Xác định chi phí chuẩn và lập dự toán chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn sài gòn morin (Trang 27 - 31)

L ời cảm ơn

6. Kết quả dự kiến

1.3.2.2. Xác định chi phí chuẩn và lập dự toán chi phí

a. Xác định chi phí chuẩn (Định mức chi phí)

Chi phí định mức là chi phí dự tính cho việc sản xuất một sản phẩm hoặc cung

cấp dịch vụ. Đây là thước đo trong hệ thống dự toán của DN, là cơ sở cho việc lập dự

toán chi phí của DN và cũng giúp cho quá trình thực hiện kế toán trách nhiệm vì chi

phí định mức là một trong các thước đo để đánh giá thành quả của các trung tâm trách

nhiệm, nhất là trung tâm chi phí.

Để xây dựng định mức chi phí thì kế toán quản trị cần xây dựng riêng định mức

về lượng vàđịnh mức về giá. Và định mức chi phí sẽ được tính như sau:

Định mức chi phí = Định mức về lượng x Định mức về giá

Định mức về lượng:

- Đối với CP NVL trực tiếp: Định mức về lượng vật liệu bao gồm lượng vật

liệu trực tiếp để sản xuất cho một sản phẩm dịch vụ trong điều kiện lý tưởng cộng với lượng vậtliệu tính cho sản phẩm hỏng.

- Đối với CP NC trực tiếp: Định mức về lượng bao gồm lượng thời gian cần

thiết để sản xuất ra một sản phẩm dịch vụ, thời gian nghỉ ngơi, thời gian dành cho nhu cầu cá nhân và thời gian lau chùi máy, ngừng việc.

Định mức về giá:

-Đối với CP NVL trực tiếp: Định mức về giá vật liệu bao gồm giá mua vật liệu

cộng với chi phí thu mua.

- Đối với CP NC trực tiếp: Định mức về giá giờ công bao gồm tiền lương, các

khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.

Đối với định mức biến phí SXC: tùy thuộc vào việc lựa chọn tiêu thức phân bổ

biến phí SXC.

+ Nếu biến phí sản xuất chung được phân bổ dựa trên thời gian thì định mức

biến phí SXC được xây dựng gồm tỷ lệ biến phí SXC và thời gian.

+ Nếu biến phí SXC được xác định trên cơ sở từng nội dung chi phí thì cũng tương tự như xây dựng định mức CP NVL trực tiếp, CP NC trực tiếp.

Từ đó, ta có các công thức cụ thể xác định định mức CP NVL trực tiếp, CP NC

trực tiếp và CP SXC như sau:

Tuy nhiên trong điều kiện môi trường được gọi là “biến động không ngừng”

Định mứcCP NVL cho 1 ĐVSP = Định mức lượng NVL cho 1 ĐVSP x Định mức giá NVL Định mức chiCP NC trực tiếp để SX 1 ĐVSP = Định mức thời gian cần thiết để SX 1 ĐVSP x Định mức giá một đơn vị thời gian Định mứcCPSXC để SX 1 ĐVSP = Định mức biến phí SXC + Định mức định phí SXC

xem xét lại thường xuyên định mức chi phí đặc biệt là về định mức giá.

b. Lập dự toán chi phí

Dự toán là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi bởi các nhà quản lý

trong việc hoạch định và kiểm soát các tổ chức (Horgren et al, 1999). Nó là một kế hoạch

chi tiết nêu ra những khoản thu chi của DN trong một thời kỳ nào đó. Nó phản ánh kế

hoạch cho tương lai, được biểu hiện dưới dạng số lượng và giá trị (Hilton, 1991).

Mục đích lập dự toán chi phí là cung cấp thông tin về toàn bộ kế hoạch chi phí sản

xuất kinh doanh của DN, làm căn cứ xác định mục tiêu và đánh giá việc thực hiện. Quy

trình lập dự toán chi phí dựa trên các số liệu, thông tin trong quá khứ kết hợp với thông tin

hiện hành, thông thường cácDN xây dựng dự toán dựa trên định mức chi phí.

Với ý nghĩa của công tác lập dự toán, kế toán tiến hành lập dự toán chi phí cho

từng hoạt động nhằm cung cấp thông tin cho chức năng hoạch định, tổ chức thực hiện

và kiểm soát chi phí. Đối với các đơn vị kinh doanh khách sạn dự toán chi phí thường được xác định theo các cách khác nhau theo từng loại hoạt động kinh doanh cụ thể. Tuy nhiên để phục vụ cho đề tài này tôi xin trình bày phần nội dung lập dự toán chi

phí cho 2 dịch vụ chính của khách sạn là: dịch vụ khách sạn (dịch vụ lưu trú) và dịch

vụ ăn uống.

-Đối với dịch vụ khách sạn (dịch vụ lưu trú): Căn cứ vào mức độ tiện nghi và các dịch vụ cung cấp cho từng phòng để lập dự toán chi phí cho số phòng có khả năng

tiêu thụ. Thông thường các chi phí được xác định dựa trên định mức chi phí được xây

dựng cho một phòng chuẩn một ngày đêm, số lượng buồng dự kiến tiêu thụ và số lượng khách lưu trú. Dự toán chi phí trong hoạt động này được tính theo lượt

ngày/khách, theo từng đoàn hay theo tháng.

- Đối với dịch vụ ăn uống (nhà hàng): Dự toán được lập căn cứ vào số lượng

suất ăn dự kiến tiêu thụ và chi phí để sản xuất một suất ăn chuẩn. Suất ăn chuẩn có thể được tính theo suất ăn/khách, suất ăn/bàn và đơn đặt hàng…Định mức chi phí do

chuyên gia xác định căn cứ vào kết cấu thực đơn của nhà hàng gồm định mức lượng và định mức giá.

Các loại dựtoán chi phí

- Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Là dự kiến số lượng và giá trị NVL trực tiếp cần thiết sử dụng trong kỳ. Căn cứ Trường Đại học Kinh tế Huế

lập dự toán là sản lượng NVL dự kiến, định mức NVL tiêu hao cho một đơn vị sản

phẩm, đơn giá NVL. Ta có:

Từ đó:

- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Dự toánCP NC trực tiếp phản ảnh toàn bộ các khoản tiền lương, tiền công, phụ

cấp, các khoản trích theo lương,… của công nhân trực tiếp để sản xuất ra sản phẩm

dịch vụ nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản trịtrong các quyết định sử dụng lao động, đảm bảo môi trường làm việc văn minh, khuyến khích tăng năng suất lao động.

Dự toán này có tác dụng giúpDN chủ động trong việc sử dụng, tuyển dụng, đào tạo lao động một cách hợp lý, không quá dư thừa và thiếu, góp phần làm giảm chi phí, đồng thời xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa người lao động và DN.

- Dự toán chi phí sản xuất chung

+ Dự toánCP SXC biến đổi: Lượng NVL trực tiếp cần mua = Lượng NVL cần cho HĐKD + Lượng NVL trực tiếp tồn cuối kỳ dự kiến - Lượng NVL trực tiếp tồn đầu kỳ dự kiến Dự toán chi phí mua NVL trực tiếp dự kiến = Lượng NVL trực tiếp cần mua

x Đơn giá NVL trực tiếp

dự kiến Dự toán CP NC trực tiếp = Lượng SP DV cung ứng x Định mức nhân công x Đơn giá lao động Dự toán CP SXC = Dự toánCP SXCcố định + Dự toánCP SXCbiến đổi Dự toán CP SXC = Đơn giá SXC biến đổi x

Thời gian lao động trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn sài gòn morin (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)