L ời cảm ơn
6. Kết quả dự kiến
3.3.2.4. Hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí
a. Hoàn thiện tài khoản doanh chi tiết doanh thu, chi phí
Hiện tại, khách sạn Sài Gòn Morin có 6 hạng phòng chia ra thành 2 loại cơ bản đó là phòng thông thường bao gồm: Colonial Deluxe, Premium City Deluxe, Premium
River Delux và phòng suite bao gồm: Colonial Suite, Morin Suite, Executive Suitebởi quy định hàng đặt phòng của khách sạn cósự khác biệtgiữa2 loại đó. Chúng ta có thể
thiết kế tài khoản chi tiết doanh thu, chi phí cho 2 loại phòng này để thấy được hiệu
quả kinh doanh của chúng. Khi biết được hạng phòng nào thường được du khách lựa
chọn thì nhà quản trị có thể có chính sách phục vụ tốt hơn và có những biện pháp kiểm
soát kiểm soát chi phí để vừa có thể đảm bảo được chất lượng phục vụ như trước cho
khách hàng vừa tối đa hoá lợi nhuận.
Tài khoản doanh thu và chi phí chi tiết cho 2 loại phòng có thể được thiết kế như sau:
Tài khoản doanh thu Tài khoản chi phí
TK 51131: Doanh thu phòng TK 627201: Chi phí vật dụng cho khách
TK 51131T: Doanh thu phòng thường
TK 51131V: Doanh thu phòng suite
TK 627201T: Chi phí vật dụng cho khách
phòng thường
TK 627201V: Chi phí vật dụng cho khách
phòng suite b. Hoàn thiện công tác phân tích biến động chi phí
Hoàn thiện công tác phân tích biến động chi phí sẽ giúp cho khách sạn xác định được các biến động, từ đó xác định được nguyên nhân dẫn đến biến động để đề ra giải pháp điều chỉnh thích hợp, kiểm soát chi phí một cách hiệu quả hơn. Do giới hạn về
thời gian nghiên cứu và nguồn lực, sau đây, tôi chỉ phân tích biến động chi phí cho chi
phí nguyên vật liệu hàng ăn, uống (bộ phận ẩm thực) làm đại diện.
Bảng 3.9: So sánh chi phí nguyên vật liệu thựctế phát sinh và chi phí dự toán
của hàng ăn, uống năm 2018
ĐVT Kế hoạch Thực tế Chêch lệch %
CP NVL hàng ăn 1000đ 6.700.000 6.124.503 -575.497 -8,59
CP NVL hàng uống 1000đ 1.300.000 1.146.871 -153.129 -11,78
TỔNG CP NVL 1000đ 8.000.000 7.271.374 -728.626 -9,11
Dựa trên bảng so sánh chi phí nguyên vật liệu thực tế phát sinh và chi phí dự
toán của hàng ăn uống năm 2018, ta có thể thấy chi phí thực tế của 2 khoản hàng ăn và
uống đều giảm so với kế hoạch, cụ thể: CP NVL hàng ăn giảm 575.497 nghìn đồng tương ứng giảm 8,59%, CP NVL hàng uống giảm 153.129 đồng tương ứng giảm
11,78%, tổng CP NVL của hàng ăn, uống giảm 728.626 nghìn đồng tương ứng giảm
9,11%. Xét theo giá trị, thì chi phí thực tế giảm so với kế hoạch là một biến động tốt,
tuy nhiên cần phải xét thêm các yếu tố khác như là doanh thu hàng ăn, uống mới có
thể nhận định một cách chính xác hơnlà tốt hay xấu.
Bảng 3.10: So sánh doanh thu thực tế phát sinh và doanh thu dự toán
của hàng ăn, uống năm 2018
ĐVT Kế hoạch Thực hiện Chêch lệch %
Doanh thuăn 1000đ 18.000.000 16.697.177 -1.302.823 -7,24 Doanh thu uống 1000đ 3.800.000 3.408.689 -391.311 -10,30
TỔNG 1000đ 21.800.000 20.105.866 -1.694.134 -7,77
Nhìn vào bảng trên, chúng ta có thể thấy doanh thu của hàng ăn và uống năm
2018 cũng giảm, cụ thể doanh thu ăn giảm 1.302.823 nghìn đồng tương ứng giảm
7,24%, doanh thu uống giảm 391.311 nghìnđồng tương ứng giảm 10,30%, tổng doanh
thu của cả ăn và uống giảm 1.694.134 nghìn đồng tương ứng giảm 7,77%. Doanh thu
giảm dẫn đến chi phí giảm là điều tất yếu, tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy tốc độ
giảm của doanh thu chậm hơn so với tốc độ giảm của chi phí nên có thể kết luận đây là một biến động thuận lợi. Do đó, không cần phân tích nguyên nhân biến động.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 được bắt đầu bằng việc đánh giá chung công tác kế toán khách sạn và công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài GònMorin trên cơ sở phân tích thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn, qua đó nhận thấy bên cạnh những nội dung trong công tác kế toán quản trị chi phí mà đơn vị đã thực hiện được thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề mà nhà quản lý cần phải quan tâm. Đồng thời đưa ra sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn. Từ đó, đề ramột số gợi ý về mặt chính sách nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn Sài Gòn Morin như: tổ chức mô hình kế toán quản trị kết hợp với kế toán chi phí, phân loại chi phí, hoàn thiện việc xây dựng định mức chi phí, lập dự toán, tính giá thành dịch vụ cũng như kiểm soát chi phí. Các ý kiến đưa ra nhằm giúp cho bộ máy kế toán của khách sạn hoạt động tốt hơn, đặc biệt là công tác kế toán quản trị nói chung và quản trị chi phí nói riêng tại khách sạn đạt hiệu quả tối ưu, giúp cho nhà quản trị có được những thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời để ra các quyết định đúng đắn.
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