Một số hoạt động chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị quan hệ khách hàng đối với nhóm khách hàng cá nhân tại tổng công ty dịch vụ viễn thông (Trang 44 - 49)

6. Kết cấu luận văn

2.1.3. Một số hoạt động chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu

chủ yếu

VNPT Vinaphone là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên cung cấp hầu hết các SPDV viễn thông tại thị trường Việt Nam do người Việt xây dựng và phát triển. VNPT VinaPhone đã liên tục có những bước tiến dài, tiên phong trong việc nghiên cứu, phát triển và cung cấp tới người dùng các SPDV, tiện ích mới của ngành viễn thông, CNTT.

2.1.3.1 Một số hoạt động chính của VNPT Vinaphone

Với vai trò của người tiên phong, VNPT Vinaphone cung cấp hơn 60 sản phẩm, dịch vụ viễn thông CNTT cho KHCN, khách hàng tổ chức doanh nghiệp. Các SPDV Viễn thông - CNTT của VNPT có đặc điểm: Có tính vô hình, không có hình hài rõ rệt và không nhìn thấy khi tiêu dùng; quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời, không thể tách rời.

Các dịch vụ VNPT Vinaphone cung cấp: Dịch vụ Điện thoại cố định hữu tuyến (cố định, các dịch vụ giá trị gia tăng, V-PABX, VSAT-IP, ISDN...); dịch vụ Điện thoại di động Vinaphone (internet, giải trí tiện ích, chuyển vùng quốc tế, SMS Brandname); dịch vụ Internet (FiberVNN, wifi, MyTV, VSAT-IP); dịch vụ truyền số liệu (mạng riêng ảo Metronet, FiberVNN...); dịch vụ giá trị gia tăng (giám sát đường truyền, 1080, 1088, VNPT-CA, VNPT I-VAN); truyền hình hội nghị, dịch vụ MyTV (dịch vụ truyền hình đa phương tiện của VNPT sử dụng giao thức Internet truyền tín hiệu truyền hình thông qua hạ tầng mạng băng thông rộng của

Tập đoàn VNPT đến thiết bị giải mã tín hiệu (Set top box - STB) và tới Tivi của khách hàng); dịch vụ thông tin vệ tinh (Dịch vụ VSAT-IP,...); dịch vụ /giải pháp ứng dụng viễn thông – CNTT (Dịch vụ cuộc gọi bảo mật Procall, phần mềm cổng thông tin điện tử (VNPT Portal)); dịch vụ/ giải pháp hạ tầng CNTT (Chính phủ điện tử, y tế điện tử, thuế bảo hiểm, thành phố thông minh).

2.1.3.2 Kết quả kinh doanh

Trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của CNTT, nhu cầu về sử dụng các dịch vụ viễn thông - CNTT của khách hàng ngày càng cao. Mặc dù phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà mạng, song với quyết tâm phấn đấu, số lượng thuê bao khách hàng, doanh thu, lợi nhuận hàng năm của VNPT Vinaphone đều hoàn thành thậm chí vượt mức kế hoạch được giao, cụ thể:

- Đối với kết quả phát triển thuê bao dịch vụ cơ bản: Tính đến cuối năm 2019, tổng số thuê bao sử dụng dịch vụ của VNPT Vinaphone đã đạt khoảng 33 triệu thuê bao theo Báo cáo thống kê tình hình phát triển thuê bao các dịch vụ như sau:

Bảng 2.1: Kết quả phát triển thuê bao các dịch vụ cơ bản

Đơn vị tính: thuê bao

Dịch vụ

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lượng thuê bao Số lượng thuê bao Tăng trưởng so với năm 2017 Số lượng thuê bao Tăng trưởng so với năm 2018 Di động trả trước 14.670.892 18.967.010 29% 24.068.800 27% Di động trả sau 1.695.169 1.720.190 1% 1.814.301 5% Fiber VNN 266.542 1.170.338 339% 2.357.143 101% MyTV 1.010.259 1.038.576 3% 1.135.355 9% Điện thoại cố định 4.085.357 3.985.325 -2% 3.785.184 -5%

