- Phòng Dịch vụ và Marketing
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 –
Kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy dư nợ qua các năm tăng lên, cụ thể tổng dư nợ năm 2017 là 8.130 tỷ đồng, năm 2018 là 8.863 tỷ đồng tăng trưởng 9,02% so với năm 2017, năm 2019 là 10.012 tỷ đồng tăng trưởng 12,96% so với năm 2018. Bên cạnh đó, tổng huy động vốn cũng được tăng lên theo từng năm, cụ thể năm 2017 đạt 4.539 tỷ đồng, năm 2018 là 5.222 tỷ đồng tăng 683 tỷ đồng so với năm 2017, năm 2019 đạt 6.110 tỷ đồng tăng 888 tỷ đồng so với năm 2018.
Doanh thu năm 2018 đạt 1.278 tỷ đồng tăng 17 tỷ đồng, năm 2019 đạt 1.304 tỷ đồng tăng 26 tỷ đồng; Agribank Chi nhánh tỉnh Kiên Giang tiết giảm tối đa chi phí cụ thể năm 2018 là 1.033 tỷ đồng giảm 14 tỷ đồng, năm 2019 là 1.017 tỷ đồng giảm 16 tỷ đồng.
Điều đó chứng minh rằng, Agribank Chi nhánh tỉnh Kiên Giang hoạt động kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận hàng năm điều đạt theo kế hoạch đề ra; doanh thu và số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng.
ĐVT: tỷ đồng; %
Chỉ tiêu Năm Tăng trưởng (%)
2017 2018 2019 2017 2018 2019 1. Tổng dư nợ 8.130 8.863 10.012 6,71 9,02 12,96 2. Tổng huy động vốn 4.539 5.222 6.110 6,27 15,05 17,00 3. Tổng doanh thu 1.261 1.278 1.304 -5,19 1,35 2,03 4. Tổng chi phí 1.047 1.033 1.017 -9,11 -1,33 -1,55 5.Lợi nhận 282 328 291 8,62 16,31 -8,87
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn)
Hiện nay, khách hàng tiền gửi của đơn vị gồm có khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân. Khách hàng tổ chức chủ yếu mở tài khoản thanh toán phục vụ cho nhu cầu thanh toán của các tổ chức, bên cạnh đó có một số tổ chức có số dư tiền nhàn rỗi thì họ sẽ thực hiện các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn; khách hàng cá nhân bao gồm nhiều loại khách hàng và sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng: tiền gửi, tiền vay, dịch vụ ATM, chi lương, BSMS, Internet banking, Mobi banking
Bảng 2.2. Cơ cấu huy động vốn dân cư giai đoạn 2017-2019
Đvt: Tỷ đồng, % Số TT Các chỉ tiêu 2017 2018 2019 Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT % 1 Nguồn vốn huy động 4.538 100 5.276 100 6.110 100
Trong đó: Tiền gửi dân cư 3.751 83 4.31
2 82
5.13
4 84
Tiền gửi doanh nghiệp 787 17 964 18 976 16
1.1 Nội tệ 4.470 99 5.222 99 6.060 99,18
Trong đó: Tiền gửi dân cư 3.700 82 4.26
5 81
5.09
7 84,11
1.2 Ngoại tệ quy đổi 68 1 54 1 50 0,81
Trong đó: Tiền gửi dân cư 57 1 40 1 35 0,70
Tiền gửi doanh nghiệp 11 0.24 14 0.27 15 0.30
2 Cơ cấu nguồn vốn huy động
2.1 Tiền gửi không kỳ hạn 757 17 947 18 997 16,31
2.2 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12tháng 2.181 48 2.357 45 2.486 42,33 2.3 Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 thángtrở lên 1.600 35 1.922 36 2.527 41,36
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn)
Qua bảng số liệu trên thì tình hình huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và nhất là tiền gửi dân cư đều tăng dần qua các năm.
