Thực trạng hình thức giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 66)

thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Để nắm được việc thực hiện vấn đề này ở các trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang như thế nào; tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng

các hình thức GDĐĐ cho HS từ 70 GV và 14 CBQL thu được kết quả ở Bảng 2.10.

Bảng 2.10. Mức độ sử dụng các hình thức GDĐĐ cho HS

Các hình thức giáo dục đạo đức học sinh thông qua

Mức độ đánh giá chung (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1. Môn Đạo đức 80 95,2 2 2,4 2 2,4 0 0

2. Môn học còn lại ở Tiểu

học 59 70,2 19 22,6 6 7,1 0 0

3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; thể dục, thể thao; văn nghệ

4. Tiết sinh hoạt dưới cờ,

sinh hoạt theo chủ điểm 61 72,6 19 22,6 4 4,8 0 0

5. Các hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh

47 55,9 27 32,2 10 11,9 0 0

6. Tiết sinh hoạt chủ nhiệm 77 91,7 4 4,8 3 3,6 0 0

Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy có nhiều hình thức GDĐĐ cho HS được GV áp dụng. Điều này chứng minh rằng các trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang hiện nay có sử dụng một số hình thức GDĐĐ cho HS.

Các hình thức GDĐĐ cho HS còn mang nặng tính hình thức, nghèo nàn chưa thu hút được HS, thiếu linh hoạt, các hoạt động chưa đan xen, lồng ghép với nhau. Việc tổ chức GDĐĐ trong thời gian qua ở các trường được sự quan tâm của HT và các đoàn thể khác trong NT. Tuy nhiên, hình thức chưa phong phú và đa dạng, được lặp đi lặp lại chưa thu hút HS. GDĐĐ cho HS thông qua môn ĐĐ được GV và CBQL đánh giá ở mức độ rất thường xuyên là 95,2 %. Từ bảng phân tích số liệu này chứng tỏ rằng, hình thức GDĐĐ cho HS thông qua môn học ĐĐ được coi là quan trọng và thực hiện rất thường xuyên, các trường chỉ chú trọng đến chuyên môn nên việc kết hợp các hình thức trên chưa đồng bộ và chưa hợp lý. Từ đó, vấn đề đặt ra là cần phải đổi mới hơn nữa những hình thức GDĐĐ cho HS vì hiện nay các hình thức còn nghèo nàn, chưa hấp dẫn, thu hút HS, nặng tính hình thức, ít linh hoạt, chưa đan xen lồng ghép phối hợp các hình thức lại với nhau.

2.3.5. Thực trạng phương pháp giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Muốn phát huy tối đa hiệu quả các hoạt động GDĐĐ cho HS cần thực hiện đồng bộ và phối hợp nhiều phương pháp GD khác nhau. Từ đó, các phương pháp sẽ hỗ trợ, bổ sung cho nhau để GD toàn diện HS. Tuy nhiên, qua khảo sát thực trạng phương pháp GDĐĐ cho HS từ 70 GV ở các trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang cho thấy các trường chưa áp dụng thường xuyên cũng như phối hợp tốt

Bảng 2.11. Mức độ sử dụng các phương pháp GDĐĐ cho HS

Các phương pháp thường được giáo viên sử dụng giáo dục đạo đức Mức độ đánh giá (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa sử dụng SL TL SL TL SL TL SL TL Đóng vai 35 50,0 30 42,9 5 7,1 0 0 Kể chuyện 40 57,1 30 42,9 0 0 0 0 Thảo luận nhóm 38 54,3 32 45,7 0 0 0 0 Trò chơi 34 48,6 28 40,0 8 11,4 0 0 Nêu gương 31 44,3 30 42,9 9 12,9 0 0