(Nguồn: Báo cáo Tài chính hàng năm - Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông)

Bảng tổng hợp thống kê phát triển thuê bao các dịch vụ của VNPT Vinaphone trong 3 năm vừa qua, ta thấy sự phát triển vũ bão về số lượng khách hàng/ thuê bao dùng dịch vụ Internet/ Fiber VNN. Lượng tăng thuê bao mạnh nhất chính là giai đoạn cuối 2018 và đầu năm 2019, với số lượng thuê bao thực tăng vượt

qua con số 1.000.000 thuê bao. Đây là xu thế tất yếu của công nghệ khi mạng internet cáp đồng đã lỗi thời và dần dần được thay thế bằng mạng cáp quang với nhiều ưu điểm hơn như: chất lượng mạng, chi phí bảo trì thấp. Bên cạnh đó các dịch vụ truyền thống của Vinaphone là di động và cố định vẫn có sự tăng trưởng, tuy tỷ lệ thuê bao cố định mới có xu hướng giảm, nhưng thuê bao di động vẫn tang trưởng ổn định.

- Đối với kết quả kinh doanh về tăng trưởng doanh thu của dịch vụ cơ bản Sự biến động về phát triển thuê bao tác động trực tiếp đến tăng trưởng doanh thu. Theo báo cáo thống kê về kết quả kinh doanh các năm cho thấy xu hướng về doanh thu các dịch vụ như sau:

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh về phát triển doanh thu các dịch vụ cơ bản

Đơn vị tính: triệu đồng

Dịch vụ

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Doanh thu Doanh thu

Tăng trưởng so với năm 2017 Doanh thu Tăng trưởng so với năm 2018 Di động trả trước 14.148.267 19.515.574 38% 24.779.514 27% Di động trả sau 4.903.918 5.388.921 10% 5.619.889 4% Fiber VNN 865.896 3.659.804 323% 9.887.132 170% MyTV 1.026.785 1.102.218 7% 1.093.285 -1% Điện thoại cố định 3.436.638 3.256.985 -5% 3.036.347 -7%

(Nguồn: Báo cáo Tài chính hàng năm - Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông)

Nhìn vào bảng tổng hợp báo cáo trên, có thể đưa ra một số đánh giá nhận xét như sau:

- Với dịch vụ điện thoại cố định: Do số lượng thuê bao dịch vụ điện thoại cố định giảm đã ảnh hưởng làm doanh thu giảm, đây là xu hướng tất yếu khi KHCN nào cũng có xu hướng sử dụng điện thoại di động. Tuy nhiên, lợi thế lớn của điện thoại cố định là gói cước rẻ, giá trị thiết bị đầu cuối để sử dụng dịch vụ thấp nên vẫn duy trì được thuê bao của khách hàng doanh nghiệp.

- Với dịch vụ điện thoại di động: Gần như KHCN nào cũng sử dụng di động và đa dạng hóa các gói sản phẩm nên doanh thu mảng dịch vụ di động vẫn đảm bảo

tăng trưởng nhưng chưa thực sự đột phá và đáp ứng được kỳ vọng của VNPT Vinaphone.

- Với dịch vụ internet và truyền số liệu: nhu cầu khách hàng cần trao đổi dữ liệu lớn và nhanh, chất lượng dịch vụ của VNPT Vinaphone cơ bản là tốt nhất đã khiến số lượng thuê bao dịch vụ Fiber VNN tăng mạnh đã mang lại nguồn doanh thu lớn cho VNPT Vinaphone. Thực tế doanh thu các dịch vụ Fiber VNN mang lại đang gần tiệm cận với doanh thu dịch vụ di động.

- Với Dịch vụ truyền hình MyTV: Đây cũng là một dịch mới, tích hợp trên những sản phẩm sẵn có nên số lượng thuê bao từ dịch vụ MyTV tăng trưởng đều cũng giúp cho doanh thu từ dịch vụ MyTV cũng tăng, tuy nhiên chưa đáp ứng kỳ vọng của VNPT Vinaphone.

