Cách thức tiến hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 110 - 132)

Để thăm dò tính cần thiết và tính khả thi, tác giả đề tài đã trưng cầu ý kiến 01 Phó Trưởng phòng, 01 chuyên viên phụ trách TH Phòng GD – ĐT thành phố Vị Thanh; 14 CBQL, 14 GV Tổng phụ trách Đội TNTPHCM và 70 GV của 14 trường

TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang thu được kết quả qua Bảng 3.1. Bảng

3.2.

Bảng 3.1. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức

81,1 18,9 0 0

2

Cải tiến việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học

65,9 34,1 0 0

3

Đổi mới việc tổ chức thực hiện tốt kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học

65,2 34,8 0 0

4 Tăng cường chỉ đạo kế hoạch giáo dục đạo

đức sinh ở các trường tiểu học 68,1 31,9 0 0

5

Hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học

63,8 36,2 0 0

6

Đẩy mạnh sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học

62,3 37,7 0 0

Trung bình 67,7 32,3 0 0

Qua kết quả khảo nghiệm, cho thấy các biện pháp đề xuất ra đều được đánh giá ở mức độ cần thiết trung bình là 32,3% và rất cần thiết trung bình là 67,7%.

Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất

STT Các biện pháp quản lý Mức độ khả thi (%) Rất khả Khả thi Ít khả Không khả thi

1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về mục đích, vai trò và ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức

81,1 18,9 0 0

2

Cải tiến việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học

66,7 33,3 0 0

3

Đổi mới việc tổ chức thực hiện tốt kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học

60,9 39,1 0 0

4 Tăng cường chỉ đạo kế hoạch giáo dục đạo

đức sinh ở các trường tiểu học 69,6 30,4 0 0

5

Hoàn thiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học

65,8 34,2 0 0

6

Đẩy mạnh sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học

62,3 27,7 0 0

Trung bình 67,7 32,3 0 0

Qua kết quả khảo nghiệm, cho thấy các biện pháp đề xuất ra đều được đánh giá ở mức độ khả thi trung bình là 32,3% và rất khả thi trung bình là 67,7%.

Từ đó có thể khẳng định rằng các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS nêu trên có thể vận dụng vào thực tiễn QL, nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS các trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Tiểu kết chương 3

GDĐĐ cho HS trường TH là một quá trình lâu dài và phức tạp. Đó là quá trình thực hiện đồng bộ giữa nâng cao nhận thức và hình thành thái độ, cảm xúc, niềm tin và thói quen hành vi theo các chuẩn mực ĐĐ. Để quá trình đó mang lại hiệu quả như mong muốn, đề tài đã căn cứ vào kết quả khảo sát thực trạng và dựa

vào cơ sở lý luận của QL hoạt động GDĐĐ cho HS trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đã đề xuất ra 6 biện pháp cụ thể được trình bày trong chương 3 của đề tài. Những biện pháp này được xây dựng theo 7 nguyên tắc phù hợp với thực tiễn các trường và cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Đặc biệt các cán bộ QLGD và các chuyên gia đánh giá cao tính khả thi và sự cần thiết của tất cả các biện pháp này. Chính vì vậy, cần phải thực hiện đồng bộ và gắn bó các biện pháp này với nhau, làm tiền đề cho nhau nhằm đạt được kết quả tối ưu trong hệ thống QL của các trường TH. Kết quả thử nghiệm cho thấy có sự chuyển biến và thay đổi theo hướng tích cực hơn về nhận thức, thái độ và hành vi của HS. Điều này cho phép bước đầu khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và việc hoàn thành nghiên cứu của đề tài.

Đặc biệt, các biện pháp đề xuất qua khảo sát đều được đánh giá cần thiết và khả thi và bước đầu có thể vận dụng trong thực tiễn để QL hoạt động GDĐĐ cho HS trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Việc đổi mới và nhân rộng các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS không chỉ đối với các trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, mà còn cho các trường TH ở các địa phương với những điều kiện tương tự.

KẾT LUẬN VÀ KHUYỂN NGHỊ 1. Kết luận

GDĐĐ cho HS là một bộ phận của quá trình GD tổng thể nên phải đảm bảo chặt chẽ của quy trình QLGD. Quy trình QL hoạt động GDĐĐ học sinh là một quy trình mang tính toàn vẹn và thống nhất từ: “Lập kế hoạch - tổ chức - chỉ đạo - kiểm

tra, đánh giá kết quả”. Mỗi chức năng có vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ

chặt chẽ, đan xen nhau, bổ sung cho nhau; thực hiện tốt chức năng này sẽ tạo cơ sở, điều kiện cho các chức năng tiếp theo.

