Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 44 - 48)

Kiểm tra là một trong các chức năng của người làm QL, không phân biệt họ làm việc ở cấp nào trong bộ máy QL nói chung và trong bộ máy QL trường học nói riêng. Kiểm tra là chức năng cuối cùng của một quá trình QL đồng thời chuẩn bị cho một quá trình QL tiếp theo [8], [11], [12], [22].

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch QL hoạt động GDĐĐ cho HS gắn liền với công việc của CBQL và GV. Kiểm tra để theo dõi QL hoạt động GDĐĐ học sinh phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu GD của NT. Kiểm tra để quan sát, bảo đảm nhiệm vụ được giao có đủ điều kiện thực hiện, phù hợp với thực tế hay không. Kiểm tra để hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động GDĐĐ kịp thời nhằm tăng hiệu quả công việc của từng bộ phận trong NT. Kiểm tra kết quả cuối cùng, đánh giá hiệu quả thực tế của hoạt động quản lý GDĐĐ theo kế hoạch đặt ra [8], [11], [12], [22].

Về mặt QL chung, kiểm tra hướng tới việc xem xét tính hợp lý hay không hợp lý của một chương trình công tác đã vạch ra, khả năng thực hiện trong thực tế. Ở NT, hoạt động kiểm tra sẽ hướng tới các tiêu chuẩn, các định mức nêu ra cho các loại công việc, các phương tiện được sử dụng, nguồn tài chính, con người,…

Theo quan điểm hệ thống, cơ sở của kiểm tra là sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhân tố khác nhau trong cùng một công việc. Để kiểm tra, người QL cần phải xây dựng các tiêu chuẩn, cần đo lượng công việc và cuối cùng đều phải có sự điều chỉnh các tiêu chuẩn cho phù hợp với nhiệm vụ, KH đặt ra. Quá trình đó diễn ra mọi nơi và cho mọi đối tượng. Do vậy, các nhà QL còn gọi kiểm tra là một hệ thống liên hệ ngược. Nó được hiểu như một hệ thống phản hồi có mối liên hệ chặt chẽ đến các chức năng còn lại trong QL [8, tr.35].

Trong QL hoạt động GDĐĐ cho HS, công tác kiểm tra có thể hiểu là hoạt động nghiệp vụ QL của người CBQL nhằm điều tra, theo dõi, kiểm soát, phát hiện, xem xét sự diễn biến và đánh giá kết quả các hoạt động GD đó có phù hợp với mục tiêu, KH, chuẩn mực, quy định đề ra hay không. Qua đó, kịp thời động viên mặt tốt, điều chỉnh, uốn nắn những mặt chưa đạt chuẩn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động GDĐĐ trong NT [8], [11], [12], [22].

Tuy nhiên, để QL hoạt động GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả, ngoài việc thực hiện tốt 4 chức năng QL trên, HT cần quan tâm đến những nội dung QL hoạt động GDĐĐ cụ thể như sau:

Trong trường học, người GV chủ nhiệm có một vai trò rất quan trọng, là người thay mặt HT chịu trách nhiệm chính về QL và GD toàn diện HS một lớp học. Do đó, người HT cần ý thức tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp, am hiểu, nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung công tác chủ nhiệm lớp để có KH tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhằm phát huy tính tích cực của đội ngũ này.

HT xây dựng và hoàn chỉnh KH chỉ đạo công tác chủ nhiệm. HT hướng dẫn, chỉ đạo GV chủ nhiệm tìm hiểu, thu thập xử lí thông tin liên quan đến tình hình lớp, HS để làm cơ sở cho hoạt động GDĐĐ; TC cho GV xây dựng KH chủ nhiệm thống nhất trong toàn trường.

HT phân công GV chủ nhiệm các lớp theo năng lực. HT chỉ đạo GV thực hiện các nội dung công tác chủ nhiệm nhằm GDĐĐ học sinh như: việc tìm hiểu HS và lớp chủ nhiệm, xây dựng bộ máy TC lớp, việc TC các hoạt động GD học sinh, việc phối hợp với GD và các lực lượng GD khác.

HT tiến hành kiểm tra việc thực hiện KH của GV chủ nhiệm, kiểm tra các nội dung công tác chủ nhiệm.