- Trong thời gian tới đây, VNPT Vinaphone đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ cho mảng dịch vụ băng rộng/internet, My TV…, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái sản phẩm của VNPT nhằm hướng tới các hộ gia đình.

- Đối với kết quả sản xuất kinh doanh chung: Đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của VNPT Vinaphone, có thể nhìn lại bảng Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Vinaphone:

Bảng 2.3: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2017 – 2019

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Mã số

2017 2018 2019

Số tiền Số tiền với năm So sánh

trước Số tiền với năm So sánh trước 1. Doanh thu phát sinh 0 34.514.908 45.602.351 32% 51.658.097 13% 2. Giá vốn hàng bán 11 32.039.329 42.919.264 34% 48.431.096 13% 3. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=0-11) 20 2.475.579 2.683.086 8% 3.227.001 20%

4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 27.316 67.167 146% 68.837 2% 5. Chi phí tài chính 22 9.395 7.448 -21% 6.950 -7% 6. Chi phí bán hàng 24 980.464 852.406 -13% 1.051.583 23% 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 933.488 950.484 2% 1.055.013 22% 8. Lợi nhuận thuần

từ hoạt động kinh doanh:30=20+(21- 22)-(24+25) 30 579.548 939.915 62% 1.182.293 11% 9. Thu nhập khác 31 18.476 8.047 -56% 9.016 12% 10. Chi phí khác 32 630 257 -59% 131 -49% 11. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 17.846 7.790 -56% 8.885 14% 12. Tổng LN kế

toán trước thuế 50 597.394 947.705 59% 1.191.177 26% 13. Chi phí thuế

TNDN hiện hành 51 119.478 189.541 59% 218.235 16% 14. Lợi nhuận sau

thuế thu nhập 60 477.916 758.164 59% 972.942 28%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2017, 2018, 2019 – VNPT Vinaphone)

Theo bảng số liệu nên trên, chúng ta nhìn thấy rõ có sự biến động các chỉ tiêu trong 3 năm trở lại đây. Cụ thể:

- Qua phân tích số liệu 2018 với 2017:

Xét về doanh thu: năm 2018 tốc độ tăng tưởng doanh thu là 32% so với năm 2017 (tương đương tăng hơn 11.088 ngàn tỷ đồng) điều này cho thấy những cố gắng không ngừng từ hoạt động mở rộng và giữ vững thị trường viễn thông tại địa

tranh lớn trên thị trường như VIETTEL, FPT, VMS, ... Xét về chi phí: Tổng chi phí năm 2018 tăng 34% so với 2017 (tương đương tăng 10.880 ngàn tỷ đồng), Nguyên nhân chi phí tăng cao hơn tốc độ tăng doanh thu do ban hành các chính sách thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch 4G và các các dịch vụ gia tăng kèm theo. Lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế năm 2018 của VNPT Vinaphone đạt 758 tỷ đồng có bước tăng mạnh trên 59%, đóng góp cho ngân sách nhà nước 189 tỷ. Trong đó có sự tăng mạnh dòng lợi nhuận tài chính của năm 2018 (146%) tuy nhiên lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ VT CNTT cũng có kết quả tăng trưởng vượt bậc.

- Qua phân tích số liệu 2019 với 2018

Xét về doanh thu: Năm 2019 tốc độ tăng tưởng doanh thu là 12% so với năm 2018 (tương đương tăng hơn 6.056 ngàn tỷ đồng) so với tốc độ tăng trưởng 2018 còn chưa theo kịp nhưng VNPT Vinaphone vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng hơn 10% là một nỗ lực vượt bậc. Xét về chi phí: Tổng chi phí năm 2019 tăng 14% so với 2018 (tương đương tăng 5.812 ngàn tỷ đồng), tốc độ tăng chi phí vẫn cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu. Lợi nhuận: Năm 2019 tiếp tục là năm thứ 3 liên tiếp Vinaphone có tăng trưởng lợi nhuận hơn 28%, nộp ngân sách nhà nước tăng 16% với 218 tỷ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị quan hệ khách hàng đối với nhóm khách hàng cá nhân tại tổng công ty dịch vụ viễn thông (Trang 44 - 49)