Nâng cao nhận thức cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 83 - 86)

3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ CBQL và GV là yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng GDĐĐ cho HS và chất lượng GD toàn diện trong NT. Khi nhận thức đúng về vấn đề ĐĐ càng sâu sắc, thấy được trách nhiệm của bản thân đối với ĐĐ thì công tác huy động các lực lượng chủ yếu tham gia vào các hoạt động GDĐĐ cho HS sẽ dễ dàng hơn, việc TC các hoạt động GDĐĐ sẽ được hưởng ứng tích cực hơn. Điều đó có nghĩa là đã đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như trong hành động của mỗi chủ thể, tạo nên một sức mạnh tổng hợp thực hiện các mục tiêu đề ra của hoạt động GD này.

Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và GV trong trường TH là nhằm mục đích làm cho đội ngũ CBQL, GV và các TC Đoàn thể trong các NT nhìn nhận sâu sắc hơn về tầm quan trọng và sự cấp thiết của hoạt động GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS nói riêng, đồng thời góp phần hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam nói chung.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Làm cho đội ngũ CBQL, GV và HS trong các NT nắm vững được các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định, quy chế của ngành và hướng dẫn của các cơ quan QLGD về hoạt động GDĐĐ. Cung cấp kiến thức về ĐĐ, những hậu quả đã, đang và sẽ xảy ra khi ĐĐ bị xuống cấp.

3.2.1.3. Cách thức tiến hành biện pháp

+ Trách nhiệm của HT và CBQL của NT

Cần nắm vững các văn bản của cấp trên về hoạt động GDĐĐ; quán triệt các văn bản này đến tập thể CB, GV, NV trong NT qua các cuộc họp hội đồng sư phạm; thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt dưới cờ để quán triệt, triển khai đến toàn thể HS và thông qua các cuộc họp CMHS để thông tin đến CMHS một cách đầy đủ, kịp thời; chỉ đạo, vận động các lực lượng trong NT cùng tham gia thực hiện hoạt động này đạt hiệu quả.

Chỉ đạo TC chuyên đề, các buổi thảo luận về hoạt động GDĐĐ cho HS, phân bố về thời gian, lựa chọn địa điểm, nội dung, hình thức và cách tiến hành. Thành phần tham dự gồm có tất cả CB, GV, NV, Ban đại diện CMHS, mời đại diện chính quyền địa phương, các đoàn thể. Qua đó, đề ra được những hình thức và biện pháp thích hợp để GDĐĐ và QL hoạt động GDĐĐ cho HS.

+ Trách nhiệm của GV

Cần nhận thức được các vấn đề cốt lõi của ĐĐ, tìm hiểu về giá trị ĐĐ và những tác hại của những hành vi thái độ phi ĐĐ qua sách báo, thông tin truyền thông,… hiểu được sâu sắc ý nghĩa của việc GDĐĐ.

Tham gia đầy đủ và tích cực đóng góp ý kiến trong các buổi chuyên đề do trường hay cấp trên TC. Bản thân phải là tấm gương sáng về phẩm chất ĐĐ cho HS noi theo.

GV là người có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS. Vì vậy, GV chủ nhiệm cần có nhận thức đúng đắn về mục tiêu GD hiện nay với tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình và biết vận dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức GDĐĐ cho HS qua các bài dạy trong môn ĐĐ; các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể, tham gia các phong trào do NT, ngành TC.

GV cần thiết kế bài giảng, TC, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn để động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho HS, giúp học sinh đạt được những yêu cầu cơ bản, tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, lĩnh hội kiến thức về ĐĐ. Trong quá trình dạy học, GV cần chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã có của HS về các chuẩn mực, hành vi ĐĐ; tạo niềm vui, hứng thú, nhu cầu hành động, thái độ tự tin trong học tập cho HS; từ đó, giúp HS phát huy tối đa năng lực, tiềm năng của các em.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Lãnh đạo NT phải có quyết tâm cao trong chỉ đạo hoạt động GDĐĐ cho HS, xem đây là một trong những nội dung chính, cốt lõi trong nhiệm vụ GD của NT.

Đầu tư, trang bị thêm CSVC cho NT để thực hiện các buổi chuyên đề, các buổi sinh hoạt tập thể.

Tập thể NT đoàn kết, thống nhất trong thực hiện nhiệm vụ. Mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức GDĐĐ cho HS được công khai, lấy ý kiến rộng rãi trong tập thể GV và được sự nhất trí cao.

Để thực hiện hiệu quả công tác GDĐĐ học sinh thì bên cạnh việc xây dựng nội quy kỷ luật HS, cần xây dựng nội quy kỷ luật lao động của CBGV, cần kiến tạo bầu không khí tâm lý tích cực trong NT và ngoài XH, có quan hệ đồng nghiệp thân thiết, tương trợ đoàn kết, có môi trường lành mạnh,… sự mẫu mực trong sinh hoạt, lối sống của CBGV sẽ là tấm gương soi có tác dụng GD rất lớn đối với HS.

3.2.2. Cải tiến việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 83 - 86)