Thực trạng nhận thức mục tiêu giáo dục đạo đức học sinh trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 63 - 64)

tiểu học thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Nhận thức về đúng về mục tiêu GD cũng như tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ cho HS, là nhân tố bảo đảm sự thành công của hoạt động GDĐĐ cũng như QL hoạt động GDĐĐ cho HS. Nhận thức đúng đắn sẽ xác định đúng và đủ mục tiêu của hoạt động GDĐĐ. Từ đó, NT sẽ tạo ra sự thống nhất ý chí và hành động của mình; định hướng phát triển các hoạt động GD trên cơ sở mục tiêu chung, tập trung sức lực, sự quyết tâm của mọi người vào mục tiêu đó; TC, điều hành, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của các cá nhân trong quá trình GD; tạo động lực cho mỗi cá nhân, tạo môi trường và điều kiện bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của NT.

Nhận thức đúng thì hành động đúng, khi đó mới đạt mục tiêu đề ra. Để đánh giá thực trạng nhận thức về mục tiêu GDĐĐ học sinh tại 14 trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang hiện nay thực hiện như thế nào; tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của 14 CBQL, 70 GV và 140 HS lớp 4 và lớp 5; thu được kết quả ở Bảng 2.8. Bảng 2.8. Nhận thức về mục tiêu GDĐĐ cho HS Mục tiêu giáo dục Mức độ đánh giá chung (%) Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng HS LLGD HS LLGD HS LLGD HS LLGD 1. Kiến thức 50,6 18,8 43,5 81,2 5,6 0 0,3 0 2. Kỹ năng 20,1 13,9 52,9 86,1 25,9 0 1,0 0 3. Hành vi 18,7 13,2 46,6 86,8 33,7 0 1,0 0 4. Thái độ 16,3 14,1 44,6 85,9 26,3 0 12,8 0

Nhìn vào bảng trên, nhận thấy đa số CBQL, GV và HS nắm được các mục tiêu cơ bản trong GDĐĐ cho HS. Tuy nhiên giữa lực lượng GD và HS qua đánh giá có sự khác biệt về nhận thức. Trong khi lực lượng GD đánh giá các mục tiêu từ mức quan trọng đến rất quan trọng tương đối đều nhau không tuyệt đối hóa mục tiêu nào, tỉ lệ giữa các mục tiêu không có sự chênh lệch nhiều; bên cạnh HS có sự đánh giá ngược lại, các em coi trọng mục tiêu GD kiến thức quan trọng hơn các mục tiêu còn lại, việc này chứng tỏ HS chỉ quan tâm đến việc việc hình thành kiến thức mà quên đi mục tiêu hình thành kỹ năng, hành vi và thái độ, thậm chí mục tiêu hình thành thái độ HS đánh giá là không quan trọng chiếm tỉ lệ 12,8%. Với kết quả khảo sát trên cho thấy, hiện nay nhận thức về mục tiêu GDĐĐ cho HS trường TH thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang giữa lực lượng GD và HS chưa tương đồng và vẫn còn tồn tại một khoảng cách khá xa. Vì vậy trong thời gian tới để hoạt động GDĐĐ cũng như QL hoạt động GDĐĐ cho HS được tốt hơn các CBQL và GV cần lưu ý nhiều hơn đến vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 63 - 64)