Điều tra thực tiễn 7 10,0 14 20,0 16 22,9 33 47,1

Động não 27 38,6 23 32,9 14 20,0 6 8,6

Nêu vấn đề 13 18,6 21 30,0 17 24,3 19 27,1

Đàm thoại 41 58,6 29 41,2 0 0 0 0

Nhìn vào bảng trên, cho thấy tất cả GV được khảo sát điều biết được các phương pháp GDĐĐ cho HS, nhưng mức độ sử dụng các phương pháp này có sự khác nhau. Các phương pháp GD truyền thống được GV sử dụng nhiều và thường xuyên lặp đi lặp lại. Trong khi đó hầu như nhiều phương pháp GD hiện đại GV chưa sử dụng. Những phương pháp được sử dụng mức độ rất thường xuyên và thường xuyên là: Phương pháp đàm thoại; Phương pháp kể chuyện; Phương pháp thảo luận nhóm. Những phương pháp mà GV thỉnh thoảng hoặc chưa sử dụng là: Phương pháp điều tra thực tiễn; Phương pháp nêu vấn đề; Phương pháp động não.

Từ những số liệu khảo sát trên phần nào cho thấy, hiện nay các trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang sử dụng phương pháp để GDĐĐ cho HS vẫn còn đơn điệu chưa đa dạng các phương pháp chủ yếu là các phương pháp mang tính truyền thống chưa khuyến khích học sinh tích cực tự giác học tập dẫn đến kết quả đạt được chưa như mong đợi, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả GD. Chính vì vậy, muốn HS không còn thụ động trong quá trình GDĐĐ mà phải chủ

GDĐĐ thành quá trình tự GDĐĐ cho HS nhằm phát huy tính tích cực của HS trong việc tự GD. Tuy nhiên, ở lứa tuổi HS trường TH còn thiếu kinh nghiệm sống. Do đó, HS cần phải được sự quan tâm, định hướng nhiều hơn nữa từ GĐ, NT và XH. Đây chính là cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp để CBQL và GV lưu ý khắc phục trong thời gian tới.

2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh ở trường tiểu học thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

KH là một tập hợp hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đề ra. Lập KH là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của QL. Lập KH là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà QL bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp nhà QL xác định được các chức năng còn lại nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. QL việc thực hiện KH là giám sát quá trình thực hiện KH, việc triển khai các hoạt động trong KH. Để nắm được thực trạng việc thực hiện vấn đề này ở các trường thời gian qua ra sao, tác giả đã tiến hành khảo sát 70 GV và 14 CBQL ở các trường TH thành phố

Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang thu được kết quả ở Bảng 2.12.

Bảng 2.12. Mức độ thực hiện việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh

Nội dung quản lý CBQL GV

ĐTB TH ĐTB TH Xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức mang tính kế

thừa mục tiêu giáo dục 1,71 4 1,71 7

Xây dựng và hoàn thiện nội dung giáo dục đạo đức

trong chương trình chính khóa 2,14 2 2,14 2

Xây dựng nội dung giáo dục đạo đức lồng nghép trong hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động ngoại khóa

Đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức

trong giáo dục và giảng dạy 2,50 1 2,27 1

Xây dựng kế hoạch thực hiện các khâu của hoạt động

giáo dục đạo đức 1,50 5 2,13 3

Dự toán kinh phí, lập định mức chi cho hoạt động giáo

dục đạo đức 1,36 6 2,04 6

Sắp xếp thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức trong chương trình chính khóa và hoạt động ngoại khóa

