Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sin hở trường tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 69 - 71)

GIANG

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh ở trường tiểu học thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

KH là một tập hợp hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đề ra. Lập KH là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của QL. Lập KH là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà QL bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp nhà QL xác định được các chức năng còn lại nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. QL việc thực hiện KH là giám sát quá trình thực hiện KH, việc triển khai các hoạt động trong KH. Để nắm được thực trạng việc thực hiện vấn đề này ở các trường thời gian qua ra sao, tác giả đã tiến hành khảo sát 70 GV và 14 CBQL ở các trường TH thành phố

Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang thu được kết quả ở Bảng 2.12.

Bảng 2.12. Mức độ thực hiện việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh

Nội dung quản lý CBQL GV

ĐTB TH ĐTB TH Xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức mang tính kế

thừa mục tiêu giáo dục 1,71 4 1,71 7

Xây dựng và hoàn thiện nội dung giáo dục đạo đức

trong chương trình chính khóa 2,14 2 2,14 2

Xây dựng nội dung giáo dục đạo đức lồng nghép trong hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động ngoại khóa

Đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức

trong giáo dục và giảng dạy 2,50 1 2,27 1

Xây dựng kế hoạch thực hiện các khâu của hoạt động

giáo dục đạo đức 1,50 5 2,13 3

Dự toán kinh phí, lập định mức chi cho hoạt động giáo

dục đạo đức 1,36 6 2,04 6

Sắp xếp thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức trong chương trình chính khóa và hoạt động ngoại khóa

1,29 7 2,11 4

Điểm trung bình chung 1,47 2,08

Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy mức độ thực hiện việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS được CBQL đánh giá mức độ thực hiện với điểm trung bình chung là 1,47 so với thang giá trị đo thì công tác này thực hiện mức độ yếu; tương tự công việc này, GV đánh giá mức độ thực hiện với điểm trung bình chung 2,08 so với thang giá trị đo đạt mức trung bình. Nội dung “Xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức mang tính kế thừa mục tiêu giáo dục” được GV đánh giá là thực hiện yếu nhất; trong khi nội dung “Sắp xếp thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức trong chương trình chính khóa và hoạt động ngoại khóa” được CBQL đánh giá là thực hiện yếu nhất. Như vậy, có thể nhận thấy đa số HT các trường TH chưa cụ thể hóa được KH cho từng khâu của hoạt động GDĐĐ, kéo theo đó là mục tiêu GDĐĐ tính kế thừa mục tiêu giáo dục chưa rõ, phần lớn các trường chỉ dựa vào mục tiêu chung của giáo dục để xây dựng nên mục tiêu GDĐĐ cho HS, chưa có sự thống nhất giữa các trường với nhau. Các nội dung như “Dự toán kinh phí, lập định mức chi cho hoạt động giáo dục đạo đức” cũng được đánh giá mức độ trung bình. Như vậy trên thực tế, qua khảo sát cho thấy tất cả 14 trường TH ở thành phố Vị Thanh đều có xây dựng kế hoạch QL hoạt động GDĐĐ cho HS. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các KH của HT các trường, tác giả nhận thấy mục tiêu chưa xác định rõ còn chung chung; nội dung GDĐĐ cho HS không có tính mới; không có chương trình cụ thể cho từng khối lớp; công tác QL việc thực hiện KH chưa được quan tâm thực

hiện thường xuyên. Việc lập KH còn yếu là do một số cá nhân trong TC còn chưa quan tâm đến hoạt động này. Khâu xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS chưa sát thực tế, thiếu mục tiêu, nội dung, phương pháp cụ thể, còn bị động trong khi triển khai và thực hiện; chưa phát huy hết việc phối kết hợp các lực lượng GD trong và ngoài trường trong việc QL hoạt động GDĐĐ cho HS. Chính vì thế mà hiệu quả GDĐĐ cho HS hiện nay vẫn còn những việc làm chưa tốt. Ngoài ra, để tìm hiểu thực trạng nguồn kinh phí để thực hiện vấn đề này như thế nào, tác giả trao đổi trực tiếp với một số CBQL và được biết nguồn kinh phí chi cho hoạt động GDĐĐ cho HS chủ yếu bằng nguồn chi thường xuyên. Cho nên, sự hỗ trợ của NT cho công tác này còn rất hạn chế. Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc GDĐĐ cho HS một cách hiệu quả và tốt nhất các NT cần phải huy động tối đa sự tham gia, ủng hộ của các lực lượng GD trong XH. Dựa trên những hạn chế đó, khuyến nghị các trường cần tăng cường hơn nữa các biện pháp QL để việc thực hiện KH đảm bảo được mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)