1.1.Về mặt lý luận

ĐĐ là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người. Ở mọi thời đại, mọi quốc gia, vấn đề ĐĐ và GDĐĐ là công việc quan trọng luôn được quan tâm và tạo mọi điều kiện. Ở nước ta, mục tiêu của NT là đào tạo ra những con người phát

triển toàn diện. Do đó, công tác QL GDĐĐ học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong NT hiện nay. Trong đó, tăng cường công tác QL hoạt động GDĐĐ cho HS là một việc làm mang tính cấp thiết, nó không chỉ là nhiệm vụ của ngành GD mà còn là của toàn XH.

QL hoạt động GDĐĐ cho HS có vị trí quan trọng trong toàn bộ quá trình GD nói chung và GDĐĐ nói riêng ở các trường TH. Đây là quá trình lâu dài, phức tạp đòi hỏi có sự quan tâm của BGH nhà trường trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác. Việc nghiên cứu lý luận đã định hướng và xác lập cơ sở khoa học, giúp tác giả nghiên cứu đề tài nắm bắt một cách có hệ thống về biện pháp QL.

Việc tiếp cận chức năng QL trong QL hoạt động GDĐĐ cho HS trường TH là phù hợp, giúp BGH nhà trường tổ chức và chỉ đạo có hiệu quả hoạt động GDĐĐ cho HS.

1.2. Về thực tiễn

Hoạt động GDĐĐ cho HS tiểu học ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực; CBQL, GV đã có nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho HS; đa số HS có nhận thức tốt về vai trò và tầm quan trọng của công tác GDĐĐ. Tuy nhiên, việc QL hoạt động này còn những tồn tại, hạn chế như: việc lập KH, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ chưa cụ thể, chặt chẽ, chưa thường xuyên.

Công tác GDĐĐ học sinh trong giai đoạn hiện nay càng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn, cần thiết hơn khi toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tuởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nó sẽ là nguồn lực tinh thần to lớn thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. GDĐĐ học sinh là trách nhiệm của toàn XH, trong đó GD ở NT có vai trò định hướng. Đó là sứ mệnh lịch sử, vinh dự và trách nhiệm mà XH giao cho NT và mỗi chúng ta nói riêng, ngành GD&ĐT nói chung.

Qua việc tìm hiểu và xử lý kết quả điều tra, có thể khẳng định công tác QL hoạt động GDĐĐ cho HS trường TH đã có những ưu điểm, hạn chế và xác định được những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kết quả QL hoạt

động GDĐĐ cho HS trường TH. Việc nghiên cứu thực tiễn cho thấy, QLGD trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang hiện nay chưa được thực hiện theo một định hướng như một quá trình GD trọn vẹn, chưa được TC một cách khoa học. Chính vì vậy, việc hình thành định hướng GDĐĐ cho HS còn thiếu đi tính vững chắc, dễ bị dao động, ảnh hưởng bởi sự tác động của các yếu tố bên ngoài cuộc sống và XH. Từ kết quả đánh giá thực trạng cho thấy khái quát hóa các đánh giá của các cán bộ QLGD, GV, tự đánh giá của HS và các lực lượng GD có sự thống nhất, đồng thuận khá cao về thực trạng GDĐĐ, QL hoạt động GDĐĐ cho HS trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang như sau:

+ Nhận thức còn chung chung, thái độ thiếu say mê, hành động tìm tòi sáng tạo còn chưa phát huy hết khả năng mặc dù ĐĐ nói chung về yêu nước, chấp hành, nội quy, tích cực tham gia các hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể, hoạt động XH, mối quan hệ với mọi người,... đều đạt ở mức tương đối cao.

+ QL hoạt động GDĐĐ cho HS trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang còn hạn chế. Vì nhận thức chưa rõ tầm quan trọng của GDĐĐ và QL hoạt động GDĐĐ cho HS và còn thiếu một số biện pháp phù hợp với bối cảnh đổi mới GD.

1.1.3. Kết quả nghiên cứu

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích thực trạng ở trên tác giả đề xuất 8 biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS. Các biện pháp đã được tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi tại các trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Kết quả đa số cho rằng 8 biện pháp đề xuất đều có tính khả thi và cần thiết.

Điều đó có thể khẳng định rằng đề tài đã bám sát được yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Đề tài có giá trị thực tiễn vì nó đã giải quyết được một trong những vấn đề có tính cấp bách và chiến lược của GD trong bối cảnh đổi mới GD với những thách thức và biến động to lớn ở thế kỉ XXI ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình QL hoạt động GDĐĐ cho HS. Với những nghiên cứu trên, tác giả của đề tài này hy vọng sẽ góp phần nâng cao toàn diện chất lượng GDĐĐ cho HS. Đặc

biệt, mong muốn các biện pháp này sẽ được nhân rộng kết quả và có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cá cán bộ QLGD, GV, các lực lượng GD tham gia QLGD đạo đức cho HS trường TH.

