Về hình thức, tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng đp cho học sinh trung học phổ thông thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 70)

8. Cấu trúc của đề tài

2.3.4. Về hình thức, tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa

tỉnh Cà Mau

Qua tìm hiểu thực tiễn biết được các trường THPT ở thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau có tổ chức hoạt động GD TTCM ĐP cho học sinh với nhiều hình thức như: thông qua các hoạt động tập thể, thông qua công tác chủ nhiệm, thông qua sinh hoạt Đoàn... nhưng chưa thường xuyên và chưa đạt hiệu quả cao.

Để đánh giá đúng thực trạng về hình thức tổ chức giáo dục TTCM địa phương cho HS ở các trường THPT thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, chúng

tôi tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 80 GV; GVCN và giáo viên làm công tác Đoàn. Kết quả thu được ở bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7. Các hình thức giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh THPT thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Kết quả tổng hợp ( số ý kiến và tỉ lệ)

Rất hiệu quả Hiệu quả ít hiệu quả Chưa hiệu quả

Các hình thức GD

SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%)

Thông qua giảng dạy các môn văn hoá.

3 3,7 51 63,7 19 23,7 7 8,7 Thông qua công tác chủ

nhiệm.

2 2,5 53 66,2 21 26,2 4 5,0 Thông qua sinh hoạt tập

thể (sinh hoạt dưới cờ, ngoại khóa,...)

1 1,2 59 73,7 17 21,2 3 3,7

Thông qua các hoạt động của Đoàn TN. Hội liên

hiệp thanh niên.

3 11,2 53 66,2 18 22,5 6 7,5

Thông qua sinh hoạt truyền thống nhân các ngày lễ lớn trong năm, các chủ điểm tháng.

3 3,7 43 53,7 30 37,5 4 5,0

Qua thống kê kết quả khảo sát đối với giáo viên ở bảng 2.7, chúng tôi thấy việc giáo dục TTCM địa phương cho HS THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau thông qua nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, hiệu quả chưa cao, chưa

đồng đều. Hình thức GD TTCM ĐP cho học sinh thông qua sinh hoạt truyền thống nhân các ngày lễ lớn trong năm, các chủ điểm tháng và GD TTCM ĐP thông qua sinh hoạt tập thể (sinh hoạt dưới cờ, ngoại khóa...) là hai hình thức quan trọng và có vai trò rất lớn thì tỉ lệ cho là ít hiệu quả còn khá cao.

Hình thức giáo dục TTCM địa phương cho HS THPT chủ yếu thông qua các hoạt động giảng dạy học tập nội quy nhà trường sinh hoạt đoàn thể trong đó có vai trò của GV, GVCN, Đoàn thanh niên. Các hoạt động ngoại khóa ít được chú trọng. Trên thực tế các hoạt động ngoại khóa có khả năng giáo dục to lớn làm nảy sinh năng lực, phẩm chất tình cảm mới; làm phát triển năng lực, phẩm chất tốt đẹp ở học sinh. Do vậy, chúng ta cần tiếp tục đổi mới các hình thức giáo dục phối hợp nhiều hình thức hoạt động khác nhau, phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm tâm, sinh lý học sinh THPT.

Đối với các trường THPT thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, nội dung, hình thức giáo dục TTCM địa phương cho HS chưa phong phú, còn nặng nề về giáo huấn và mang tính hình thức nhiều, vì vậy cần phải có nhiều hình thức tổ chức giáo dục TTCM địa phương cho HS một cách phong phú, đa dạng, kết hợp với thực tiễn hoạt động, giữa chính khóa và ngoại khoá để lôi cuốn, hấp dẫn học sinh tham gia tự rèn luyện mình và để nâng cao hiệu quả giáo dục TTCM địa phương nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung cho học sinh các trường THPT ở tại thành phố.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trung học phổ thông thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Để tìm hiểu thực về nhận thức của cán bộ quản lí, GV, CMHS về quản lí GD đạo đức HS, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với 12 cán bộ quản lý, 80 GV của 04 trường với nội dung câu hỏi: “Quý thầy cô cho biết ý

kiến của mình về tầm quan trọng của quản lí GD TTCM ĐP cho HS theo các chức năng quản lí?”. Kết quả thu được ở bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Tầm quan trọng của các chức năng quản lý trong công tác GD TTCMĐP cho HS THPT Kết quả tổng hợp (số ý kiến và tỉ lệ) Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng STT Các chức năng quản lý SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1 Lập kế hoạch 80 86,9 12 13,0 0 0 0 0 2 Tổ chức thực hiện kế hoạch 87 94,5 5 5,4 0 0 0 0 3 Chỉ đạo thực hiện 82 89,1 8 8,6 2 2,1 0 0 4 Kiểm tra thực hiện kế hoạch 66 71,7 16 17,3 10 10,8 0 0

Kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy, đa số cán bộ quản lý và GV đều nhận thức được tầm quan trọng của quản lí GD TTCM ĐP cho HS theo các chức năng quản lí. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến xem nhẹ chức năng kiểm tra thực hiện kế hoạch. Thực tế cho thấy khi cán bộ quản lý và GV kiểm tra thực hiện kế hoạch GD TTCM ĐP thì hiệu quả GD sẽ được nâng lên bởi lẽ kiểm tra nhằm để hướng dẫn, tư vấn những biện pháp khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém, điều chỉnh kịp thời kế hoạch theo tình hình thực tế của nhà trường để thực hiện tốt hơn nữa các yêu cầu của mục tiêu, kế hoạch, chương trình GD TTCM ĐP cho HS. Đồng thời BGH nhà trường, GV phụ trách công tác GD TTCM ĐP cần phải chú trọng thông tin quản lý bởi vì BGH, GV đóng vai trò là chủ thể quản lý hoạt động GD TTCM ĐP cho HS

cần phải quan tâm đến thông tin phản hồi từ HS, CMHS về những việc làm được, những mặt chưa làm được về hoạt động GD TTCM ĐP cho HS để nhà quản lý điều chỉnh kế hoạch, nội dung GD, hình thức GD, phương pháp GD cho phù hợp.

2.4.1. Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phương cho học sinh trung học phổ thông thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Xây dựng kế hoạch là một chức năng của công tác quản lý trong nhà trường, bất kỳ một hoạt động nào được xác định là nội dung giáo dục trong năm học thì đều phải lập kế hoạch hoạt động. Nội dung giáo dục TTCM địa phương cho HS thường gắn liền với các hoạt động chính trị xã hội nhân các ngày lễ lớn trong năm. Gồm các nội dung cụ thể như sau:

- Ngày khai giảng năm học: 05/9 hàng năm.

- Kỷ niệm ngày 15/10: Ngày Hồ Chủ tịch gửi thư cho ngành giáo dục. - Kỷ niệm ngày 20/11: Ngày Nhà giáo Việt Nam.

- Kỷ niệm ngày 22/12: Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. - Kỷ niệm ngày 03/2: Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. - Kỷ niệm ngày 26/3: Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Kỷ niệm ngày mùng 10 tháng 3 (âm lịch): Ngày giỗ tổ Hùng Vương - Kỷ niệm ngày 30/4 và 01/5: Ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động.

- Kỷ niệm ngày 19/5: Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Để đánh giá đúng thực trạng về việc xây dựng kế hoạch giáo dục TTCM địa phương cho HS đã được triển khai trong quá trình giáo dục ở 04 trường THPT thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với 12 thầy (cô) là cán bộ quản lí (Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), kết quả khảo sát thu được ở biểu đồ 2.1 như sau:

Trong quá trình khảo sát cho thấy hầu hết Hiệu trưởng các trường THPT không xây dựng kế hoạch riêng cho công tác này. Trong thực tế các hoạt động chính trị xã hội thường được giao cho lực lượng Đoàn trường phụ trách và làm nòng cốt, tổ chức các hoạt động theo nội dung đã xây dựng từ trước. Qua đó đoàn trường chỉ lên chương trình hoạt động giáo dục TTCM địa phương cho HS, và coi đó là một nội dung trong kế hoạch công tác đoàn của năm học. Ngoài ra, trong chương trình bộ môn Lịch sử bậc THPT có một số tiết dạy lịch sử địa phương trong phân phối chương trình. Đồng thời, khi tổ chức các hoạt động giáo dục mà có liên quan tới giáo dục truyền thống cách mạng và truyền thống cách mạng địa phương đều có sự tham gia quản lý, hướng dẫn của lực lượng giáo viên chủ nhiệm và tổ chuyên môn Lịch sử. Do đó,

6 12 4 4 9 0.00% 50.00% 100.00% 33.33% 33.33% 75.00% 0 2 4 6 8 10 12 14

Hiệu trưởng Phó hiệu trưởngPhụ trá ch Đoàn Tổ trưởng bộ môn Lịch Sử

Giá o vi ên bộ môn Lị ch Sử

Giá o vi ên chủ nhi ệm lớp

Biểu đồ 2.1: Thực trạng tổ chức và cá nhân xây dựng kế hoạch GD TTCM ĐP cho HS.

