Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn sài gòn morin (Trang 41 - 45)

L ời cảm ơn

6. Kết quả dự kiến

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Giới thiệu chung

- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SÀI GÒN MORIN - HUẾ

- Tên giao dịch quốc tế:SAIGON MORIN HUE CO.,LTD

- Mã số thuế: 3300100000

-Nơi đăng ký quản lý: Cục ThuếTỉnh TT-Huế

-Địa chỉ: Số 30 Lê Lợi, Phường Phú Nhuận, Thành phố Huế, Tỉnh TT-Huế

-Điện thoại: (0234) 3823526

- Fax: (84-0234) 3825155

-Đại diện pháp luật: Trần Văn Lâm

- Ngày cấp giấy phép: 29/09/1998

- Ngày bắt đầu hoạt động: 01/01/1998

- Email : info@morinhotels.com.vn - Website: www.morinhotel.com.vn

Công ty TNHH Sài Gòn Morin là công ty liên doanh được xây dựng căn cứ vào hợp đồng liên doanh giữa 2 công ty là Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH Một thành viên (Saigontouris) và Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang.

Hội đồng thành viên của công ty TNHH Sài Gòn Morin bao gồm: Chủ tich Hội

đồng thành viên là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang, Phó chủ tịch Hội đồng thành viên là Tổng giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn Saigontouris. Ban quản lý khách sạn Sài Gòn Morin gồm Giám đốc khách sạn người được chọn đại diện từ Tổng công ty Du lịch Sài Gòn –Saigontouris, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của khách sạn là người được chọn đại diện từ Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang (nhằm đảo bảo tính cân bằng trong tổ chức quản lý).

Ngành nghề kinh doanh

- Kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày (Dịch vụ khách sạn)

- Kinh doanh dịch vụ nhà hàng và các dịch vụ ăn uống

-Điều hành tua du lịch

- Vận tải hành khách đường bộ khác (chủ yếu dùng để vận chuyển đưa đón khách đến khách sạn và phục vụ cho tua du lịch của khách sạn).

Quá trình hình thành và phát triển

Ra đời từ năm 1901, khách sạn Morin từnglà trung tâm hoạt động thương mại, văn hóa và du lịch của Huế thời vua Nguyễn. Cũng cần nói rằng vị trí đặc quyền của

khách sạn là nhân tố quan trọng để thành công. Khách sạn tọa lạc ở vị trí trung tâm và nổi bật của Huế, trên “Quan Lộ” bên bờ Sông Hương, ngay trước đầu cầu Trường Tiền

và ở gần các tòa nhà công và các trung tâm giải trí của người phương Tây: mặt Tây hướng thẳng đến Tòa Khâm sứ (Résidence Supérieure) và khu vườn. Hội Dân sự, Câu

lạc bộ thể thao, Ngân hàng Đông Dương, Ban Công Chính và Côngviên thành phố chỉ cách đó vài bước chân.

Tòa nhà này trở thành "siêu thị" đầu tiên, có khả năng đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng.

Khách sạn Morin cũng đã từng là một địa điểm văn hóa. Rạp chiếu phim thơ Trường Đại học Kinh tế Huế

phòng Hội thảo hiện nay. Thư viện ở đây cũng luôn thu hút đông đảo độc giả.

Từ ngày 20/12/1946 đến 5/2/1947, khách sạn Morin là một trong những doanh

trại được bảo vệ nghiêm ngặt hoặc nơi tập trung các công dân và quân nhân Pháp bị

quân cách mạng Việt Nam vây hãm. Sau sự kiện này, khách sạn đã bị phá hủy và bị đốt cháy một phần. Tháng 7/1951, nhà Morin ký kết văn bản bán cơ sở cho một doanh

nhân Việt Nam, chấm dứt 44 năm quản lý của gia đình.

Từ 1951 đến 1995, tòa nhà đã trải qua nhiều nỗi gian truân và tiếp tục chịu đựng những sự hủy hoại do khí hậu, thiếu sự bảo dưỡng và nhất là do chiến tranh.

Năm 1957, tòa nhà này được sử dụng làm trụ sở của Đại Học Huế. Năm 1989,

sau khi chuyển giao cho các văn phòng du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế, tòa nhà lại một

lần nữa là khách sạn hạng xoàng, đón tiếp các khách tây ba lô và khách du lịch tự do. Năm 1994, Tổng công ty du lịch Sài gòn (Saigontourist) đã dành được quyền

tái thiết khách sạn.

Năm 1995, cháu nội của bà Amélie Morin đã được ông Ngọc Ánh, giám đốc

khách sạn, đón tiếp ngay bên trong khách sạn đang dược trùng tu. Cuộc đối thoại kéo

dài 3 ngày giữa hai người đã quyết định phục hồi các mối liên hệ giữa ban giám đốc cũ

và mới của khách sạn, giữa lịch sử của quákhứ và hiện tại của khách sạn.Những cán bộ

phụ trách công trình trùng tuđã chú trọng đến các ý kiến liên quan đến bảo tồn cấu trúc

cũ. Mặt khác, họ cũng chấp nhận lấy tên người sáng lập đặt cho khách sạn. Với 25.000 lượt khách hàng năm, khách sạn trở thành Bảo tàng được viếng thăm nhiều nhất ở Huế.

Khách sạn đã không hối tiếc về sự hòa hợp lịch sử này vì hàng nghìn khách nói tiếng Pháp và những người từng làm việc ở Đông Dương đã chọn khách sạn để lưu trú.

Về phần lưu trú, sự thành công trong thương mại đã cho phép khách sạn xây thêm một

tầng, nâng tổng số phòng lên 184như hiện tại.

Một số thành tựu, giải thưởng tiêu biểu

Gần đây nhất, vào ngày 25/9/2019, khách sạn Sài Gòn Morin tiếp tục vinh dự được

Chủ tịch UBND Tỉnh TT-Huế vinh danh là đơn vị lưu trú 4 sao hàng đầu của Tỉnh TT-Huế.

(Ông Trần Văn Lâm – Giám đốc khách sạn Sài Gòn Morin nhận bằng khen)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại khách sạn sài gòn morin (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)