Hình thức giáo dục đạo đức học sin hở trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 36 - 37)

Cũng như tất cả các loại hình GD khác, GDĐĐ đòi hỏi một hệ thống các hình thức GD thống nhất và đa dạng. Trường TH nằm trong hệ thống GD quốc dân nên cũng có những hình thức GDĐĐ cho HS nói chung cụ thể và hiệu quả.

Hình thức GDĐĐ cho học sinh TH rất phong phú và đa dạng, không chỉ đóng khung trong các trường học với các giờ giảng trên lớp mà còn đưa các nội dung, chủ đề GD vào mọi hoạt động thực tiễn của cá nhân và tập thể HS tại trường, lớp, ngoài XH qua các hoạt động GDNGLL như: sinh hoạt dã ngoại, lao động công ích, thể thao, văn nghệ, tham quan,...

Hiện nay có nhiều hình thức GDĐĐ cho HS trường TH được sử dụng, nhưng nhìn chung có thể chia thành 3 loại sau đây:

+ GDĐĐ cho HS thông qua các môn học

GDĐĐ thông qua các môn học ở TH nói chung môn ĐĐ nói riêng giúp HS nhận thức một cách khoa học về chuẩn mực ĐĐ, ý nghĩa, tác dụng, kỹ năng, thói quen hành vi,... Do đó, khi DH phải chú ý đến yêu cầu đảm bảo kiến thức kĩ năng từng môn và dạy đủ các môn theo chương trình.

Việc GDĐĐ cho HS thông qua các môn học là nhằm giúp các em có nhận thức đúng đắn về một số giá trị ĐĐ cơ bản, về nội dung cơ bản của một số quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống XH, về TC bộ máy Nhà nước Cộng hòa XH chủ nghĩa Việt Nam, về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của công dân.

+ GDĐĐ cho HS thông qua hoạt động GDNGLL

Các hoạt động GDNGLL rất phong phú về nội dung và hình thức TC như các hoạt động tập thể, vui chơi sinh hoạt chủ điểm, văn nghệ, thể dục thể thao,... Các hoạt động GDNGLL giúp HS trải nghiệm và hình thành các quan hệ ĐĐ, rèn luyện các hành vi ĐĐ phù hợp với các chuẩn mực XH.

GDĐĐ thông qua hoạt động GDNGLL giúp cho các em có tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng, vận dụng, củng cố, mở rộng kiến thức tạo cơ hội giao lưu hợp tác, tích lũy kinh nghiệm; tích hợp các kỹ năng sống và bộc lộ ý thức ĐĐ như: hái hoa dân chủ, hội diễn văn nghệ, thi báo ảnh, thi kể chuyện, trò chơi,... Để đạt được kết quả tốt trong GDĐĐ cho HS, cần phải TC tốt hoạt động GDNGLL. Trong việc GDĐĐ học sinh phải tuân theo nguyên tắc thuyết phục của tập thể; và phát huy tính tự giác của HS, nhằm phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm; tôn trọng nhân cách của HS; gắn việc GDĐĐ phải đúng với đặc điểm lứa tuổi và hoàn cảnh của cá nhân HS. Để GDĐĐ học sinh, người thầy phải có nhân cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các ảnh hưởng GD đối với HS.

Thông qua HĐ này, HS có điều kiện rèn luyện ý chí, nghị lực, tinh thần trách nhiệm, có cơ hội mở rộng và hài hòa các mối quan hệ khác nhau trong XH.

+ GDĐĐ cho HS thông qua sự GD với GĐ và các lực lượng ngoài XH Sự phối hợp này thể hiện chức năng XH hóa trong vấn đề GDĐĐ và có tầm quan trọng đặc biệt. Nhiệm vụ của các CBQL và các nhà GD là phải thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời để tìm ra biện pháp tốt nhất trong việc GDĐĐ cho HS, tạo mối đồng thuận cao giữa NT, GĐ và XH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 36 - 37)