Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức học sin hở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 74)

tiểu học thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Kiểm tra là quá trình so sánh giữa mục tiêu và chỉ tiêu KH với kết quả thực tế đã đạt được trong từng khoảng thời gian bảo đảm cho hoạt động thực tế phù hợp với KH đã đề ra. Đánh giá là một hoạt động nhằm nhận định, xác nhận giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng, hiệu quả công việc, trình độ, sự phát triển, những kinh nghiệm được hình thành ở thời điểm hiện tại đang xét so với mục tiêu hay những chuẩn mực đã được xác lập. QL công tác kiểm tra, đánh giá được tiến hành xuyên suốt trong quá trình TC hoạt động GDĐĐ cho HS. Kiểm tra, đánh giá giúp CBQL có được những thông tin quan trọng để kịp thời điều chỉnh, bổ sung KH, các quyết định và công tác TC chỉ đạo.

QL công tác kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động GDĐĐ học sinh các trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang được nghiên cứu trên một số nội dung cơ bản. Để nắm được việc thực hiện vấn đề này ở các trường trong thời gian qua ra sao, tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng từ 70 GV và 14 CBQL ở các trường TH thu được kết quả ở Bảng 2.15.

Bảng 2.15. Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS

Nội dung quản lý CBQL (a) GV (b)

ĐTB TH ĐTB TH

Kiểm tra việc thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức 1,86 2 2,14 2

Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện nội dung giáo dục

đạo đức 1,79 3 2,06 6

Kiểm tra việc lập kế hoạch giáo dục đạo đức 1,57 6 2,10 5

Kiểm tra quá trình xây dựng cơ cấu, phân công nhiệm vụ cho các thành viên khi thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức

1,93 1 2,27 1

Kiểm tra việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện hoạt động

giáo dục đạo đức 1,64 5 2,13 3

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá việc

thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức 1,43 8 2,04 7

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra nhận

thức của học sinh sau quá trình giảng dạy 1,50 7 1,71 8

Phát hiện sai lệch và thực hiện điều chỉnh mục tiêu,

nội dung, kế hoạch giáo dục đạo đức kịp thời 1,71 4 2,11 4

Điểm trung bình chung 1,68 2,07

Bảng trên cho thấy các nội dung QL trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS được đánh giá với điểm trung bình chung là 1,68 đối với CBQL và 2,56 đối với GV. Tuy nhiên, một số nội dung có sự đánh giá khác nhau giữa các mức độ thực hiện, không có nội dung nào đánh giá mức độ thực hiện khá

tiêu chí kiểm tra nhận thức của học sinh sau quá trình giảng dạy” và “xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức”. Các nội dung còn lại được đánh giá mức độ trung bình thậm chí yếu. Như vậy, khâu kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS đã được CBQL các trường thực hiện nhưng chưa tốt, việc kiểm tra thực hiện mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức ở phần lập KH chưa được CBQL thực hiện thường xuyên; việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra nhận thức của HS sau quá trình giảng dạy vẫn còn chưa thực hiện. Nhìn chung, công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH được thực hiện chưa đạt hiệu quả cao. Công tác kiểm tra, đánh giá được tiến hành chưa thường xuyên, thiếu quy định cụ thể. Phần lớn các trường còn chưa quan tâm hoặc chỉ chú trọng và hoàn thành việc lồng ghép nội dung trong chương trình học chính khóa. CBQL cần định hướng tốt cho công tác này, có kiểm tra, đánh giá mới thấy được việc thực hiện hoạt động GDĐĐ cho HS của TC đang ở mức độ nào và cải thiện ra sao để phù hợp với nhu cầu XH.

