Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng đp cho học sinh trung học phổ thông thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 45 - 49)

8. Cấu trúc của đề tài

1.5.1. Các yếu tố khách quan

1.5.1.1.Tác động toàn cầu hóa

Hiện nay, toàn cầu hóa đang là xu thế khách quan, với những đòi hỏi về sự sáng tạo ra tri thức diễn ra với tốc độ nhanh, quy mô lớn. Điều này đòi hỏi ngành giáo dục cần đổi mới về tư duy, hướng cộng đồng về một xã hội học tập với nền kinh tế tri thức. Vấn đề đặt ra là học sinh phải vừa có khả năng thích ứng vùa có ý thức tự lực tự cường và tin thần cao với Tổ quốc, có như thế mới khônhg bị tụt hậu và có khả năng phát triển. Chính vì thế mà việc giáo dục ý thức, đạo đức, truyền thống cho học sinh vô cùng quan trọng.

Điều 27 Luật Giáo dục (2010) của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ rõ mục tiêu GD: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc song lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [35; tr. 14],

Điều 5 Luật GD (2010) quy định: “Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và cổ hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học” [35; tr.9].

Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 về việc Ban hành Quy định về tiêu chuấn đánh giá chất lượng GD và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng GD cơ sở GD phổ thông, cơ sở GD thường xuyên, trong đo Điều 13, tiêu chuân 4, tiêu chí 3 nêu rõ: “Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục”. Cụ thể: “Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục

học sinh về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc; Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với đất nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương; Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục”.

1.5.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương

Công tác GD thanh niên thấm nhuần lý tưởng, đạo đức cách mạng, nâng cao chất lượng GD văn hóa luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) đã chỉ rõ GD thanh niên phải hết sức “coi trọng giáo dục đạo lý làm người, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa, lịch sử dân tộc và bản sắc dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của mỗi người và tiền đồ của đất nước; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” [16; tr.63].

Ngày 12/12/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 201/2001/QĐ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển GD 2001-2010 đã khẳng định: “Thực hiện GD toàn diện về đức, trí, thể, mĩ’. Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT cũng nêu rõ: “Quy định về đạo đức nhà giáo là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở đánh giá, xếp loại và giám sát nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử

chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo”.

Đại hội lần thứ IX của Đảng (2001) nhấn mạnh: “ Hoàn thiện cơ chế, chính sách và luật pháp đế đảm bảo sự nghiệp giáo dục phát triển ổn định, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về con người và nguồn nhân lực cho đất nước phát triền nhanh và bển vũng. Ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục, xây dựng một nền giáo dục lành mạnh’’

[16; tr.193-194]; Đến Đại hội lần thứ X (2006), Đảng tiếp tục khẳng định:

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chếquản lý, nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam ” và“Khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực trong giáo dục [16; tr.95-97].

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức, trong đó nêu cao tinh thần đạo đức TTCM, Người đã tiếp thu những quan điểm đạo đức của chủ nghĩa Mác - Lênin và làm một cuộc cách mạng trên lĩnh vực đạo đức. Người gọi đó là đạo đức mới - đạo đức cách mạng: “Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu, nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải là danh vọng của cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”.Quan điểm của Người về đạo đức là những quan điểm khoa học, biện chứng, phù hợp với sự tiến hoá của xã hội loài người.Để có được đạo đức cách mạng. Mỗi người phải chăm lo tu dưỡng, kiên trì, bền bỉ suốt đời: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố, cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [30; tr.10]. Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, là nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc, Người nói: “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài.Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng

nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.Cho nên, đức là gốc, đức và tài phải kết hợp với nhau đế hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Bác khuyên thế hệ trẻ: “Cần phải trung thành, thật thà, chính trực” (Nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học Ngoại ngữ ngày 19/1/1955), “Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, giúp đỡ lẫn nhau” (Bài nói tại ĐHTN tích cực lao động ngày 17/3/1960).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng đp cho học sinh trung học phổ thông thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 45 - 49)