Số lượng Tỷ l ệ %

hiệu trưởng còn giao cho tổ chuyên môn Lịch sử, GVCN, xây dựng kế hoạch giáo dục TTCM địa phương cho HS trong năm học.

Khi khảo sát thực tế, thăm dò, thu thập thông tin cũng như trao đổi, hỏi ý kiến BGH, giáo viên, từ các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau cho thấy rằng, hiệu trưởng ở các trường THPT đều có xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động giáo dục TTCM địa phương cho HS, nhưng hầu hết không có hiệu trưởng nào xây dựng kế hoạch riêng cho công tác này. Chứng tỏ rằng, hầu hết các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau còn thờ ơ chưa coi trọng và chưa có sự quan tâm đúng mức đối với công tác giáo dục TTCM địa phương cho HS. Hiệu trưởng cần chú trọng hơn công tác xây dựng kế hoạch GD TTCM địa phương.

2.4.2. Quản lý hoạt động tổ chức, chỉ đạo giáo dục truyền thống địa phương cho học sinh trung học phổ thông thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau

Chỉ đạo, tổ chức, thực hiện là một chức năng của công tác quản lý trong nhà trường, bất kỳ một hoạt động nào được xác định là nội dung giáo dục trong năm học thì sau khi xây dựng kế hoạch hoạt động đều phải chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động đó nhằm đạt hiệu quả giáo dục một cách cao nhất. Việc tổ chức, chỉ đạo là thiết lập bộ máy, sắp xếp nhân sự, phân công trách nhiệm nhằm phát huy tính tích cực của chủ thể hoạt động và quản lý quá trình hoạt động. Chỉ đạo là quá trình liên kết, phối hợp giữa các thành viên trong tổ chức, nhằm huy động, hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động đúng hướng, đúng kế hoạch và đạt mục tiêu đề ra của hoạt động. Để cho hoạt động giáo dục tiến hành một cách đồng bộ và thống nhất, mang lại hiệu quả tốt nhất đòi hỏi chủ thể hoạt động phải tổ chức và chỉ đạo hoạt động một cách chặt chẽ và khoa học. Tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 12 thầy (cô) là cán bộ quản lý (Hiệu Trưởng; Phó Hiệu Trưởng, kết quả thu được ở biểu đồ 2.2 như sau:

Nhìn vào kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy hiệu trưởng các trường THPT phần lớn giao cho ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bí thư đoàn trường (100%); GVCN( 66,67%), tổ trưởng bộ môn( 33,33%). Như vậy, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chung, bên cạnh đó hiệu trưởng cũng chưa phân công cho cá nhân hoặc một nhóm tổ chức nào chịu trách nhiệm chính trong việc quản lí giáo dục TTCM địa phương cho HS. Điều này cho thấy sẽ có trùng lặp về nội dung cần giáo dục, sự chồng chéo về thời gian tổ chức hoạt động giữa các khối lớp chưa được nhịp nhàng, chồng chéo, đảo lộn cả nội dung lẫn hình thức tổ chức. Qua đó một lần nữa cho thấy hiệu trưởng các trường THPT chưa thực sự chú trọng công tác giáo dục TTCM địa phương cho HS.

Chúng tôi tiến hành khảo sát 12 cán bộ quản lý; 80 GV và GV phụ trách đoàn về việc đánh giá các nội dung tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục TTCM địa phương cho học sinh đã làm tốt trong những năm qua. Kết quả thu được ở bảng 2.9 như sau:

12 0 6 12 4 4 8 0 100.00% 0.00% 50.00% 100.00% 33.33% 33.33% 66.67% 0.00% 0 2 4 6 8 10 12 14 Ban chỉ đạo hoạt động GD NGLL

Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng Phụ trá ch Đoà n Tổ trưởng bộ môn Lịch Sử Gi á o viên bộ môn Lịch Sử Giá o vi ên chủ nhiệm lớp Tổ chức và cá nhâ n khác

