Các yếu tố tác động đến hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại viettel lạng sơn (Trang 30 - 34)

5. Kết cấu luận văn

1.1.5. Các yếu tố tác động đến hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

trong doanh nghiệp

Bất kỳ hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của một tổ chức nào cũng chịu ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong của tổ chức.

Các yếu tố bên ngoài tổ chức

Các nhân tố khách quan là các yếu tố khung cảnh kinh tế, dân số/lực lượng lao động, luật lệ Nhà nước, văn hóa xã hội, đối thủ cạnh tranh, khoa học kỹ thuật, khách hàng và chính trị.

Khung cảnh kinh tế: Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nguồn nhân lực. Trong giai đoạn kinh tế phát triển, các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất, do vậy, cần phát triển lao động mới và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có của đơn vị, tăng cường công tác đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên. Hơn nữa, việc nâng cao hiệu quả công việc, chất lượng nguồn nhân lực này đòi hỏi đơn vị phải tuyển thêm người có năng lực, trình độ buộc đơn vị phải tăng lương, tăng phúc lợi, cải thiện điều kiện làm việc để thu hút nhân tài. Ngược lại, khi kinh tế suy thoái hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống, các đơn vị một mặt cần phải duy trì lực lượng lao động có trình độ, một mặt phải giảm chi phí lao động. Ở Việt Nam, từ khi áp dụng chính sách mở cửa, nhu cầu phát triển các doanh nghiệp ngành viễn thông có chiều hướng gia tăng, để thu hút nhân lực, cũng như các nguồn vốn các đơn vị này đã đưa ra nhiều biện pháp thu hút và giữ nhân

Thực hiện đào tạo Kết quả về mặt nhận thức sư phạm Thay đổi về hành vi tay nghề Thay đổi hiệu suất công tác Thực hiện công việc hiệu quả hơn

viên có trình độ như tăng lương, tăng phúc lợi,… Rõ ràng, khung cảnh kinh tế có ảnh hưởng lớn đến quản lý nguồn nhân lực của mỗi đơn vị.

Thị trường lao động: Nhân lực doanh nghiệp có biến động do một số người thuyên chuyển đi nơi khác, về hưu, ốm đau, chết, tai nạn, kỷ luật, buộc thôi việc hay tăng quy mô doanh nghiệp. Vì vậy, nhu cầu bổ sung nhân lực xuất hiện và nguồn bổ sung này phải tìm từ thị trường lao động bên ngoài. Mặt khác, do nhu cầu phát triển và mở rộng sản xuất nên tổ chức cần có thêm nhân lực để hoàn thiện nhiệm vụ. Ngoài ra, nhu cầu lao động có ảnh hưởng tới công tác đào tạo nhân sự tại doanh nghiệp, cụ thể là khi thị trường lao động khan hiếm, cung lao động thiếu, doanh nghiệp lại không tuyển dụng nhân lực nên cần phải đào tạo nhân sự để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khoa học kỹ thuật: Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là yếu tố khách quan ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn nhân lực, cho phép các đơn vị lựa chọn chính sách sử dụng ít hay nhiều lao động, từ đó ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. Đất nước ta đang sống trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật. Để đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Sự thay đổi này ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực của đơn vị. Trong vài thập niên sắp tới, lĩnh vực nhiều thách đố nhất đối với nhà quản trị là việc đào tạo, bồi dưỡng nhân viên của mình theo kịp với đà phát triển quá nhanh của khoa học kỹ thuật hiện đại và cao cấp.

Hệ thống giáo dục hiện tại: Vai trò của hệ thống đào tạo xã hội như nhà trường, các khóa học ngắn hạn và dài hạn của các tổ chức, các tổ chức giáo dục…, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực. Đây là quá trình liên tục và đòi hỏi có sự đầu tư của các cơ quan trong việc đào tạo và phát triển công chức. Khi xác định rõ chức năng của đào tạo, bồi dưỡng công chức sẽ có cơ sở quản lý và phát triển đội ngũ công chức có hiệu quả. Đồng thời đây cũng là cơ sở để hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng từ hệ thống giáo dục, đào tạo xã hội. Đây là yếu tố giúp cho các tổ chức gia tăng chất lượng nguồn nhân lực.

trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, cũng như ảnh hưởng đến quá trình phát triển của doanh nghiệp. Sau khi phân tích, nghiên cứu các nhân tố khách quan, doanh nghiệp đề ra mục tiêu hoạt động của mình. Từ mục tiêu này sẽ đề ra kế hoạch nhằm để có thể đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thực hiện được những mục tiêu đó.

