8. Cấu trúc của đề tài
2.2. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng
2.2.1. Khái quát về thực trạng
Nhằm tìm hiểu thực trạng của việc quản lý công tác giáo dục TTCM địa phương cho học sinh THPT trên cơ sở đó xác lập cơ sở thực tiễn cho việc đề ra các giải pháp hữu hiệu trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục TTCM địa phương cho học sinh THPT trong các nhà trường.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát, chúng tôi đã tiến hành khảo sát chủ yếu ở một số nội dung cơ bản sau đây:
- Việc nhận thức của cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và HS trong hoạt động giáo dục TTCM địa phương cho HS các trường THPT thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
- Thực trạng về công tác quản lý giáo dục TTCM địa phương cho học sinh các trường THPT thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
- Đánh giá công tác quản lý giáo dục TTCM địa phương cho học sinh các trường THPT thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
- Thực trạng hoạt động công tác giáo dục TTCM địa phương cho học sinh của các trường THPT thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
- Thực trạng về mức độ nhận biết và hiểu rõ về những chiến công, thành tựu và những địa danh, di tích lịch sử của địa phương cũng như về TTCM địa phương của học sinh các trường THPT thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
2.2.3. Phương pháp khảo sát
- Để thực hiện tốt luận văn chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bộ phiếu câu hỏi, tìm hiểu đội ngũ quản lý; cán bộ đoàn; giáo viên và học sinh các trường THPT thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
- Phỏng vấn, thăm dò ý kiến của giáo viên, học sinh.
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về quá trình quản lý hoạt động giáo dục TTCM địa phương cho HS ở các trường THPT trong những năm qua.
2.2.4. Đối tượng khảo sát
Tiến hành khảo sát tìm hiểu đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học
sinh của 04 trường THPT trên địa thành phố Cà Mau. Số liệu cụ thể ở bảng thống kê ở bảng 2.3 như sau:
Bảng 2.3.Thống kê phiếu điều tra của các đơn vị ở 4 trường THPT thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
Đối tượng khảo sát
TT Trường THPT
Cán bộ QL Giáo viên Học sinh
1 THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển 3 20 31
2 THPT Cà Mau 3 20 29
3 THPT Hồ Thị Kỷ 3 20 32
4 THPT Nguyễn Việt Khái 3 20 28
Cộng 12 80 120
2.3. Thực trạng về hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trung học phổ thông thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau phương cho học sinh trung học phổ thông thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
2.3.1. Thực trạng về di tích lịch sử địa phương tỉnh Cà Mau
Toàn tỉnh hiện có 28 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh, 10 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Thời gian qua, UBND tỉnh đã quan tâm đầu tư kinh phí nhằm tu bổ, tạo các công trình di tích văn hóa - lịch sử trên địa bàn. Cụ thể, tỉnh ưu tiên kinh phí tôn tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp đối với các công trình di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng của tỉnh như: Bến Vàm Lũng, đường Hồ Chí Minh trên biển, Đình Tân Hưng, Căn cứ Tỉnh ủy Lung Lá Nhà Thể, Căn cứ Tỉnh ủy tại Xẻo Đước, Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (xã Viên An, huyện Ngọc Hiển)...
Ban Quản lý di tích tỉnh đã thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích văn hóa - lịch sử, tham mưu các cấp, ngành ban hành Quyết định xếp hạng thêm 4 di tích lịch sử cấp tỉnh gồm: Miếu Thần Minh (phường 4, thành phố Cà Mau), Đình thần Tân Lộc (xã Tân Lộc, huyện Thới Bình), địa điểm trận chiến thắng Bào Thúi (xã An Xuyên, thành phố Cà Mau) và Đòn Dong - Tân Quảng (huyện Phú Tân); tích cực tham gia sưu tầm hiện vật trưng bày, hoàn chỉnh lý lịch hiện vật bổ sung tại di tích Căn cứ Tỉnh ủy tại Xẻo Đước và di tích Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ.
Tại các điểm di tích như Bến Vàm Lũng thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển, Đình Tân Hưng, Hồng Anh Thư Quán, địa điểm chứng tích tội ác Mỹ - Ngụy ở biệt khu Hải Yến - Bình Hưng, Căn cứ Tỉnh ủy tại Lung Lá Nhà Thể, Căn cứ Tỉnh ủy tại Xẻo Đước…luôn thu hút lượng lớn du khách đến tham quan, nghiên cứu khoa học.
2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh về hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trung học phổ thông thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
2.3.2.1. Nhận thức của học sinh về hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trung học phổ thông thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
Trong tình hình hiện nay và do tác động của tình hình thế giới, cũng như mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động đến quá trình nhận thức của học sinh ở các trường THPT trên đại bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Đa số các em cũng nhận thức được tầm quan trọng, trong việc giữ gìn được truyền thống đấu tranh cách mạng của cha anh. Có ý thức học tập và lao động, nguyện cống hiến hết sức mình vào việc xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó còn không ít những em học sinh chưa nhận thức về truyền thống cách mạng. Chính vì lẽ đó trong quá trình học tập các em còn xem nhẹ các môn xã hội, đặc biệt là môn lịch sử. Các em không tham gia vào các hoạt động xã hội, thích hưởng thụ, lười học tập, lười lao động, sa ngã vào các tệ nạn xã hội, không kiềm chế được bản thân dẫn đến bỏ học.
Hiện nay, còn khá nhiều học sinh không quan tâm đến các di tích lịch sử cách mạng địa phương, các anh hùng dân tộc, các di sản văn hóa, các cuộc cách mạng lịch sử mang tính thời đại, có rất nhiều em không biết hoặc nhằm lẫn giữa sự kiện này và sự kiện khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách, rèn luyện đạo đức của các em trong suốt quá trình học tập và phát triển sau này.
Để nghiên cứu thực trạng về nhận thức của HS THPT thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau về một số di tích lịch sử địa phương Cà Mau, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 4 trường THPT với 120 HS. Số liệu cụ thể được thống kê ở bảng 2.4 như sau:
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp hiểu biết của HS THPT thành phố Cà Mau về di tích lịch sử địa phương Cà Mau.
Trả lời đúng Trả lời sai TT Di tích lịch sử văn hoá
SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ%
1
Căn cứ Tỉnh ủy Lung Lá - Nhà Thể thuộc
huyện nào của tỉnh Cà Mau? 41 34,1 79 65,8
2
Di tích Hòn Khoai gắn với tên người anh
hùng nào? 65 54,1 55 45,8
Đình Tân Hưng được xây dựng từ năm nào? 32 26,6 88 73,3
4
Di tích lịch sử Hòn Đá Bạc được công nhận
di tích cấp Quốc gia ngày tháng năm nào? 34 28,3 86 71,6 5 Hồng Anh Thư Quán có ý nghĩa lịch sử gì? 57 47,5 63 52,5 6
Khu Hải Yến- Bình Hưng nằm trên địa phận
huyện nào của tỉnh Cà Mau? 41 34,1 79 72,4
7
Đoàn tàu không số cập bến Vàm Lũng vào
năm nào? 11 9,1 89 74,1
8 Nhà Dây Thép tọa lạc ở đâu? 76 63,3 44 36,6 9
Làng rừng Vồ Dơi thuộc xã nào của huyện
Trần Văn Thời? 59 49,1 61 50,8
10
Chùa Phật tổ nằm trên con đường nào trong
thành phố Cà Mau? 82 68,6 38 31,6
Nhìn vào bảng 2.4 về sự hiểu biết của học sinh các trường THPT cho thấy còn một bộ phận không nhỏ học sinh THPT chưa nhận biết được các di tích lịch sử văn hoá quan trọng của tỉnh một cách chính xác và đầy đủ, nhiều di tích lịch sử văn hoá trong tỉnh các em còn mơ hồ, nhớ không chính xác.
