục tiêu GD toàn diện cho HS nói chung và mục tiêu GD TTCM địa phương nói riêng cho HS theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Từ đó thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức, tổ chức GD TTCM địa phương cho HS. Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình được thể hiện như sau: Tổ chức hội nghị CMHS của các lớp đầu năm học, sơ kết học kỳ, cuối năm học, họp đột xuất, bất thường khi cần thiết; Gặp gỡ, trao đổi cùng CMHS khi các em có dấu hiệu chậm tiến bộ; Tổ chức thăm gia đình HS; Trao đổi thông tin giữa nhà trường với gia đình qua sổ liên lạc, cán bộ lớp; Phối hợp với gia đình qua ban đại diện CMHS.
Nhà trường chú ý tới việc tăng cường các mối quan hệ với các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, xã hội ở ĐP, cộng đồng dân cư để GD truyền thống dân tộc, bản sắc văn hóa ĐP, tình yêu quê hương đất nước cho HS.
3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp
Nhà trường phải thu hút được các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình GD truyền thống lịch sử, TTCM cho HS, nhằm từng bước nâng cao chất lượng GD truyền thống lịch sử, TTCM cho HS. Đầu năm học, hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo GD TTCM địa phương cho HS. Thành phần Ban chỉ đạo gồm có thành viên đại diện cho nhà trường, đại diện cho CMHS và các tổ chức chính trị - xã hội do hiệu trưởng đứng đầu để chủ động điều hành hoạt động phối họp giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Ban chỉ đạo cùng thảo luận, trao đổi để thống nhất mục tiêu, phương pháp, hình thức tồ chức GD TTCM địa phương cho HS THPT.
Đối với các lực lượng trong nhà trường: Đoàn thanh niên, GVCN, các
tổ trưởng chuyên môn đều được BGH nhà trường tổ chức họp thống nhất kế hoạch giáo dục TTCM địa phương cho HS. Trong đó, quy định trách nhiệm cụ thể của GVBM, của các tổ chức đoàn thể, của GVCN.GVBM ngoài việc giảng dạy chuyên môn còn có trách nhiệm GD TTCM cho HS.BGH nhà trường thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của từng bộ phận, tổ chức đế có sự điều chỉnh kịp thời.
Đổi với CMHS: Nhà trường cần phải tạo điều kiện để phụ huynh hiểu biết về nhiệm vụ trọng tâm của năm học, nhận thức vai trò của mình trong việc GD TTCM địa phương cho HS, tranh thủ được sự đồng thuận của gia đình trong việc phối hợp GD con cái phát triển tính cách lành mạnh. Thông qua đó thống nhất với phụ huynh về nội dung, phương pháp GD TTCM địa phương cho HS.
Đổi với các tổ chức chính trị - xã hội: Trước hết, BGH phải tham mưu và có quan hệ phối hợp với các cấp Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể ĐP; Đề nghị các cấp Đảng, chính quyền có nghị quyết hoặc văn bản pháp lý chỉ đạo công tác GD TTCM ĐP cho HS; Hỗ trợ về tinh thần, giúp đỡ về vật chất, giới thiệu người tham gia hoạt động để thực hiện GD lý tưởng, TTCM ĐP, đạo đức, lối sống cho thanh niên HS. Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan, các tổ chức xã hội, đoàn thể chính trị để phát huy sức mạnh tiềm năng của từng tổ chức trong việc tuyên truyền, giúp đỡ, tổ chức cho HS đi tham quan các di tích lịch sử, các nhà bảo tàng, giao lưu, tiếp xúc với người tốt, việc tốt, gương điển hình để học tập. Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động lao động giúp ĐP, tham gia các hoạt động chính trị xã hội ở ĐP. Đặc biệt, liên kết phối hợp với các cơ quan thường có mối quan hệ trong công tác GD TTCM địa phương cho HS như: Ban Tuyên giáo thành phố Cà Mau để bổ sung nguồn thông tin các anh hùng liệt sĩ, các vị lão thành cách mạng, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng của thành phố Cà Mau; Nhà bảo tàng tỉnh Cà Mau; Hội khuyến học thành phố Cà Mau; Các di tích lịch sử để tổ chức cho HS
tham quan; Đơn vị bộ đội; Hội cựu chiến binh để sưu tầm các câu chuyện về người thật, việc thật, về những nhân chứng lịch sử tham gia các trận đánh tiêu biểu vào các dịp lễ lớn, nhà trường mời các cựu chiến binh nói chuyệnvề các trận đánh, về các tấm gương tiêu biểu để các em khắc sâu thêm về lòng yêu nước. Ngoài ra HS còn tham gia các hoạt động phong trào do nhà trường và đoàn trường tổ chức như: Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, hiến máu nhân đạo, nhận chăm sóc các khu di tích lịch sử văn hóa, các gia đình thương binh, liệt sĩ, các gia đình có công với cách mạng...
Bên cạnh đó, BGH nhà trường cần tăng cường phối hợp với Sở văn hóa thể thao và du lịch Cà Mau, phòng văn hóa thành phố Cà Mau đẩy mạnh công tác tuyên truyền, GD lý tưởng cho thanh niên, HS thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của ngành. Tập trung tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao hấp dẫn, phong phú nhằm tạo sân chơi lành mạnh thu hút đông đảo thanh niên, HS tham gia. Ngoài ra, BGH nhà trường cần tăng cường phối hợp với Hội khoa học lịch sử thành phố Cà Mau để xây dựng chương trình hoạt động, hệ thống tài liệu, sách bồi dưỡng phục vụ cho việc tuyên truyền về GD đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho HS. Phối hợp với thư viện thành phố Cà Mau tổ chức ngày hội sách thông qua mô hình “Thư viện lưu động” để bồi dưỡng tâm hồn, giá trị sống, kỹ năng sống và lý tưởng cách mạng cho HS.
Như vậy, BGH nhà trường cần chủ động xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc GD TTCM ĐP cho HS THPT.Đồng thời đa dạng các hình thức phối, kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội.BGH chỉ đạo thực hiện công tác này một cách thường xuyên, linh hoạt, có kế hoạch để huy động được sức mạnh của toàn xã hội chăm lo công tác GD truyền thống lịch sử, TTCM cho HS THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau.
: Giáo dục
: Thu nhập thông tin : Xử lý thông tin : Truyền đạt thông tin
Sơ đồ 3.1: Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội
3.2.4.4.Điều kiện thực hiện biện pháp
Xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội trong đó yếu tố đóng vai trò trung tâm là các nhà trường. Điều kiện phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong công tác GD TTCM ĐP cho HS: Bầu ra Ban chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội; Xây dựng quy chế tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong việc GD TTCM ĐP cho HS. Việc xây dựng quy chế phối hợp phải có tính khoa học, chặt chẽ, hợp lý, linh hoạt phù hợp với đặc điểm, chức năng của từng tổ chức cá nhân, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả.
3.2.5. Tăng cường các điều kiện hỗ trợ và công nghệ thông tin trong quá trình giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh