Nội dung giáo dục đạo đức học sin hở trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 32 - 36)

Trong công tác GD, bậc TH là bậc học giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho HS nhằm xây dựng và phát triển con người làm chủ tương lai cho đất nước. Trong đó GDĐĐ là một trong những hoạt động GD cơ bản nhất nhằm làm cho nhân cách được phát triển đúng đắn, giúp HS có những nhận thức, ý thức tình cảm ĐĐ, có những thói quen, hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ của cá nhân với XH, của cá nhân đối với mọi người xung quanh.

GDĐĐ là một bộ phận rất quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở TH. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt ĐĐ cho HS, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ ĐĐ hàng ngày. Có thể nói, nhân cách của học sinh TH thể hiện trước hết qua hành vi ĐĐ. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong GĐ, với thầy cô giáo, bạn bè qua thái độ với học tập, rèn luyện hàng ngày. Vì vậy, GDĐĐ cho HS nói chung và học sinh TH nói riêng giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Vì bậc TH là bậc học nền tảng. Sự phát triển nhân cách bắt nguồn từ môi trường này. Các nề nếp, thói quen, các cử chỉ hành vi đều được xây dựng từ đây.

GD có nhiệm vụ nâng đỡ và uốn nắn để giúp HS có sự phát triển đúng đắn về nhân cách, về ĐĐ nhằm giúp các em có điều kiện gần gũi nhau, thường xuyên trao đổi động viên uốn nắn kịp thời tiến bộ qua từng ngày. Mặt khác trong những năm qua tại các trường TH luôn đề cao vấn đề GDĐĐ cho HS em qua các môn học nói chung môn ĐĐ nói riêng, qua đó các em hình thành ý thức tuân thủ tốt nội quy, nề nếp của HS từng bước được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.

Nội dung GDĐĐ cho HS rất rộng, bao quát nhiều vấn đề thuộc nhân sinh quan mà tựu chung nhất là xoay quanh trục “chân - thiện - mỹ” và truyền thống văn hóa dân tộc, địa phương. Nội dung GDĐĐ bám sát vào nội dung chương trình các môn học và tổ chức các hoạt động GD khác kết hợp với GD văn hóa, truyền thống dân tộc, địa phương. Cụ thể: Kính yêu Bác Hồ, biết tiểu sử Bác Hồ, thuộc và làm theo 5 điều Bác dạy và biết kiểm điểm các điều đó. Có hiểu biết bước đầu về Tổ quốc, về Đảng, tự hào về truyền thống của dân tộc, về đất nước Việt Nam tươi đẹp. Ghét bọn đế quốc, bành trướng, phản động và tay sai, kẻ thù của tổ quốc, của nhân dân và của hòa bình thế giới. Rèn luyện ĐĐ tác phong, giúp đỡ các chiến sĩ biên giới, hải đảo. Hiểu nhiệm vụ của người HS, chăm học, chăm làm, thực hiện đầy đủ các yêu cầu của GV, các quy định của NT, của tập thể; đi học đều, đúng giờ, giữ vở sạch, chữ đẹp, thuộc bài, làm bài đầy đủ, trung thực trong học tập. Giúp đỡ GĐ làm những việc vừa sức như quét nhà, đun nước, chăm sóc cây trồng,... Tham gia đầy đủ các buổi lao động do lớp hay NT tổ chức. Yêu mến Đội và tham dự sinh hoạt Sao,

Đội đầy đủ, thuộc lịch sử Đội, nghi thức Đội, hiểu ý nghĩa của khăn quàng đỏ và cờ Đội. Hàng ngày làm việc tốt, xứng đáng là người đội viên, là cháu ngoan Bác Hồ; Làm kế hoạch nhỏ, giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ, người tàn tật, cụ già, em nhỏ, nhặt được của rơi đem trả người mất. Cử xử lễ độ, ân cần, chân thành, lịch sự và biết giữ lời hứa với mọi người. Biết kính trọng người lớn, nhường nhịn em nhỏ, biết ơn và kính yêu cha mẹ, thầy cô giáo, quý mến và sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, sống hòa thuận với tập thể. Biết sống theo pháp luật, tôn trọng chính quyền địa phương chấp hành luật lệ giao thông, quy tắc sinh hoạt cộng đồng, bảo vệ tài sản chung, bảo vệ các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, nghệ thuật.

Nội dung GD bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp, có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi HS, đáp ứng mục tiêu ở mỗi lớp học.