Qua quá trình tìm hiểu và phỏng vấn một số em ở các trường THPT, phần lớn các em nhận biết được các danh lam thắng cảnh, nơi vui chơi giải trí còn các di tích lịch sử cách mạng thì các em hầu như không quan tâm đến. Đây là một thực trạng đáng báo động đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục, thầy cô giáo phải có trách nhiệm giúp cho các em có được những hiểu biết chính xác, đầy đủ về những di tích lịch sử văn hoá của địa phương để từ đó thông qua những di vật, hiện vật như các đồ dùng sinh hoạt, những kỉ vật riêng gắn bó với cuộc sống, sự nghiệp của các danh nhân trong từng di tích, các em có thể hiểu được đặc điểm, tính cách, thói quen, lối sống của ông cha ta, hiểu được tầm trí tuệ, kiến thức, tinh thần cách mạng của ông cha trong tiến trình lịch sử, đồng thời nắm được giá trị và ý nghĩa của từng sự kiện đã diễn ra ở các di tích lịch sử.
Qua đó có thể nói rằng các cấp quản lý giáo dục đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục truyền thống cũng như giáo dục TTCM địa phương cho HS. Nhưng nhìn chung chưa có sự chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể về công tác giáo dục TTCM cho HS nói chung và HS THPT nói riêng một cách triệt để và sâu rộng.
Đối với các trường THPT tại thành phố Cà Mau hầu hết các trường đều có tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục TTCM địa phương nhưng chưa có căn cơ, việc tổ chức các hoạt động của các trường chưa đồng bộ, còn hời hợt, qua loa, mang tính đối phó, không có chiều sâu và không thường xuyên mà chủ yếu là tuyên truyền cho các em vào những ngày lễ lớn trong năm.
Thông qua quá trình khảo sát trên cho ta thấy với công tác giáo dục trong bối cảnh mới, đòi hỏi người quản lí ở các cơ sở giáo dục phải có sự thay đổi làm sao phải xây dựng được nội dung các hoạt động giáo dục TTCM địa phương một cách có khoa học, nội dung phong phú lôi cuốn được HS tham gia vào các hoạt động nhiệt tình, đông đảo và hào hứng có hiệu quả. Từ đó, các em nhận
thức được tầm quan trọng của việc giáo dục TTCM địa phương, ham tìm hiểu, khám phá và tự nguyện tham gia vào các hoạt động GD TTCM ĐP. Và cũng từ đó hình thành tình cảm của các em, các em sẽ có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
2.3.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trung học phổ thông ở thành phố Cà Mau
Lịch sử địa phương và một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc. Dạy và học lịch sử địa phương không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất và con người nơi mình sinh ra và lớn lên, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, bên cạnh những mặt thuận lợi thì vẫn còn rất nhiều khó khăn thử thách do hoàn cảnh trong và ngoài nước đặt ra. Do vậy, việc giáo dục TTCM trong nhà trường rất quan trọng và cấp thiết, góp phần ngăn chặn việc coi nhẹ giáo dục chính trị, tư tưởng, xa rời định hướng XHCN. Quan tâm hơn nữa việc giáo dục nhân cách, kỹ năng, phương pháp giảng dạy và học tập.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc giữ gìn và bảo tồn các di tích lịch sử của cả nước nói chung và của địa phương nói riêng. Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục TTCM cho HS..Tuy nhiên, từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên nhận thức của cán bộ quản lý, GV và HS về hoạt động giáo dục TTCM địa phương cho HS cũng khác nhau, chưa có tính đồng bộ.
Để tìm hiểu thực trạng mức độ nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về sự cần thiết của giáo dục TTCM địa phương cho HS và tính hiệu quả của nó thông qua các hoạt động giáo dục và dạy học cho HS, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 04 hiệu trưởng, 8 phó hiệu trưởng, 80 giáo viên và
120 HS THPT của 04 trường THPT ở thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau. Kết quả thống kê cụ thể ở bảng 2.5 như sau:
Bảng 2.5. Bảng tổng hợp về nhận thức và sự cần thiết của công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho HS THPT
Kết quả tổng hợp (Số ý kiến và tỉ lệ)
Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Đối tượng trưng cầu ý kiến SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) HT và P.HT 10 83,3 2 16,6 0 0 0 0 GV 31 38,7 26 32,5 23 28,7 0 0 HS 47 39.1 37 30,8 28 23,3 8 6,6
Qua quá trình khảo sát bằng phiếu hỏi theo bảng thống kê trên nhìn chung cán bộ quản lí nhận thức được sự cần thiết và rất cần thiết trong công tác giáo dục TTCM địa phương. Bên cạnh đó còn khá nhiều giáo viên thờ ơ với công tác này và cho rằng ít cần thiết. Do đó trong quá trình giảng dạy chưa tích hợp được giáo dục TTCM địa phương vào môn học, thiếu quan tâm vào lĩnh vực này. Các hoạt động giáo dục TTCM địa phương chủ yếu do Đoàn trường và nhà trường phối hợp tổ chức.
Về phía HS, qua khảo sát ta thấy phần lớn nhận thức được sự cần thiết và rất cần thiết của công tác giáo dục TTCM ĐP cho HS nói chung và HS bậc THPT nói riêng. Các em cho rằng khi tham gia vào các hoạt động nhằm giáo dục truyền thống cách mạng địa phương thì các em được tham quan, gặp gỡ trực tiếp những nhân chứng lịch sử hay di tích lịch sử của địa phương, các em mở mang thêm được kiến thức, hiểu biết thêm về đất nước, con người và văn hóa địa phương, tạo cho các em mạnh dạn hơn trong giao tiếp và thể hiện
được năng lực cá nhân trong các hoạt động... Nhưng thông qua khảo sát thì chúng ta cũng thấy một điều đáng lo ngại là số lượng không ít các em cho là ít cần thiết; không cần thiết, các em không thích tham gia các hoạt động, với lý do là không có thời gian, các em cho rằng dành thời gian nhiều để học tốt là được rồi. Hơn nữa, các em cũng cho rằng cách thức tổ chức các hoạt động của nhà trường không thu hút học sinh, nội dung thì không phong phú, quy mô tổ chức thực hiện thì không thực tế mang tính hình thức là chủ yếu. Thông qua khảo sát trên cho ta thấy với công tác giáo dục ở thời đại mới, đòi hỏi người quản lí phải có sự thay đổi làm sao đó xây dựng được nội dung các hoạt động giáo dục TTCM ĐP cho HS một cách khoa học, phong phú lôi cuốn được nhiều HS tham gia vào các hoạt động nhiệt tình, đông đảo và hào hứng ngày càng có hiệu quả cao.
2.3.3. Về nội dung giáo dục truyền thống cách mạng địa phương
Những hiểu biết về lịch sử địa phương là yêu cầu quan trọng đối với thế hệ trẻ. Lòng yêu nước được xây dựng trên lòng tự hào, yêu quý và ý thức trách nhiệm đối với quê hương. Chính vì thế công tác giáo dục TTCM địa phương cho HS là một trong những nội dung giáo dục rất quan trọng và có ý nghĩa trong việc góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh THPT.
Để đạt được yêu cầu mục tiêu trên, các cấp quản lí giáo dục phải xây dựng nội dung giáo dục sao cho thích ứng với điều kiện cụ thể của từng ĐP; đồng thời phải xuất phát từ nguyện vọng, sở thích và quyền lợi của đa số học sinh và của từng khối lớp.
Thực trạng hiện nay ở các trường THPT thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau hằng năm Sở GD&ĐT đều có hướng dẫn nội dung và hình thức giáo dục TTCM địa phương cho HS nhưng hướng dẫn đó chỉ mang tính chung chung,