Tóm lại, để nâng cao được chất lượng dạy và học của NT nói chung và chất lượng GDĐĐ nói riêng thì cần phải khắc phục được những hạn chế này. Muốn vậy, đòi hỏi đội ngũ CBQL trong đó giữ vai trò then chốt là HT phải tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những biện pháp đồng bộ, khoa học và phù hợp để giải quyết thực trạng của các trường TH trên thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG

2.5.1. Mặt mạnh

Qua khảo sát thực trạng QL hoạt động GDĐĐ cho HS tiểu học thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, nhìn chung đa số lượng GD trong XH, CBQL, GV các trường đã quan tâm và có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, vai trò và ý nghĩa của hoạt động GDĐĐ và QL hoạt động GDĐĐ cho HS, đã có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS.

Trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ GV dạy ở trường TH đều có trình độ tốt nghiệp từ cao đẳng sư phạm trở lên. GV đều được đào tạo kiến thức về GD học, nghiệp vụ sư phạm, được tiếp xúc làm quen với các hoạt động GD trong NT. Với yêu cầu của XH, trong thời kỳ đổi mới của đất nước, đội ngũ GV luôn tích cực trau dồi kiến thức và nghiệp vụ sư phạm, học tập về công nghệ thông tin, biết khai thác tài nguyên phục vụ DH trên Internet và sách báo, yêu nghề mến trẻ, yên tâm với công việc, gắn bó với lớp, với trường.

Đa số HS ở các trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang có ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy trường lớp, có lối sống lành mạnh, tự giác và tích cực học tập; nhận thức về chuẩn mực ĐĐ chủ yếu là các chuẩn mực ĐĐ truyền thống giữ vai trò nền tảng như lòng nhân ái, yêu quê hương đất nước, tình cảm GĐ, kính thầy yêu bạn, sẵn sàng giúp đỡ người khác,... Các em đã vươn lên tự khẳng định mình trong học tập và trong cuộc sống, có lối sống lành mạnh, có ước mơ, hoài bão cao đẹp. Nhiều HS đã không ngừng rèn luyện để nâng cao phẩm chất ĐĐ, năng lực để phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ.

2.5.2. Mặt yếu

Bên cạnh những kết quả được XH ghi nhận song vẫn còn không ít những bất cập, yếu kém cần có những biện pháp khắc phục. Từ kết quả điều tra bằng phiếu cũng như trao đổi trực tiếp, tổng kết thực tiễn, cho thấy những năm gần đây QL hoạt động GDĐĐ cho HS trường TH trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, mặc dù các CBQL, GV của các trường TH đều có nhận thức về tầm quan trọng của QL hoạt động GDĐĐ cho HS nhưng thực sự chưa sâu sắc. Trên thực tế vẫn còn nhiều GV khi lên lớp chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức, làm sao truyền thụ được hết nội dung trong bài học mà ít quan tâm đến việc liên hệ thực tế, quan tâm đến GD, rèn luyện ĐĐ. Ngoài ra việc xây dựng và triển khai KH, hoạt động GDĐĐ còn mang tính thụ động, các trường TH chưa thực sự chủ động đề ra các chương trình, KH tổ chức các hoạt động GDĐĐ cho HS ở tầm vĩ mô, thường xuyên và liên tục mà chỉ khi nào cấp trên hay ngành phát động mới thực hiện tốt.

Những phẩm chất cần thiết trong công tác GD và rèn luyện ĐĐ cho HS được trường TH chú trọng chưa thực sự đầy đủ. Các trường TH trên thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đã có nhiều cố gắng củng cố bộ máy QL, cải tiến nội dung tuyên truyền GDĐĐ thông qua các hoạt động của Đội TNTPHCM nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo, tự chủ của HS. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ chuyên trách còn thiếu, chưa được thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nên còn gặp khó khăn và lúng túng trong công việc là điều khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, trong đội ngũ các nhà giáo không ít các thầy cô mới chỉ chú ý đến “dạy chữ” và chưa quan tâm đến việc “dạy người”. Điều này được thể hiện trong các bài giảng còn thiếu tính thực tiễn, cứng nhắc trong việc xử lý tình huống sư phạm, thiếu sự quan tâm uốn nắn hành vi của HS, ngại trong việc tham gia các hoạt động chung của NT mà nhất là hoạt động GDĐĐ, nếp sống cho HS.