Biểu đồ 2.2: Thực trạng tổ chức, chỉ đạo công tác GD TTCM ĐP cho HS

Số lượng Tỷ l ệ %

Bảng 2.9. Đánh giá các nội dung tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục TTCM địa phương cho HS trong những năm qua

Kết quả tổng hợp ( Số ý kiến và tỉ lệ) Tốt Khá TB Yếu TT Nội dung SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục TTCM ĐP cả năm trong toàn trường

51 55,4 30 32,6 9 9,7 2 2,7

2

Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức cho các lực lượng tham gia giáo dục TTCM địa phương 49 53,2 25 27,1 12 13,0 6 6,5 3 Chỉ đạo các bộ phận phối hợp thực hiện các nhiệm vụ giáo dục TTCM địa phươngcho HS 60 65,2 19 20,6 11 11,9 2 2,7 4 Chỉ đạo giáo dục TTCM địa phương thông qua các bài giảng trên lớp

45 48,9 33 35,8 10 18,8 4 4,3

5

Chỉ đạo giáo dục TTCM địa phương thông qua hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

79 85,8 13 14,1 0 0 0 0

6

Chỉ đạo giáo dục TTCM địa phương thông qua các đợt thi đua theo các chủ đề lớn

61 66,3 31 33,6 0 0 0 0

7

Chỉ đạo giáo dục TTCM địa phương thông qua tiết sinh hoạt lớp, HĐ NGLL

50 54,3 32 34,7 10 10,8 0 0

8

Chỉ đạo giáo dục TTCM địa phương thông qua hoạt động chào cờ hàng tháng

43 46,7 31 33,6 19 20,6 9 9,7

Kết quả khảo sát cho thấy đánh giá về thực trạng về tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục TTCM địa phương ở các trường THPT của huyện cho thấy lãnh đạo ở các trường chỉ đạo tương đối tốt với các nội dung đã nêu trên. Tuy nhiên, còn một số nội dung chưa đạt yêu cầu đề ra. Mối quan hệ công việc của các cá nhân, bộ phận thiếu sự đồng bộ, chức trách, nhiệm vụ của các cá nhân, các bộ phận chưa rõ ràng. Khi triển khai kế hoạch công tác giáo dục TTCM địa phương chưa thực sự sáng tạo, chưa quy tụ nhiều người tham gia. Nếu có tham gia thì còn mang tính cưỡng ép, chưa thật sự tự nguyện. Khi phỏng vấn một số cán bộ quản lý và giáo viên về công tác chỉ đạo thì được biết việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức cho các lực lượng tham gia giáo dục TTCM địa phương cho HS, bồi dưỡng về công tác giáo dục TTCM địa phương cho giáo viên hầu như chưa được triển khai bao giờ, chính vì lẽ đó mà nội dung này chưa được thực hiện tốt.

Công tác phối hợp giữa nhà trường , gia đình và xã hội để giáo dục các em trong hoạt động GD TTCM ĐP cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, hầu như

công tác này rất ít được quan tâm. Trong khi đó, chúng ta hiểu rằng giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao. Muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh cần phải coi trọng cả giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện các phẩm chất năng lực cho học sinh là quá trình lâu dài và diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau. Mỗi một môi trường sẽ tác động một cách, có tác động tích cực lẫn có tác động tiêu cực. Chính vì thế, để mục tiêu giáo dục đạt hiệu quả cao cần có sự kết hợp chặc chẽ của toàn xã hội. Để tìm hiểu về công tác này tại các trường THPT thành phố Cà Mau, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu đối với 80 GV; GVCN và giáo viên làm công tác Đoàn. Kết quả thu được ở bảng 2.10 như sau:

Bảng 2.10. Công tác phối hợp trong hoạt động GDTTCMĐPcho học sinh THPT thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Kết quả tổng hợp ( số ý kiến và tỉ lệ)

Thường xuyên Không thường xuyên Không có

Các lực lượng GD ngoài nhà trường

SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) Chính quyền địa phương các cấp 58 72,5 22 27,5 0 0

Ban, ngành, đoàn thể, hội ở địa phương (Cựu chiến binh,

hội Nông dân,…)

31 38,7 43 53,7 6 7,5

Các lực lượng ở địa phương ( Bộ đội, Công an …)

35 43,7 45 56,2 0 0

Ban Đại diện Cha mẹ HS 71 88,7 9 11,2 0 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng đp cho học sinh trung học phổ thông thành phố cà mau tỉnh cà mau (Trang 70)