2. Khuyến nghị

Dựa trên thực tiễn GDĐĐ và QL hoạt động GDĐĐ ở các trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, để có điều kiện thực hiện tốt các biện pháp đã đề xuất ở trên một cách có hiệu quả tối ưu. Xin nêu ra một số khuyến nghị như sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Biên soạn, xuất bản thêm nhiều sách, tài liệu tham khảo về nội dung, biện pháp GDĐĐ cho HS phù hợp với giai đoạn hiện nay.

Xây dựng hệ thống văn bản pháp quy xác định nhiệm vụ, quy định trách nhiệm, nội dung thực hiện việc QL hoạt động GDĐĐ cho từng bộ phận, tổ chức và cá nhân trong các trường TH.

Xây dựng bảng đánh giá ĐĐ về lượng hóa tiêu chuẩn ĐĐ của HS nhằm giúp các NT nói chung và các trường TH nói riêng dễ dàng vận dụng trong quá trình đánh giá, xếp loại phẩm chất cho HS.

Trang bị cho CBQL giáo dục những kiến thức cần thiết về QL, đặc biệt là QL hoạt động GDĐĐ cho HS trường TH.

Xây dựng và ban hành các chế độ chính sách thỏa đáng đối với đội ngũ CBQL, GV và các lực lượng GD tham gia QL hoạt động GDĐĐ cho HS.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang

Tăng cường chỉ đạo công tác GDĐĐ cũng như QL hoạt động GDĐĐ học sinh trong tình hình mới.

Định kỳ TC bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho GV và CBQL giáo dục tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS.

2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Vị Thanh

Cần quan tâm, chỉ đạo các trường TH thực hiện các biện pháp quản lý GDĐĐ cho HS và phải coi đây là cơ sở để thực hiện phong trào thi đua.

phương pháp GDĐĐ cho HS nhằm phù hợp với thực tiễn.

Quy định cụ thể về cơ chế phối hợp QL các trường TH với các lực lượng GD trong việc thực hiện QL hoạt động GDĐĐ cho HS trong bối cảnh đối mới GD.

Tăng cường kiểm tra KH thực hiện công tác QL hoạt động GDĐĐ cho HS ở trường TH.

2.4. Đối với 14 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Vị Thanh

Xây dựng kế hoạch QL hoạt động GDĐĐ cho HS một cách chu đáo theo năm, học kỳ, tháng, tuần và TC thực hiện tốt KH.

Xây dựng môi trường GD lành mạnh, thống nhất giữa GD gia đình, NT và XH trong QL hoạt động GDĐĐ cho HS như một vòng tròn khép kín không tuyệt đối hóa vai trò của chủ thể nào.

Phối hợp tốt với các lực lượng ngoài NT, huy động mọi nguồn lực để phục vụ công tác QL hoạt động GDĐĐ cho HS.

Kiểm tra đánh giá kểt quả GDĐĐ học sinh phải đảm bảo công bằng, công khai, khen thưởng, động viên và nhắc nhở kịp thời.

2.5. Đối với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên Tổng phụ trách Đội

Thực hiện tốt vai trò liên kết giữa các lực lượng GD trong và ngoài NT tham gia GDĐĐ cho HS. Là đầu mối, cầu nối rất quan trọng trong công tác QL hoạt động GDĐĐ cho HS.

TC Đội TNTPHCM của các trường TH cần thường xuyên bám sát nội dung, thay đối hình thức các HĐ, đa dạng hóa các loại hình HĐ nhằm đáp ứng nhu cầu và phát huy vai trò chủ thể của HS.

2.6. Đối với cha mẹ học sinh

Tham dự đầy đủ và có trách nhiệm các cuộc họp CMHS do NT tổ chức. Thường xuyên liên hệ với GV chủ nhiệm lớp để nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con; kịp thời phối hợp với NT để giáo dục HS.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2007), Tài liệu hướng dẫn Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia.

2. Đặng Quốc Bảo (2014), “Kiến tạo mô hình nhà trường thực hiện giáo dục đạo

đức - pháp luật - lối sống, nền nếp cho thế hệ trẻ trong bối cảnh hiện nay”, Kỷ yếu Xây dựng mô hình quản lý trường học trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều lệ Trường tiểu học Ban hành kèm theo Thông tư

số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục Việt Nam giai đoạn

2006-2020.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011

– 2020, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

7. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý quá trình sư phạm trong nhà trường phổ

thông,NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

8. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006), Cơ sở khoa học quản lý - bài

giảng quản lý giáo dục, Hà Nội.

9. Chỉ thị số 06 - CT/TW ngày 7/11/2006 Của Bộ Chính trị về cuộc vận động

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 110 - 132)