8. Cấu trúc của đề tài
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục truyền thống cách mạng địa phươngcho
cho học sinh trung học phổ thông
Lãnh đạo công tác GD TTCM ĐP là khả năng tạo sự ảnh hưởng, động viên và chỉ dẫn các bộ phận và cá nhân nhằm đạt mục tiêu GD TTCM ĐP cho HS.Còn chỉ đạo là quá trình tác động và ảnh hưởng của BGH tới các bộ phận và cá nhân sao cho họ tích cực, tự giác và chủ động để hoàn thành nhiệm vụ GD TTCM ĐP với chất lượng cao.
Chỉ đạo là khâu quan trọng tạo nên thành công của kế hoạch đã dự kiến. Ớ khâu này đòi hỏi BGH phải biết vận dụng khéo léo các phương pháp và nghệ thuật chỉ đạo, bao gồm liên kết bộ máy điều hành, huy động các lực lượng GD và đối tượng GD tham gia hoạt động, cụ thể: Chỉ đạo Ban chỉ đạo hoạt động GD TTCM ĐP; Chỉ đạo hoạt động của GVBM, tổ chuyên môn thực hiện hoạt động GD TTCM ĐP; Chỉ đạo hoạt động của GVCN, tổ chủ nhiệm thực hiện hoạt động GD TTCM ĐP; Chỉ đạo các bộ phận khác trong nhà trường thực hiện hoạt động GD TTCM ĐP (Nhân viên thư viện, nhân viên bảo vệ, nhân viên thiết bị...). Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường thực hiện hoạt động GD TTCM ĐP.
Ngoài ra, BGH còn lãnh đạo phối hợp chặt chẽ với các bộ phận bên ngoài nhà trường như phối hợp với CMHS; Phối hợp với các lực lượng xã hội khác: Hội khoa học lịch sử, Hội cựu chiến binh, Hội khuyến học ở ĐP...
Trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo, hiệu trưởng cần thông qua chức năng thông tin quản lý, bằng nhiều kênh thông tin từ GV, HS, CMHS, ĐP...để
nắm bắt tình hình hoạt động, đúc kết kinh nghiệm, động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều cố gắng, sáng tạo và đạt thành tích cao trong công tác GD TTCM ĐP cho HS. Đồng thời lãnh đạo và chỉ đạo phải luôn gắn liền với kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở. Có như vậy mới thúc đẩy được hoạt động GD TTCM ĐP cho HS ngày càng phát triển và đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn. Để hoạt động GD TTCM ĐP cho HS mang tính bền vững, hiệu quả, chất lượng đòi hỏi hiệu trưởng cần có biện pháp điều chỉnh hoặc xử lý sao cho đạt được mục đích, yêu cầu GD đề ra theo từng giai đoạn nhất định. Đồng thời hiệu trưởng phải biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên kích thích, tôn trọng, tạo điều kiện cho các bộ phận và cá nhân phát huy năng lực và tính sáng tạo của họ.