Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức học sin hở trường tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 42 - 43)

học

TC thực hiện là một trong những 4 chức năng của QL có nhiệm vụ thiết kế, cơ cấu, phương thức cũng như quyền hạn hoạt động của các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của NT. Đây chính là chức năng phát huy vai trò, nhiệm vụ và sự vận hành cũng như sức mạnh của TC thực hiện. Nhiệm vụ của nó càng chuyên sâu thì khả năng hoạt động có hiệu quả càng cao. Xác định cơ cấu của TC phải gắn với mục đích, mục tiêu của hệ thống, phải gắn với nội dung công việc cụ thể. Vì cơ cấu TC là công cụ để thực hiện mục tiêu của hệ thống. Việc xây dựng cơ cấu TC phải bảo đảm nguyên tắc chuyên môn hóa, cân đối và dựa vào nhiệm vụ cụ thể. Con người trong cơ cấu TC phải được sắp xếp phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Phải cụ thể hóa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của từng bộ phận, từng cá nhân. Xây dựng tiêu chuẩn hóa trong TC giúp cho HT và các thành viên đánh giá và tự đánh giá công việc của mình. Cơ cấu TC của một hệ thống còn liên quan đến tầm QL. Tầm QL là giới hạn QL mà người HT có thể giám sát có hiệu quả [8], [11], [12], [22].

TC là quá trình hình thành các quan hệ và cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong NT nhằm tạo cơ chế đảm bảo sự phối hợp, điều phối tốt các nguồn lực, các điều kiện cho việc hiện thực hoá mục tiêu đã đề ra của kế hoạch [8], [11], [12], [22].

TC thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS sau khi đã lập xong KH, đó là lúc cần phải chuyển hóa những ý tưởng thành hiện thực. TC thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong NT để giúp họ thực hiện thành công các KH và đạt được mục tiêu tổng thể của NT về GDĐĐ cho HS. Vì vậy các thành viên và các bộ phận cần được

giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch GDĐĐ; thảo luận biện pháp thực hiện KH; sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm QL, huy động cơ sở vật chất, kinh tế; định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu, thời hạn kết thúc [8], [11], [12], [22].

Để TC việc thực hiện KH quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS, HT sẽ tiến hành phân công, quy định nhiệm vụ cho các lực lượng trong trường thực hiện kế hoạch GDĐĐ năm học, học kì, tháng, tuần theo mục tiêu, nội dung đã đề ra; nắm được tính cách và trạng thái tâm lý của từng người trong NT từ đó có sự sắp xếp, bố trí một cách hợp lý giữa các cá nhân, các bộ phận nhằm phát huy tối đa sức mạnh tập thể cũng như sức mạnh của từng cá nhân họ trong khi thực hiện công việc được

phân công.Như vậy, trách nhiệm GDĐĐ cho HS trong NT thuộc về tất cả CB, GV,

GĐ và các lực lượng xã hội nhưng HT vẫn giữ vai trò nòng cốt. HT xác định nội dung, quyết định các hình thức, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong NT. HT còn là người trực tiếp tham gia GDĐĐ học sinh thông qua nhiều hoạt động. Để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao trên, người HT phải tìm cho mình những biện pháp GD phù hợp với đối tượng HS. Khi phân công người phụ trách các hoạt động GDĐĐ, HT cần lưu ý sự hợp lí, phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng của họ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, không chồng chéo, không lãng phí [8], [11], [12], [22].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang (Trang 42 - 43)