Số lượng khách hàng mở tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng 78 % tổng số khách hàng tiền gửi, nhưng chỉ chiếm 15,9 % tổng số dư huy động vốn (năm 2019). Việc mở tài khoản thanh toán chủ yếu phục vụ cho nhu cầu thanh toán, chi trả lương của các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp có giao dịch tại Agribank chi nhánh tỉnh Kiên Giang. Số lượng khách hàng tiền gửi tại Agribank chi nhánh tỉnh Kiên Giang trong những năm qua đều có sự tăng trưởng, từ 97.000 khách hàng năm 2017 tăng lên 128,000 khách hàng vào cuối năm 2019, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017-2019 trên 10,33%. Độ tuổi bình quân của khách hàng tiền gửi: 34,8 tuổi, trong đó khách hàng có độ tuổi trên 40 có số dư tiền gửi trên 78% tổng số dư tiền gửi dân cư.
Tổng nguồn vốn nội tệ năm 2019 đạt 6.110 tỷ đồng tăng 834 tỷ đồng so với năm 2018, tăng 1.572 tỷ đồng so với năm 2017. Nguồn vốn bằng nội tệ luôn chiếm ưu thế, trong cơ cấu tiền gửi tại Agribank chi nhánh tỉnh Kiên Giang. Trong điều kiện hiện nay công tác huy động vốn có tính cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn, thì đây là là một cố gắng lớn của chi nhánh để đảm bảo khả năng tự cân đối nguồn vốn và đáp ứng các nhu
cầu thanh toán giữa các thành phần kinh tế. Nguồn vốn không kỳ hạn tăng trưởng ổn định qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Đến cuối năm 2019 số dư tiền gửi không kỳ hạn đạt 997 tỷ đồng, tăng 24 tỷ đồng so với năm 2017, bình quân tăng trên 12% mỗi năm. Việc tăng trưởng số dư tiền gửi không kỳ hạn này chứng tỏ đơn vị trong những năm qua đã phát triển được một số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán tương đối tốt. Đây là nguồn vốn mặc dù mang tính chất là không ổn định tuy nhiên nếu thực hiện tăng trưởng được nguồn tiền gửi này nhiều sẽ đem lại lợi nhuận cho chi nhánh lớn đồng thời bán chéo được rất nhiều sản phẩm dịch vụ.
Khách hàng vay vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Kiên Giang gồm có các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, công ty TNHH, các hộ gia đình, hộ kinh doanh các thể, …. Hầu hết khách hàng vừa sử dụng sản phẩm tiền vay vừa sử dụng các sản phẩm khác của Agribank chi nhánh tỉnh Kiên Giang. Trong ba năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng dư nơ của Agribank – Chi nhánh Tỉnh Kiên Giang là khá tốt, tương đương với tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Khách hàng tăng trưởng dư nợ chủ yếu là khách hàng hộ gia đình và hộ kinh doanh cá thể, đối với khách hàng tổ chức trong thời gian qua đơn vị hầu như không tăng trưởng thêm mà chủ yếu chỉ giữ khách hàng truyền thống quan hệ lâu năm với chi nhánh.
Bảng 2.3. Dư nợ cho vay của Agribank Chi nhánh Kiên Giang
ĐVT : Tỷ đồng
Stt Các chỉ tiêu
2017 2018 2019
Số tiền TT % Sốtiền TL% Sốtiền TT%
1 Tổng dư nợ 8.130 100 8.876 100 10.023 100
Phân theo loại tiền
1.2 Ngoại tệ 181 2,2 13 0,1 74 0,1
Phân theo thời gian
1.1 Dư nợ ngắn hạn 6.202 76,3 6.663 75,1 7.280 75,82
1.2 Dư nợ trung hạn 1.779 21,9 2.063 23,2 2.493 21,69
1.3 Dư nợ dài hạn 149 1,8 141 1,6 250 2,49
Phân theo đối tượng
1.1 Hộgia đình, cá nhân, tổ chức 6.571 80,8 7.310 82,4 8.695 86,85 1.2 Dư nợ cho vay nông nghiệp,nông thôn 7.328 90,1 7.735 87,1 8.214 82,04 1.3 Dư nợ cho vay NT mới 1.562 19,2 1.008 11,4 1.317 13,15
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nguồn vốn)