+ Quản lý hoạt động GDĐĐ của Đội TNTPHCM

Đội TNTPHCM là lực lượng GD trong NT thu hút đông đảo HS tham gia nhằm giúp đỡ các em phát huy năng lực trong học tập, lao động, vui chơi. Đây là lực lượng quan trọng trong công tác GDĐĐ cho HS. Đặc biệt, trong hoạt động của Đội thì nội dung, phương thức, hình thức TC quyết định chất lượng hoạt động của TC này. Do đó, người HT cần tư vấn, định hướng, chỉ đạo lựa chọn về nội dung, hình thức TC các hoạt động GD, tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất để hoạt động GD đạt hiệu quả. HT cần có sự thường xuyên giữ thông tin hai chiều, yêu cầu Tổng phụ trách Đội báo cáo việc thực hiện KH và kết quả của các hoạt động GDĐĐ cho HS.

+ Quản lý hoạt động GDĐĐ của GV bộ môn và các lực lượng GD khác trong NT

GV bộ môn và các lực lượng GD khác trong NT cũng giữ một vai trò không kém phần quan trọng trong hoạt động GDĐĐ cho HS. Chất lượng và hiệu quả GD của lớp học phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất và năng lực sư phạm của đội ngũ GV

đang giảng dạy. Vì vậy, HT cần chỉ đạo cho GV bộ môn và các lực lượng GD khác trong NT phải không ngừng học tập, tu dưỡng ĐĐ, phải là tấm gương cho HS noi theo; cần phổ biến, đôn đốc GV bộ môn thực hiện GDĐĐ ngay trong bài dạy trên lớp, GDĐĐ trong kiểm tra; cần kiểm tra việc sử dụng các hình thức và phương pháp GDĐĐ cho HS; cần thường xuyên trao đổi với GV để nắm bắt tình hình giáo dục HS các lớp.

+ Quản lý sự phối hợp trong hoạt động GDĐĐ của các lực lượng GD trong NT

Mỗi lực lượng GD trong NT đều có vai trò, chức năng, nhiệm vụ đặc thù riêng của mình nhưng đều có sự thống nhất là đảm bảo tốt nhất sự phát triển toàn diện nhân cách cho người học. QL nội dung này, HT cần có nghệ thuật sử dụng và phối kết hợp các lực lượng nhằm phát huy những ưu điểm của từng lực lượng nhằm mang đến kết quả giáo dục HS tốt nhất có thể; cần TC các lực lượng thành một khối đoàn kết thống nhất để có tác động mạnh mẽ nhất đến HS tránh các tác động rời rạc, tùy tiện, vô hiệu hóa lẫn nhau; cần TC, trao đổi, bàn bạc thống nhất, cải tiến về KH, nguyên tắc, nội dung, hình thức, phương pháp, kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS toàn trường.

+ Quản lý việc xây dựng môi trường GD, các điều kiện phục vụ hoạt động GDĐĐ cho HS

HT tổ chức, sắp xếp, tu sửa, trang điểm bộ mặt vật chất, khung cảnh của NT sao cho toàn bộ khung cảnh của trường đều toát lên ý nghĩa GDĐĐ cho HS. HT cần tạo bầu không khí GD trong toàn trường và lớp học như: xây dựng nền nề nếp tốt, trật tự, vệ sinh, ngăn nắp; dư luận tập thể tốt, ủng hộ cái tốt, phê phán cái xấu, tạo nên phong trào thi đua sôi nổi; xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy trò, thầy và thầy, giữa học sinh với nhau. QL hoạt động thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong GDĐĐ. Hoạt động thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong GDĐĐ cho HS mang ý nghĩa quan trọng góp phần kích thích, thúc đẩy, điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi ĐĐ trong ứng xử của HS. QL nội dung này, HT cần tư vấn, chỉ đạo các lực lượng GD xây dựng các HĐ thi đua, khen thưởng theo các chủ đề năm học, học kì và theo

từng tháng sao cho phù hợp với thực tiễn NT, thu hút được HS tham gia. HT cần xây dựng thống nhất các tiêu chí, chỉ tiêu cho các hoạt động thi đua, nắm bắt kịp thời tấm gương tốt để biểu dương; đề ra các quy định, nội quy để xây dựng nề nếp cho HS; chỉ đạo thống nhất các hình thức, phương pháp, mức tiến hành kỷ luật HS sao cho thể hiện tính GD cao.

1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 44 - 48)