Phân tích biến động để kiểm soát chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn sài gòn morin (Trang 35 - 38)

L ời cảm ơn

6. Kết quả dự kiến

1.3.2.4. Phân tích biến động để kiểm soát chi phí

Biến động chi phí là chênh lệch giữa chi phí thực tế và định mức chi phí được

tính tại mức hoạt động thực tế. Phân tích biến động chi phí là quá trình xác định biến động chi phí, xác định nguyên nhân dẫn đến các biến động và đề xuất biện pháp

thích hợp để điều chỉnh. Mục đích của phân tích biến động là để kiểm soát các chi phí tương lai.

Biến động chi phí được tách thành hai phần là biến động về giá và biến động về lượng nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chi phí. Ta có thể theo dõi tổng quan về phân

tích biến động chi phí qua các sơ đồ dưới đây: TK 611 (1) TK 334, 338 (2) TK 111, 153, 214,… (3) TK 621 (4) TK 622 TK 627 TK 631 (5) TK 632

Sơ đồ1.4: Sơ đồ tổng quan về phân tích biến động chi phí

Sơ đồ1.5: Mô hình tổng quát để tính biến động chi phí

Kết quả có được về sự biến động được đánh giá như sau:

- Nếu biến động dương nghĩa là thực tế > định mức: đó là một biến động bất lợi

vì chi phí thực tế cao hơn so với chi phí định mức. Tuy nhiên để đi đến kết luận cuối

cùng thì phải phân tích nguyên nhân, xác định biến động tăng là do nguyên nhân chủ

quan hay nguyên nhân khách quan.

Tổng biến động chi phí

Biến động giá Biến độnglượng

Sự khác biệt giữa mức giá thực tế và mức giá định mức

Sự khác biệt giữa lượng thực tế và lượng định mức Lượng thực tế x Giá thực tế Lượng thực tế x Giá định mức Lượng định mức x Giá định mức Biến động giá

Lượng thực tế (Giá thực tế- Giá

định mức)

Biến động lượng

Giáđịnh mức(Lượng thực tế-lượng định mức)

- Nếu biến động âm nghĩa là thực tế < định mức: đây là một biến động có lợi

nếu chất lượng của sản phẩm vẫn được đảm bảo hoặc tăng lên.

- Nếu biến động bằng 0 nghĩa là thực tế = định mức: thể hiện việc doanh nghiệp đảm bảo thực hiện đúng định mức.

Các nhà quản lý không có nhiều thời gian để kiểm tra và xác định nguyên nhân của tất cả các biến động. Phương pháp quản lý theo ngoại lệ sẽ giúp nhà quản lý tập

trung thời gianvà nỗ lực vào việc kiểm soát các biến động có ý nghĩa, khi nào là một

biến động cần kiểm soát, khi nào thì có thể bỏ qua? Ta có thể dựa vào các yếu tố sau: - Độ lớn của biến động: Nhà quản lý thường quan tâm đến những biến động có

giá trị lớn cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Số tương đối của biến động cũng cấp

thông tin tốt hơn cho nhà quản lý trong việc kiểm soát.

- Tần suất xuất hiện của biến động: Những biến động lặp đi lặp lại liên tục cần được kiểm soát chặt chẽ hơn những biến động thỉnh thoảng mớiphát sinh.

- Xu hướng của biến động: Những biến động có xu hướng tăng dần theo thời

gian là những biến động cần xác định nguyên nhân và kiểm soát.

- Khả năng kiểm soát được biến động: Các biến động mà những người bên trong tổ chức có khả năng kiểm soát được thì cần tiến hành kiểm soát hơn những biến động mà tổ chức không có khả năng kiểm soát. Ví dụ, khi mức giá nguyên vật liệu tăng do sự biến động giá của thị trường thì nó nằm ngoài khả năng kiểm soát của nhà quản lý.

- Các biến động thuận lợi: Những biến động thuận lợi cũng cần được xem xét để phát huy và cải tiến.

- Lợi ích và chi phí của việc kiểm soát: Quyết định nên kiểm soát một biến động hay không cần phải xem xét đánh đổi giữa lợi ích và chi phí để thực hiện việc

kiểm soát.

Như vậy:

Các biến động chi phí sẽ được xác định và phân tích nguyên nhân biến động

bằng phương pháp quản lý ngoại lệ, tức là chỉ tập trung xác định nguyên nhân các biến động có ý nghĩa. Các nhà quản lý xác định mức ý nghĩa của các biến động dựa vào kinh nghiệm của mình và sự phán đoán chủ quan. Biến động có giá trị lớn (về cả số tương đối và tương đối), biến động lặp đi lặp lại thường xuyên, biến động có xu hướng Trường Đại học Kinh tế Huế

tăng dần, và biến động mà tổ chức có khả năng kiểm soát là những biến động cần phân tích xác định nguyên nhân để kiểm soát.

Các biến động chi phí khác nhau trong một tổ chức do nhiều người quản lý

khác nhau chịu trách nhiệm xác định nguyên nhân biến động và kiểm soát. Việc kiểm

soát biến động có thểthực hiện được bằng nỗ lực và sự phối hợp của các nhà quản lý

trong tổ chức. Việc xác định nhà quản lý nàoở vào vị trí tốt nhất để kiểm soát một loại

biến động chi phí đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát biến động chi phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn sài gòn morin (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)