Đẩy mạnh sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 106 - 109)

3.2.6.1. Mục đích ý nghĩa của biện pháp

Phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài trường TH như: CBQL, GV, Đội TNTPHCM và sự phối hợp giữa GĐ, NT và XH nhằm lôi cuốn được lực lượng XH to lớn tham gia vào sự nghiệp GD nói chung và GDĐĐ cho HS nói riêng. Thông qua sự phối hợp này để nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS trường TH, qua đó góp phần nâng cao các điều kiện đảm bảo đối với hoạt động GDĐĐ cho HS. Từ đó tiếp tục nâng cao chất lượng GDĐĐ và hiệu quả QL hoạt động GDĐĐ cho HS của trường TH.

Để phát huy vai trò trong cộng đồng NT có thể gắn kết với địa phương, các gia đình HS có nhiều đóng góp cho NT, các tổ chức XH, các nhà hảo tâm có nhiều cống hiến cho sự phát triển của trường nhằm tận dụng các CSVC có trong trường, những điều kiện sẵn có của địa phương, như lễ hội, truyền thống văn hoá, lịch sử, cách mạng trong việc xây dựng văn hoá NT.

HT trường tăng cường sức mạnh và khả năng TC phối hợp của các bộ phận, các thành viên trong trường tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS. Tập trung một số nội dung cụ thể sau:

+ TC cho CBQL, GV, NV nghiên cứu, nắm vững yêu cầu, nội dung, phương pháp của hoạt động GDĐĐ cho HS;

+ Chủ động lập kế hoạch GDĐĐ cho HS và hướng dẫn cho mọi người lập KH riêng và chỉ đạo thực hiện KH;

+ Trực tiếp TC chỉ đạo hoạt động GDĐĐ, chỉ đạo CBQL và GV chủ nhiệm làm công tác GDĐĐ cho HS thống nhất các hoạt động GDĐĐ của NT;

+ Phối hợp với ngành công an để bàn biện pháp ngăn ngừa các tệ nạn XH xâm nhập vào học đường.

GV chủ nhiệm, GV làm công tác GDĐĐ cho HS phối hợp với Đội TNTPHCM tổ chức các hoạt động GDĐĐ và đánh giá kết quả rèn luyện ĐĐ của HS.

Đội TNTPHCM phối hợp với Hội đồng đội Thành phố để triển khai thực hiện các phong trào, các hoạt động XH, văn hóa nghệ thuật mang tính GD, TC các cuộc thi, hoạt động sáng tạo, sinh hoạt câu lạc bộ,…

Trong thực tế, ngành GD không thể tách ra, đơn độc trong cuộc chiến chống suy thoái ĐĐ, mà cần có một chỗ dựa vững chắc là sự đồng thuận của GĐ và tiềm năng GD của toàn XH. Do vậy HT cần chủ động quan hệ, phối hợp, liên kết với CMHS, với các TC chính quyền địa phương để bàn bạc, thống nhất phương pháp GDĐĐ phù hợp với tâm sinh lý và đặc điểm HS nhằm thu hút và phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực, biến quá trình giáo dục HS thành nhiệm vụ của toàn dân. Đây là việc thực hiện “Cộng đồng hóa trách nhiệm” đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi trong việc QL hoạt động GDĐĐ cho HS. Nội dung của phối hợp:

+ Phối hợp với TC Đảng trong việc chỉ đạo toàn dân tham gia GD thế hệ trẻ; + Tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ GD ý thức bảo vệ XH, giữ gìn trật tự, an ninh;

+ Phối hợp với mặt trận tổ quốc Việt Nam để làm tốt công tác khuyến học, hòa giải, GD cá biệt, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong HS;

+ Phối hợp Đoàn Thanh niên trong việc TC các hoạt động GD truyền thống, lý tưởng, đấu tranh phòng chống các hiện tượng tiêu cực XH, góp phần lành mạnh hóa XH;

+ Tranh thủ sự giúp đỡ của các TC, các doanh nghiệp, mạnh thường quân trong việc xây dựng CSVC của NT và tạo điều kiện cho HS làm quen với thực tế;

+ Phối hợp các cơ quan truyền thông, văn hóa thể thao, bệnh viện để tăng cường TC các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe cho HS;

+ Đại diện Hội CMHS phối hợp với NT tổ chức các buổi thảo luận nhằm đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS.

3.2.6.3. Cách thức tiến hành biện pháp

Hàng năm xây dựng KH và TC phối hợp GDĐĐ cho HS giữa các lực lượng GD trong và ngoài trường. Tham mưu cho các lực lượng XH về nội dung phối hợp.

CMHS phải là tấm gương tốt cho con, cháu học tập; có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi họp CMHS; thường xuyên phối hợp tốt với GV chủ nhiệm, NT để kịp thời nắm bắt các thông tin, trong công tác QL việc học tập, chăm lo GD rèn luyện ĐĐ của con em mình. Mỗi CMHS cần quan tâm xây dựng TC hội CMHS vững mạnh, có mối quan hệ thường xuyên với NT; phát huy vai trò, chức năng Hội CMHS động viên, răn dạy con, cháu chấp hành nội quy của NT, các chủ trương của Đảng và Nhà nước.

TC chính trị XH cần chú trọng xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với gia đình HS, nhân dân và chính quyền địa phương nơi trường đóng. Hằng năm, thông qua các văn bản, công văn, báo cáo định kỳ, NT trao đổi thông tin đồng thời triển khai KH với chính quyền địa phương; tham mưu đưa công tác GDĐĐ học sinh; có đánh gía nhận xét của chính quyền địa phương về “sinh hoạt hè” của HS; TC ký cam kết trách nhiệm giữa “Nhà trường - chính quyền địa phương”,… tạo

được sự hỗ trợ tích cực của các lực lượng ngoài NT thành quá trình khép kín trong công tác GDĐĐ học sinh.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần tăng cường vai trò của TC Đoàn trong việc TC các HĐ nội, ngoại khoá; các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa - uống nước nhớ nguồn”,… nhằm thu hút HS đến những hoạt động bổ ích; để GD về lòng nhân ái, truyền thống, đạo lý con người Việt Nam qua đó để GDĐĐ học sinh.

Xây dựng và đề xuất cơ chế làm việc, hình thức kết hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các TC ngoài NT phối hợp chặt chẽ với các trường TH trên địa bàn trong việc GDĐĐ cho HS. Vì HS có mối quan hệ trên địa bàn, mối quan hệ liên trường và các mối quan hệ khác nên dễ tụ tập, lôi kéo theo nhóm chính thức và nhóm không chính thức để có những hành vi xấu. Chính vì vậy các trường TH cần phải có thông tin kịp thời về các vụ việc có liên quan để cùng phối hợp xử lý.

Phân công cụ thể từng người, từng TC đảm nhiệm phụ trách công việc; định kỳ kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Có sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát hơn của Đảng ủy đối với Đoàn Thanh niên, sự phối kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, CBQL, GV cũng như TC tốt mối liên hệ với các đơn vị, TC khác.

Thực hiện mục đích cao cả là rèn luyện ĐT những công dân tốt trong XH thì HT luôn đóng vai trò của người lãnh đạo, biết thuyết phục, động viên và xác định rõ trách nhiệm của mọi người trong GDĐĐ cho HS.

Người phụ trách công việc TC phối hợp phải nhiệt tình, năng nổ, tâm huyết với sự nghiệp GD, có kiến thức về GDĐĐ cho HS và có khả năng giao tiếp tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 106 - 109)