Hơn nữa, các trường TH còn đang tồn tại các hình thức, phương pháp GDĐĐ đơn điệu, chủ yếu là các bài thuyết trình về nội quy của NT, lớp, nội quy HS, kỷ cương nề nếp nên kết quả QL hoạt động GDĐĐ đạt kết quả chưa cao. Một điều hạn chế đó là sự kết hợp của ba môi trường giữa GĐ, NT và XH chưa được thực hiện tốt, mang tính đồng bộ và nhất quán chưa cao. Ngoài ra còn việc kiểm tra đánh giá quá trình rèn luyện GDĐĐ chưa thường xuyên dẫn đến việc chưa khuyến khích được mọi lực lượng XH tham gia QL hoạt động GDĐĐ cho HS trường TH. Hơn nữa, kết quả tự GD của HS vẫn còn hạn chế.

Tóm lại, kết quả khảo sát HS và các lực lượng GD, cho thấy một số yếu tố chủ yếu tác động trực tiếp đến việc GDĐĐ cho HS nói chung và QL hoạt động GDĐĐ cho học sinh TH nói riêng trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong bối cảnh đổi mới GD. Từ những yếu tố trên đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến GDĐĐ cho HS và ở các mức độ ảnh hưởng khác nhau, có thể đưa ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến GDĐĐ cho HS trường TH.

2.5.3. Cơ hội

Trong những năm gần đây, khi xu thế toàn cầu hoá, hội nhập với thế giới, mở ra cho nước ta những thời cơ, vận hội mới. Nền KT đã có những bước phát triển

vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên. Công tác GD đã được Đảng và Nhà

nước quan tâm chăm lo. Trong NT, các tổ chức Đoàn thể đã có nhận thức đúng về

tầm quan trọng của công tác GDĐĐ học sinh, chất lượng GD ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những thành tựu của ngành GDĐT như: Số HS giỏi, chăm ngoan nhiều,… đã góp phần tạo nên những thành quả quan trọng trong thực hiện mục tiêu của ngành: “Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài"cho đất nước.

2.5.4. Thách thức

Nhiều lực lượng XH chưa chủ động, tích cực tham gia cùng NT trong việc thực hiện mục tiêu GD thế hệ trẻ và yêu cầu GDĐĐ cho HS. Do đó, chưa tạo được sự thống nhất toàn XH.

Tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và ảnh hưởng của XH; đời sống hiện nay còn nhiều khó khăn,... đã ảnh hưởng đến HS rất nhiều. Thực tế, do sự phát triển của XH, do quá trình mở cửa và hội nhập, nên có nhiều luồng văn hóa không lành mạnh xâm nhập vào nước ta, với tâm lý HS là thích cái mới, hay học hỏi đua đòi, vì vậy một bộ phận HS chạy theo cái mới một cách mù quáng mà không có nhận thức và sự hướng dẫn nhận thức đúng đắn. Với sự phát triển công nghệ thông tin như hiện nay thì những luồng văn hóa tiêu cực đó sẽ ảnh hưởng đến HS một cách dễ dàng. Vì vậy vấn đề đặt ra ở chỗ phải GD ý thức tự giác, biết nhận thức một vấn đề một cách đúng đắn. Vì khi nhận thức đúng thì hành động mới chuẩn xác.

