Xác định chi phí cho từng đối tượng chi phí và tính giá thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn sài gòn morin (Trang 31 - 35)

L ời cảm ơn

6. Kết quả dự kiến

1.3.2.3. Xác định chi phí cho từng đối tượng chi phí và tính giá thành

Các dịch vụtrong khách sạn bao gồmnhiều dịch vụ khác nhau như: dịch vụ lưu

trú, dịch vụ ăn uống (nhà hàng), dịch vụ vận chuyển du lịch, dịch vụ lữ hành,... Tuy

nhiên để phục vụ cho đề tài này tôi xin trình bày công tác xác định chi phí cho từng đối tượng chịu chi phívà tính giá thành cho 2 dịch vụ chính của khách sạn là: dịch vụ

khách sạn (dịch vụ lưu trú) và dịch vụ ăn uống. a.Đối vớidịch vụkhách sạn

Kết cấu chi phí trong giá thành dịch vụkhách sạn

Giá thành dịch vụkhách sạngồm có 3 khoản mục chi phí:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: CP NVL trực tiếp bao gồm giá trị NVLsử

dụng trực tiếp để thực hiện dịch vụ như trà, cà phê, xà phòng, bàn chải đánh răng,...

- Chi phí nhân công trực tiếp: CP NC trực tiếp bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả cho nhân viên phục vụ phòng, massage, karaoke, quầy bar,... và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN , KPCĐ.

- Chi phí sản xuất chung: CP SXC bao gồm chi phí vật dụng (bàn, ghế, khăn, drap,...), điện, nước, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa, tiền lương phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên điều hành bộ phận phục vụ...

Đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành - Đối tượng tập hợp chi phí là từng loại dịch vụ, như dịch vụ phòng, bar, karaoke, massage,...

-Đối tượng tính giá thành: thường là sản phẩm của từng loại dịch vụ với đơn vị

tính giá thành là phòng/ngày hay 1 giờ dịch vụ

- Kỳ tính giáthành thường là tháng, quý, năm.

Phương pháp tính giá thành

-Đối với dịch vụphòng

Dịch vụ phòng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn và toàn bộ chi

phí tập hợp được trong kỳ sẽ liên quan đến nhiều hạng phòng khác nhau như phòng Deluxe, phòng Suite,... hoặc liên quan đến nhiều loại phòng như phòng đơn, phòng

đôi. Thông thường kế toán sẽ tính giá thành cho từng lượt phòng/ngày theo phương

pháp hệ số. Theo phương pháp này thì cần căn cứ vào các định mức tiêu chuẩn kinh tế

- kỹ thuật của từng loại phòng để xác định hệ số tính giá thành cho từng loại phòng.

Dựa vào các hệ số này để quy đổi các loại phòng khác nhau về loại phòng tiêu chuẩn đã chọn như sau: ∑SLc= (SLi x Hi) n i=1 Trong đó:

∑SLc: Tổng số lượt phòng/ngàyđược quy đổi theo loại phòng chuẩn

SLi: Số lượng phòng/ngày thực tế của loại phòng i

Hi: Hệ số quy đổi của loạiphòng i (Quy đổi theo giá bán hoặc diện tích,... tuỳ vào các định mức tiêu chuẩn kinh tế- kỹ thuật của từng loại phòng)

Do đặc thù của kinh doanh khách sạn, trường hợp đến cuối tháng, nếu khách hàng chưa làm thủ tục trả phòng thì các khoản chi phí phục vụ phát sinh trong kỳ được

xem là chi phí dở dang cuối kỳ. Chi phí dở dang cuối kỳ của dịch vụ khách sạn thường tính theo giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch.

Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ

sở giá thành thực tế các kỳ trước và định mức, và các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.

Giá thành định mức: cũng được xác định trước khi bước vào kinh doanh song nó lại được xác định trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi cả kỳ kế hoạch.