1,29 7 2,11 4

Điểm trung bình chung 1,47 2,08

Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy mức độ thực hiện việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS được CBQL đánh giá mức độ thực hiện với điểm trung bình chung là 1,47 so với thang giá trị đo thì công tác này thực hiện mức độ yếu; tương tự công việc này, GV đánh giá mức độ thực hiện với điểm trung bình chung 2,08 so với thang giá trị đo đạt mức trung bình. Nội dung “Xây dựng mục tiêu giáo dục đạo đức mang tính kế thừa mục tiêu giáo dục” được GV đánh giá là thực hiện yếu nhất; trong khi nội dung “Sắp xếp thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức trong chương trình chính khóa và hoạt động ngoại khóa” được CBQL đánh giá là thực hiện yếu nhất. Như vậy, có thể nhận thấy đa số HT các trường TH chưa cụ thể hóa được KH cho từng khâu của hoạt động GDĐĐ, kéo theo đó là mục tiêu GDĐĐ tính kế thừa mục tiêu giáo dục chưa rõ, phần lớn các trường chỉ dựa vào mục tiêu chung của giáo dục để xây dựng nên mục tiêu GDĐĐ cho HS, chưa có sự thống nhất giữa các trường với nhau. Các nội dung như “Dự toán kinh phí, lập định mức chi cho hoạt động giáo dục đạo đức” cũng được đánh giá mức độ trung bình. Như vậy trên thực tế, qua khảo sát cho thấy tất cả 14 trường TH ở thành phố Vị Thanh đều có xây dựng kế hoạch QL hoạt động GDĐĐ cho HS. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các KH của HT các trường, tác giả nhận thấy mục tiêu chưa xác định rõ còn chung chung; nội dung GDĐĐ cho HS không có tính mới; không có chương trình cụ thể cho từng khối lớp; công tác QL việc thực hiện KH chưa được quan tâm thực

hiện thường xuyên. Việc lập KH còn yếu là do một số cá nhân trong TC còn chưa quan tâm đến hoạt động này. Khâu xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS chưa sát thực tế, thiếu mục tiêu, nội dung, phương pháp cụ thể, còn bị động trong khi triển khai và thực hiện; chưa phát huy hết việc phối kết hợp các lực lượng GD trong và ngoài trường trong việc QL hoạt động GDĐĐ cho HS. Chính vì thế mà hiệu quả GDĐĐ cho HS hiện nay vẫn còn những việc làm chưa tốt. Ngoài ra, để tìm hiểu thực trạng nguồn kinh phí để thực hiện vấn đề này như thế nào, tác giả trao đổi trực tiếp với một số CBQL và được biết nguồn kinh phí chi cho hoạt động GDĐĐ cho HS chủ yếu bằng nguồn chi thường xuyên. Cho nên, sự hỗ trợ của NT cho công tác này còn rất hạn chế. Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc GDĐĐ cho HS một cách hiệu quả và tốt nhất các NT cần phải huy động tối đa sự tham gia, ủng hộ của các lực lượng GD trong XH. Dựa trên những hạn chế đó, khuyến nghị các trường cần tăng cường hơn nữa các biện pháp QL để việc thực hiện KH đảm bảo được mục tiêu đề ra.

2.4.2. Thực trạng tổ chức giáo dục đạo đức học sinh ở trường tiểu học thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

TC (động từ) là quá trình triển khai các KH. Chức năng TC là hoạt động của chủ thể QL nhằm thiết lập một cơ cấu, hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân và các bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phận có thể phối hợp với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu của TC.

QL việc TC thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS được xem là một bộ phận của QL chuyên môn và được xem quá trình phân công lao động một cách khoa học; hướng dẫn chi tiết các nội dung thực hiện trong từng giai đoạn tổ chức hoạt động; tạo cơ chế phối hợp giữa các bộ phận nhằm giúp cho hoạt động GDĐĐ đạt được hiệu quả cao nhất. Để nắm được việc thực hiện vấn đề này, tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng từ 70 GV và 14 CBQL ở các trường TH thành phố Vị Thanh,

tỉnh Hậu Giang thu được kết quả ở Bảng 2.13.

Bảng 2.13. Mức độ thực hiện việc tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS

Nội dung quản lý CBQL GV

Triển khai của Phòng Giáo dục và Đào tạo đến cán bộ

quản lý các trường 1,43 6 1,79 6

Triển khai của cán bộ quản lý trường đến các giáo viên

tham gia giáo dục đạo đức 1,57 4 2,20 2

Sự phối hợp giữa các thành viên trong nhà trường khi

thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức 1,86 1 2,07 5

Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các

tổ chức xã hội thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức 1,64 3 2,27 1

Xây dựng nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên trong nhà trường khi thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức

1,71 2 2,10 4

Xây dựng nhiệm vụ, trách nhiệm của học sinh đối với

yêu cầu giáo dục đạo đức 1,50 5 2,13 3

Điểm trung bình chung 1,62 2,09

Qua số liệu bảng trên cho thấy, việc TC thực hiện kế hoạch QL hoạt động GDĐĐ cho HS luôn được sự quan tâm của CBQL, các nội dung trong công tác QL tổ chức thực hiện được đánh giá điểm trung bình chung là 1,62 đối với CBQL và 2,09 đối với GV. Điều đó cho thấy công tác TC hoạt động GDĐĐ cho HS được đánh giá là thực hiện tốt hơn công tác lập KH. Đa số các nội dung khảo sát được GV đánh giá chủ yếu đạt mức độ trung bình trở lên. Duy nhất nội dung “Triển khai của Phòng Giáo dục và Đào tạo đến CBQL các trường” được đánh giá mức độ yếu. Tuy nhiên, trong công tác QL tổ chức thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận chuyên trách, mỗi cá nhân đôi khi chưa rõ ràng. Sự phối hợp giữa các đơn vị, đoàn thể, GV có lúc không chặt chẽ; việc TC thực hiện kế hoạch QL hoạt động GDĐĐ còn thiếu chặt chẽ, chưa thường xuyên, còn thiếu kiểm tra và đôn đốc. Các trường chưa xây dựng tốt về nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên trong trường và HS khi thực hiện GDĐĐ mà chủ yếu tập trung dạy kiến thức chuyên môn. Đây là nội dung rất quan trọng trong việc GDĐĐ cho HS, nhưng nhìn chung các GV mới chỉ tập trung vào GDĐĐ trong các môn học

chính khóa; sự phối hợp giữa NT, CMHS và các tổ chức XH thực hiện hoạt động GDĐĐ thực hiện chưa tốt. Điều này chứng tỏ, các cấp QL chưa thực sự quan tâm đến công tác GDĐĐ cho HS; các trường vẫn thiếu sự chủ động và rập khuôn khi tiến hành GDĐĐ điều này khiến cho công tác GDĐĐ cho HS ở các trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang thực sự mang lại hiệu quả chưa cao.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo giáo dục đạo đức học sinh ở trường tiểu học thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

QL công tác chỉ đạo đối với hoạt động GDĐĐ cho HS được nghiên cứu trên các nội dung cụ thể xoay quanh công tác chỉ đạo của CBQL các trường. Để nắm được thực trạng vấn đề này ở các trường trong thời gian qua cụ thể thực hiện như thế nào, tác giả đã tiến hành khảo sát từ 70 GV và 14 CBQL ở các trường TH thành

phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang thu được kết quả ở Bảng 2.14.

Bảng 2.14. Mức độ thực hiện việc chỉ đạo hoạt động GDĐĐ cho HS

Nội dung quản lý CBQL GV

ĐTB TH ĐTB TH Xây dựng chiến lược, tầm nhìn cho tổ chức về hoạt

động giáo dục đạo đức trong trường tiểu học 1,57 4 1,74 6

Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động giáo dục đạo

đức 1,64 3 2,13 2

Ra quyết định, ban hành các văn bản về thực hiện giáo

dục đạo đức cho học sinh ở các khối lớp 1,86 1 1,99 5

Lựa chọn phương thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo

đức 1,43 6 2,21 1

Phổ biến, lấy ý kiến và triển khai thực hiện các quy định, nội dung hoạt động giáo dục đạo đức đến toàn thể cán bộ, giáo viên được phân công thực hiện nhiệm vụ

1,50 5 2,10 3

Công tác hướng dẫn, chỉ đạo trong thời gian thực hiện

Điểm trung bình chung 1,62 2,03

Qua số liệu bảng trên cho thấy, việc chỉ đạo hoạt động GDĐĐ cho HSluôn

được sự quan tâm của CBQL, các nội dung trong công tác QL chỉ đạo hoạt động

GDĐĐ cho HSđược đánh giá điểm trung bình chung là 1,62 đối với CBQL và 2,03

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 66)