Có thể xác định hệ thống chuẩn mực ĐĐ theo năm nhóm phản ánh mối quan hệ chính mà con người phải giải quyết sau đây:

+ Nhóm chuẩn mực ĐĐ thể hiện nhận thức tư tưởng chính trị: yêu quê hương, đất nước; tự cường và tự hào dân tộc chính đáng; tin tưởng vào Đảng và đường lối mới của Đảng, của Nhà nước,...

+ Nhóm những chuẩn mực ĐĐ hướng vào sự tự hoàn thiện bản thân bao gồm các chuẩn mực sau: tự trọng, tự tin, giản dị, trung thực, đoàn kết, yêu thương, lễ độ, lịch sự, tôn trọng mọi người,...

+ Nhóm những chuẩn mực ĐĐ thể hiện quan hệ với mọi người, với dân tộc khác: biết ơn tổ tiên, cha mẹ, thầy cô, người có công với dân, với nước và kính trọng người đã sinh thành, nuôi dưỡng, giúp đỡ những người có nhân cách; yêu thương, khoan dung, vị tha, hợp tác, đồng cảm, biết chia sẻ, đoàn kết, hữu nghị; bình đẳng,...

+ Nhóm những chuẩn mực ĐĐ thể hiện quan hệ đối với công việc: yêu lao động, có trách nhiệm với việc làm của mình, có lương tâm, tôn trọng pháp luật, tôn trọng lẽ phải, dũng cảm, liêm khiết. Những giá trị ĐĐ này thể hiện nhận thức, thái độ, chất lượng hiệu quả hoạt động của cá nhân đối với nhiệm vụ học tập, lao động.

+ Nhóm chuẩn mực liên quan đến xây dựng môi trường sống: giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên, có ý thức chống lại những hành vi gây tác hại đến con người; môi trường sống; bảo về hòa bình; bảo vệ phát huy truyền thống, di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại.

Quá trình GDĐĐ cho HS là quá trình thực hiện ba nhiệm vụ: GD ý thức ĐĐ; GD thái độ, tình cảm ĐĐ; GD hành vi thói quen ĐĐ.

+ GD ý thức ĐĐ: Đây là nội dung quan trọng nhằm cung cấp tri thức ĐĐ, giúp HS hiểu biết về một số nguyên tắc, chuẩn mực về ĐĐ gần gũi với đời sống thực tế, từ đó nhận thức đúng tạo sự phù hợp giữa hành vi ứng xử của mình với lợi ích XH nhằm tích lũy kinh nghiệm sống cho bản thân đó là: Quan hệ của cá nhân đối với XH, công việc, những người xung quanh, thiên nhiên.

+ GD thái độ, tình cảm ĐĐ: Giúp cho HS hình thành cảm xúc, tình cảm ĐĐ tích cực. Từ đó HS ý thức được trách nhiệm của mình trong các hành vi ĐĐ tuân thủ theo các yêu cầu. Ý thức được việc làm của bản thân, kế thừa được truyền thống ĐĐ tốt đẹp, góp phần GD văn hóa ứng xử hành vi văn minh trong giao tiếp. Đối với học sinh TH cần GD những thái độ, tình cảm như: Kính yêu Bác Hồ, tôn trọng Quốc kỳ, Quốc ca; biết ơn các thương binh, liệt sĩ, bộ đội; kính trọng biết ơn ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em; kính trọng, lễ phép, biết ơn thầy cô giáo; tôn trọng và yêu mến bạn bè; yêu lao động, chăm học, chăm làm; có lòng tự trọng, khiêm tốn học hỏi, trung thực; có thái độ ủng hộ, đồng tình, tán thành những tấm gương, việc tốt người tốt, phù hợp với những chuẩn mực ĐĐ; yêu thiên nhiên, có thái độ giữ gìn môi trường xung quanh.

+ GD hành vi, thói quen ĐĐ: Là tổ chức cho HS lập đi lập lại nhiều lần những thao tác, hành động ĐĐ trong học tập, sinh hoạt, cuộc sống, nhằm có được hành vi ĐĐ đúng đắn, từ đó có thói quen ĐĐ bền vững như: giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình bằng những việc làm vừa sức; lễ phép với người lớn đặc biệt là với ông bà cha mẹ, anh chị, thầy cô giáo; làm được những việc vừa sức để giúp đỡ mọi người; có những hành động, việc làm nhân đạo vừa sức đối với các GĐ

thương binh liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng; có hành động việc làm phù hợp bảo vệ trường lớp, tài sản cộng đồng,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)