Thực trạng công tác xác định thông tin kế toán quản trị với việc ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn sài gòn morin (Trang 89 - 92)

L ời cảm ơn

6. Kết quả dự kiến

2.2.2.6. Thực trạng công tác xác định thông tin kế toán quản trị với việc ra

ngắn hạn

a. Quyết định loại bỏ hoặc tiếp tục kinh doanh một bộ phận

Đặc trưng của DN kinh doanh khách sạn đó là ngoài dịch vụ phòng ngủ còn có các dịch vụ bổ trợ khácnhằm làm phong phú, đa dạng các dịch vụ để đáp ứngtốt nhu

cầu của khách hàng. Và điều đó sẽ tạo nên lợi thế cho khách sạn trong việc thu hút

khách hàng so với các đối thủ cũng như giúp khách sạn kiểm soát được chất lượng

dịch vụ và thu về nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc cố gắng

duy trì hoạt động của một bộ phận cũng sẽ mang lại lợi ích mà có thể nó là sự cản trở

việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận của DN.

Quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh một bộ phận là một trong những

quyết định phức tạp và khó khăn nhất mà nhà quản trị phải thực hiện vì nó chịu tác động của nhiều yếu tố. Quyết định cuối cùng dựa trên sự đánh giá ảnh hưởng đến lợi

nhuận của khách sạn của các bộ phận được xem xét. Nếu loại bỏ mà làm tăng lợi

nhuận thì việc loại bỏ sẽ được chấp nhận, ngược lại thì khách sạn vẫn duy trì bộ phận kinh doanh đó.

Đến hiện nay, cụ thể là đến hết 6 tháng đầu năm, dựa vào Báo cáo kết quả kinh

doanh từng bộ phận 6 tháng đầu năm của khách sạn (Phụ lục 3, Phụ lục4, Phụ lục 5, Phụ lục 6), ta thấy các bộ phận của khách sạn đều tiếp tục đang kinh doanh có lãi nên vẫn chưa cần suy xét đến quyết định loại bỏ hay tiếp tục kinh doanh 1 bộ phận. Tuy

nhiên nếu có 1 bộ phận bị lỗ thì xu hướng của nhà quản trị khách sạn là sẽ tìm mọi cách để duy trì tiếp tục kinh doanh bộ phận đó bởi khách sạn Sài Gòn Morin hiện là 1 trong những khách sạn 4 sao đứng đầu tại Huế, việc loại bỏ 1 bộ phận sẽ làm khách sạn bị hạn chế trong việc phục vụ khách hàng, đôi khi mất uy tín đối với một số ít khách hàng nhưng lại là khách hàng tiềm năng và đặc thù của kinh doanh khách sạn là tất cả các dịch vụ trong khách sạn đều bổ sung hỗ trợ cho nhau mới phục vụ được một

cách tối ưu những nhu cầu của khách hàng.

b. Quyết định duy trì hayđóng cửa trong mùa thấp điểm (mùa vắng khách).

Quyết định duy trì hayđóng cửa trong mùa thấp điểm cũng dựa trên lập luận lợi

nhuận của khách sạn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào như quyết định loại bỏ hay tiếp tục

kinh doanh một bộ phận ở trên. Đặc trưng của ngành kinh doanh khách sạn đó là hoạt Trường Đại học Kinh tế Huế

động theo mùa, thông thường có hai mùa: mùa cao điểm và mùa thấp điểm. Mùa thấp điểm (vắng khách) của khách sạnSài Gòn Morin Huế là từ tháng 5 đến tháng 10 hàng

năm; còn mùa caođiểm là từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm. Vào mùa thấp điểm thì số lượng khách đến lưu trú sẽ rất thấp trong khi các chi phí vẫn luôn phát sinh đặc biệt

là chi phí cố định. Để ra quyết định nhà quản trị cần phân tích chi phí và xác định sự thay đổi của lợi nhuận giữa hai quyết định đóng cửa và duy trì hoạt động. Ngoài ra nhà quản trị cũng cần xem xét đến các vấn đề như liệu các nhân viên có quay lại làm việc

sau thời gian đóng cửa, có đủ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và họ sẵn sàng làm việc theo mùa không, nhóm khách thường xuyên có thể quay lại nếu như khách sạn đóng cửa trong một thời gian hay không,… Để có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tạo được dấu ấn thương hiệu trong tâm trí của khách hàng là không dễ, cần

có cả một quá trình. Chính vì vậy cùng với yếu tố lợi nhuận những yếu tố này sẽ tác động không nhỏ đến quyết định của nhà quản trị khách sạn.

Đến hiện nay thì nhà quản trị khách sạn vẫn luôn tập trung đến hướng duy trì hoạt động của khách sạn trong mùa thấp điểm. Bởi lượng khách trong 2 mùa của

khách sạn cũng phân hoá khá rõ, trong mùa cao điểm của khách sạn thì chủ yếu là

khách nước ngoài, còn mùa thấp điểm thì khách Việt Nam lại chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy, nắm bắt được tâm lý của khách hàng, trong mùa thấp điểm khách sạn luôn đưa ra

nhiều những chương trình khuyến mãi,ưu đãi, giảm giá đặc biệt hấp dẫn hơn mag vẫn đảm bảo chất lượng cho khách hàng để kích thích sự hứng thú của khách hàng, đưa họ

tìmđến với khách sạn.

c. Quyết định có bán dịch vụ phòng dưới mức chi phí

Trong trường hợp này cần xác định được định phí và biến phí của các phòng khách sạn và nếu biến phí vẫn trang trải và đóng góp một phần vào định phí thì việc bán dưới mức tổng chi phí có thể xem xét bởi định phí của phòng tại thời điểm đó

cũng sẽ không lấy lại được. Và hoạt động kinh doanh khách sạn không chỉ cung cấp

một mình dịch vụ lưu trú mà còn có các dịch vụ khác, trong trường hợp giá bán phòng

không đủ để trang trảibiến phí và một phần định phí nhưng lại mang lại một đơn hàng

lớn cho nhà hàng trong việc cung cấp thực phẩm thì nhà quản trị cũng sẽ xem xét.Tuy nhiên, hiện nay khách sạn không phân loại chi phí cho biến phí và định phí nên quyết Trường Đại học Kinh tế Huế

Tóm tắt chương 2

Trong chương này qua tìm hiểu thực tế tại đơn vị, tôi đã khái quát được tình hình tổ chức, đặc điểm hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện kế toán quản trị chi phí tại đơn vị. Công tác kế toán quản trị chi phí được thể hiện qua việc phân loại chi phí, xác định chi phí chuẩn và lập dự toán chi phí, xác định chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí và tính giá thành, phân tích biến động để kiểm soát chi phí, báo cáo chi phí cho từng trung tâm trách nhiệm và thông tin kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại đơn vị. Qua quá trình nghiên cứu, tôi đánh giá ưu điểm và những mặt còn tồn tại trong công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin, điều này làm cơ sở để đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trịchi phí tại đơn vị trong chương 3.

CHƯƠNG3: MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM HOÀN THIỆN

CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ

TẠI KHÁCH SẠN SÀI GÒN MORIN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn sài gòn morin (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)