Phương pháp giáo dục đạo đức học sin hở trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 37 - 39)

Phương pháp GDĐĐ cho HS là cách thức tác động của các nhà GD lên đối tượng GD để hình thành cho đối tượng GD những chuẩn mực ĐĐ cần thiết phù hợp với ĐĐ xã hội hiện đại.

Phương pháp GD phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.

Phương pháp GDĐĐ cho HS trường TH rất phong phú, đa dạng, kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và các phương pháp hiện đại, được thể hiện ở các phương pháp sau:

+ Phương pháp đàm thoại: là phương pháp TC trò chuyện giữa GV và HS về các vấn đề ĐĐ, dựa trên một hệ thống câu hỏi được chuẩn bị trước.

+ Phương pháp nêu gương: là phương pháp dùng những tấm gương của cá nhân, tập thể để GD, kích thích HS học tập và làm theo tấm gương mẫu mực đó. Nêu gương người tốt, việc tốt với nhiều hình thức thiết thực như mời những người có gương phấn đấu tốt về chia sẻ, đọc báo, tọa đàm, xem tư liệu, nghe kể những tấm gương tốt về thầy cô giáo và HS của NT. Động viên, khuyên bảo, uốn nắn những HS hoặc nhóm HS những mặt chưa tốt. Phương pháp nêu gương có giá trị to lớn trong việc phát triển nhận thức và tình cảm ĐĐ cho HS, đặc biệt giúp HS nhận thức rõ ràng hơn về bản chất và nội dung ĐĐ mới.

+ Phương pháp đóng vai: là phương pháp TC cho HS nhập vai vào nhân vật trong những tình huống ĐĐ cụ thể để các em bộc lộ nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử.

+ Phương pháp trò chơi: là phương pháp TC cho HS thực hiện những thao tác hành động, lời nói phù hợp với chuẩn mực hành vi ĐĐ thông qua những trò chơi cụ thể.

+ Phương pháp dự án: là phương pháp trong đó người HS thực hiện nhiệm vụ học tập tích hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa GD nhận thức với GD các phẩm chất nhân cách cho HS. Thực hành nhiệm vụ này người học được rèn luyện tính tự lập cao, từ việc xác định mục đích, lập KH hành động đến việc thực hiện dự án với nhóm bạn bè, tự kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.

+ Phương pháp rèn luyện: là phương pháp TC cho HS hoạt động để rèn luyện cho các em những thói quen ĐĐ, thể được nhận thức và tình cảm ĐĐ của các em thành hành động thực tế; rèn luyện thói quen ĐĐ thông qua các HĐ cơ bản của NT như dạy học trên lớp, các buổi lao động, hoạt động ngoại khóa. Rèn ĐĐ thông qua các phong trào thi đua trong NT là biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của HS, giúp cho HS luôn có

hướng phấn đấu tốt. Chính vì vậy, NT cần phải thường xuyên TC các phong trào thi đua và động viên, giúp đỡ để HS hưởng ứng nhiệt tình.

+ Phương pháp thúc đẩy: là phương pháp dùng những tác động có tính chất “cưỡng bách ĐĐ bên ngoài” để điều chỉnh, khuyến khích những “động cơ kích thích bên trong” của HS nhằm xây dựng ĐĐ cho HS. Những nội quy, quy chế của lớp của trường vừa là yêu cầu với HS, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi HS tuân theo những yêu cầu đó để có những hành vi tốt. Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những em có hành vi ĐĐ, phẩm chất tốt, có ý thức vươn lên trong học tập và khen thưởng kích thích những HS khác phải biết tự phấn đấu cho tốt hơn. Xử phạt: Là phê phán những khiếm khuyết của HS, nếu làm không tốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và việc hình thành nhân cách của các em. Vì vậy, khi xử phạt cần phải khéo léo, tránh mắng nhiếc, chì triết các em. Đầu tiên thu thập những thông tin của từng em từ các bậc cha mẹ, từ các bạn và cả hàng xóm, tiếp theo lấy ý kiến từ các bạn đồng nghiệp hoặc của các chuyên gia tư vấn nhằm mục đích tìm hiểu tâm sinh lý, hoàn cảnh cuộc sống GĐ của các em, cuối cùng tìm hiểu cách GDĐĐ của các bậc CMHS ra sao; CMHS có gặp khó khăn gì trong GDĐĐ cho HS,… Mặt khác cần quan sát những hoạt động, những biểu hiện của HS trong học đường, ngoài XH thông qua mối quan hệ bạn bè, đến thăm GĐ các em với mục đích xác định các biểu hiện lệch lạc về hành vi ĐĐ để rồi tìm ra nguyên nhân chủ yếu để khắc phục.

Phương pháp GDĐĐ cho HS rất đa dạng. Vì vậy, CBQL và GV cần phải vận dụng linh hoạt phù hợp với mục đích, đối tượng và từng tình huống cụ thể.

1.4. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 37 - 39)