Mục tiêu giáo dục đạo đức học sin hở trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 31 - 32)

Điều 27, Luật Giáo dục (2005) đã nêu rõ: “Mục tiêu của GD phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về ĐĐ, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XH chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [23, tr.29].

Mục tiêu là nhằm trang bị cho HS những tri thức cần thiết về ĐĐ nhân văn, văn hóa XH, tri thức về cuộc sống, giao tiếp ứng xử, học tập, lao động, hoạt động XH. Thông qua hoạt động GD này để hình thành ở HS thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin ĐĐ trong sáng đối với bản thân, mọi người xung quanh, hình thành thói quen tự giác thực hiện những chuẩn mực ĐĐ xã hội, chấp hành quy định của pháp luật, nỗ lực học tập rèn luyện.

ĐĐ là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành vi. ĐĐ là gốc bên trong được chuyển hóa thành lời nói và hành vi tốt đẹp bên ngoài. Tức là con người phải có nhận thức đúng về sự vật hiện tượng và từ đó có lời nói, hành vi tốt đẹp, đúng đắn với sự vật hiện tượng. Để có được nhận thức đúng cần phải được GD. ĐĐ con người không phải có sẵn mà phải được GD. “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do GD mà nên”. GDĐĐ phải được thực hiện ngay từ lúc nhỏ đặc biệt từ lứa tuổi TH [27, tr.69].

Mục tiêu GDĐĐ cho HS là chuyển hóa những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức XH thành phẩm chất ĐĐ nhân cách cho HS, hình thành ở HS thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ý thức tự giác thực hiện các chuẩn mực của XH, thói quen chấp hành các quy định của pháp luật. Vì vậy mục tiêu GDĐĐ học sinh ở các trường TH là:

+ Về kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi ĐĐ và chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ của các em với bản thân; với người khác; với công việc; với cộng đồng, đất nước, nhân loại; với môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó.

+ Về kĩ năng: Bước đầu hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống.

+ Về thái độ: Bước đầu hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương, tôn trọng con người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.

Nói tóm lại, mục tiêu của hoạt động GDĐĐ cho HS trường TH là làm sao cho quá trình GDĐĐ tác động trực tiếp đến người học để hình thành ý thức tình cảm và niềm tin ĐĐ, tạo lập được những thói quen hành vi ĐĐ cho HS. Thực hiện các yêu cầu về GDĐĐ đặt trong chương trình GD tiểu học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 31 - 32)