Tiếp theo, người ta sẽ tính giá thành của từng loại phòng theo công thức

Zi n i=1 = Dđ+Cps-Dc SLc x SLi x Hi Trong đó:

∑Zi: Tổng giá thành thực tế của loại phòng i

Cps: Chi phí phát sinh trong k

Dđ:Chi phí dở dang đầu kỳ

Dc: Chi phí dở dang cuối kỳ

Giá thành đơn vị của từng loại phòng:

Zđv= ∑ni=1Zi SLi

- Đối với các dịch vụ khác: dịch vụ quầy bar, massage, karaoke,... có đối tượng

tính giá thành phù hợp với đối tượng kế toán chi phí nên kế toán thường sử dụng phương

pháp trực tiếp (giản đơn) để tính giá thành cho các dịch vụ này. Do các dịch vụ này không có sản phẩm dở dang nên tổng giá thành thực tế của từng loại hình dịch vụ chính là tổng chi phí phát sinh đã tập hợp trong kỳ tương ứng với loại dịch vụ đó. Khi đó:

Giá thành đơn vị DV hoàn thành = Tổng giá thành Khối lượng (Số ca, giờ,…)

Trong đó:

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ khách sạn:

Để tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ khách sạn, kế toán sử dụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, và nó được mở chi tiết cho từng

loại dịch vụ: dịch vụ phòng, bar, karaoke, massage,... Ta có thểtheo dõi theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ1.2: Sơ đồ tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm dịch vụ khách sạn

TK 152 (1) TK 334, 338 (2) TK 111, 334, 152, 214,… (3) TK 621 (4) TK 622 TK 627 TK 154 (5) TK 632 Tổng giá thành SP DV = Chi phí dở dang đầu kỳ + Chi phí SX phát sinh trong kỳ ( CPNVLTT+ CPNCTT+ CPSXC) - Chi phí dở dang cuối kỳ

Chú thích sơ đồ:

(1) Tập hợpCP NVL trực tiếp

(2) Tập hợpCP NC trực tiếp

(3) Tập hợpCP SXC

(4) Tổng hợp CP NVL trực tiếp,CP NC trực tiếp, CP SXCđể tính giá thành dịch vụ

khách sạn

(5) Kết chuyển giá vốn dịch vụ đã cung cấp để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ b.Đối vớidịch vụ ăn uống(nhà hàng)

Kết cấu chi phí trong giá thành dịch vụ ăn uống

Giá thành dịch vụ ăn uống cũnggồm có 3 khoản mục chi phí:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: CP NVL trực tiếp bao gồm giá trị NVL sử

dụng trực tiếp để chế biến thức ăn như lương thực, thực phẩm,...

- Chi phí nhân công trực tiếp: CP NC trực tiếp bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả cho nhân viên trực tiếp chế biến, nhân viên phục vụ và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN , KPCĐ.

- Chi phí sản xuất chung:CP SXC bao gồm chi phí than, gas, vật dụng làm bếp, điện nước, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa, tiền lương phụ cấp và các khoản trích theo lương của nhân viên điều hành bộ phận nhà hàng...

Đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành - Quá trình chếbiến tạo ra nhiều loại thức ăn , thức uống, số lượng nhiều ít khác

nhau nên việc tập hợp, phân bổ chi phí cho từng loại rất phức tạp. Do đó đối tượng tập

hợp chi phí, đối tượng tính giá thành thường là toàn bộ sản phẩm chế biến trong một

kỳ kinh doanh.

- Kỳ tính giá thành thường là tháng, quý,năm

Phương pháp tính giá thành

- Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ thường không đáng kể nên thường không xác định.

- Tính giá thành thường sử dụng phương pháp giản đơn (trực tiếp) như phương pháp tính giá thành đã trình bày của các dịch vụ khác trong dịch vụ khách sạn. Như

vậy:

Giá thành đơn vị DV hoàn thành = Tổng giá thành

Khối lượng (Số ca, suất,…)

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ ăn uống

Ta có thể hình dung qua sơ đồ kế toán dưới đây:

Sơ đồ1.3: Sơ đồ tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm dịch vụ ăn uống

Chú thích sơ đồ:

(1) Tập hợpCP NVL trực tiếp

(2) Tập hợpCP NC trực tiếp

(3) Tập hợpCP SXC

(4) Tổng hợp CP NVL trực tiếp, CP NC trực tiếp,CP SXC để tính giá thành DV ăn

uống

(5) Kết chuyển giá vốn dịch vụ đã cung cấp để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn sài gòn morin (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)