Ngoài XH, những tác động xấu từ môi trường của thời kỳ “mở cửa, hội nhập”, những “luồng tư tưởng văn hoá độc hại, ngoại lai”; mặt trái của cơ chế thị trường,… có cơ hội xâm nhập. Đây đó, còn có những hiện tượng suy thoái về ĐĐ, mờ nhạt về lý tưởng, thích chạy theo lối sống thực dụng, thậm chí những hành động phạm pháp của “người lớn”đã tác động xấu trực tiếp đến HS. Các tệ nạn XH có nơi, có lúc đã xâm nhập vào trong trường học; tình trạng một số ít HS lún sâu vào tệ

nạn XH như gây án, giết người, cướp của,số này tuy không phổ biến nhưng có xu

cho các bậc cha, mẹ; đã tác động xấu tới các giá trị ĐĐ truyền thống, ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến công tác GDĐĐ học sinh, đến an ninh trật tự XH.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 của đề tài đã giới thiệu khái quát về đặc điểm tự nhiên, tình hình KT - XH, GD - ĐT thành phố Vị Thanh; đi vào khảo sát thực trạng từng nội dung GDĐĐ học sinh cũng như QL hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Từng nội dung khảo sát được tổng hợp, phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế, xác định được nguyên nhân cụ thể của hạn chế, các yếu tố ảnh hưởng. Từ kết quả thực trạng khảo sát, tác giả đối chiếu cơ sở lý luận ở chương 1 để đề xuất các biện pháp GDĐĐ học sinh và QL hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang ở chương 3 có khoa học nhằm nâng cao hơn nữa công tác GDĐĐ học sinh cũng như QL hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG

3.1. CÁC NGUYÊN TẮT ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP

Trên cở lý luận và thực tiễn của việc QL hoạt động GDĐĐ cho HS, tác giả đề xuất các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ cho HS tiểu học thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Việc đề xuất các biện pháp phải tuân theo nguyên tắc sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải nhằm vào việc nâng cao hiệu quả QL hoạt động GDĐĐ cho HS. Các biện pháp được đề xuất phải giúp người CBQL trong QL hoạt động GDĐĐ cho HS tiểu học để HS hiểu biết được bản chất của vấn đề ĐĐ, thực chất là trang bị được các kiến thức về ĐĐ. Giúp HS nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề về ĐĐ từ đó HS có tri thức, kỹ năng, hành vi và thái độ đúng. Qua đó, nâng cao chất lượng GD toàn diện cho HS tiểu học thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

GDĐĐ nằm trong chương trình GD phổ thông tổng thể, nên việc QL hoạt động GDĐĐ cho học sinh TH cũng phải đặt trên nền tảng mang tính hệ thống của chương trình GD phổ thông. Điều đó có nghĩa là QL hoạt động GDĐĐ cho học sinh TH ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang phải lưu ý mối quan hệ giữa các môn học, mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành quá trình GD tiểu học. QL hoạt động GDĐĐ cho học sinh TH không thể tách rời QL các hoạt động khác trong NT vì hoạt động GDĐĐ là một bộ phận trong hoạt động giáo dục TH tổng thể.

Tính hệ thống đòi hỏi GDĐĐ cho HS trường TH không chỉ đọng lại ở một khối lớp mà nó bao gồm cả cấp TH. Mặt khác tính hệ thống còn thể hiện ở chỗ các biện pháp được đề xuất đi từ cái chung đến cái riêng, từ cấp độ rộng đến cấp độ hẹp. Đồng thời các biện pháp đề xuất còn liên quan đến cấp QL khác nhau trong nội bộ

NT, từ BGH, Khối trưởng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội TNTPHCM và sự phối hợp giữa GĐ, NT và XH.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

GDĐĐ cho HS nói chung và học sinh TH nói riêng là một vấn đề có tính truyền thống, được các cấp QL, các NT và các công trình nghiên cứu quan tâm từ lâu. Trong quá trình nghiên cứu và TC thực hiện GDĐĐ cho HS, đã có nhiều biện pháp được đề xuất và vận dụng vào thực tiễn QL, và qua đó có những biện pháp thể hiện tính hiệu quả của nó. Vì vậy, trong khi nghiên cứu và đề xuất biện pháp mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 74)