Các yếu tố bên trong tổ chức

Môi trường nội bộ bao gồm các yếu tố thuộc về nguồn lực bên trong tổ chức, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của đơn vị, quyết định nội lực phát triển nguồn nhân lực của đơn vị. Trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp, các nhân tố này là mục tiêu chiến lược, sử dụng nguồn nhân lực, chế độ đãi ngộ, vị trí làm việc, môi trường văn hóa tổ chức, tiềm lực tài chính và năng lực công nghệ

(*) Mục tiêu chiến lược của tổ chức

Mỗi tổ chức trong quá trình hoạt động đều xây dựng cho mình một mục tiêu riêng. Chiến lược của tổ chức là một bản kế hoạch xác định các mục tiêu tổng thể và các giải pháp cơ bản nhằm định hướng dài hạn cho các hoạt động của tổ chức. Bản kế hoạch này giúp định hướng mục tiêu cho chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức.

Việc hoạch định nhân lực chính xác và khoa học giúp tổ chức xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực phù hợp và hấp dẫn tạo tiền đề cho cơ quan tuyển dụng được nhân lực có chất lượng ban đầu cao hơn. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực tại đơn vị. Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các yêu cầu và cách thức phát triển nguồn nhân lực của đơn vị

(*) Yếu tố nhân lực

Nguồn nhân lực là lực lượng nòng cốt của tổ chức, có khả năng sáng tạo và phát triển liên tục. Nghiên cứu nguồn nhân lực của tổ chức để có những định hướng mở rộng về quy mô, số lượng và phát triển đảm bảo năng lực nguồn nhân lực đáp ứng kịp thời với mục tiêu của tổ chức. Trình độ của đội ngũ đào tạo, giảng dạy cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Cần lựa chọn đội ngũ giảng dạy từ các nguồn khác nhau như trong nội bộ tổ chức hay mời những

chuyên gia về đào tạo. Người đào tạo cần có kiến thức sâu rộng, kinh nghiệm, am hiểu về tình hình của tổ chức, chiến lược và phương thức đào tạo của tổ chức.

(*) Môi trường văn hóa tổ chức

Một doanh nghiệp không thể tồn tại bền vững và thịnh vượng nếu không xây dựng được một môi trường làm việc với những nề nếp đặc thù và tiến bộ. Chỉ khi nào mà doanh nghiệp xây dựng được một môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện thì khi đó bản thân người lao động sẽ cảm nhận đây là cơ hội rất tốt để khẳng định và phát triển tối đa năng lực làm việc, học tập nâng cao trình độ mình phục vụ thiết thực cho các yêu cầu của doanh nghiệp.

Chính vì vậy việc tạo lập được một môi trường làm việc để người lao động thấy được môi trường làm việc của doanh nghiệp cũng chính là môi trường sống của họ là yếu tố rất quan trọng mà doanh nghiệp cần hết sức chú ý trong việc phát triển nguồn nhân lực của đơn vị. Hay nói cách khác đó là sự cần thiết phải xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức hay văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp; chi phối tình cảm, suy nghĩ và hành vi của mỗi thành viên trong doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp. Chính những yếu tố khác biệt và truyền thống riêng của văn hóa doanh nghiệp sẽ là động lực thúc đẩy sự thành công của mỗi doanh nghiệp.

Chính văn hóa doanh nghiệp tạo động lực và môi trường để hình thành các giá trị mới, phù hợp với yêu cầu hiện tại và tương lai, định hướng suy nghĩ và hành động của các thành viên sao cho phát huy được cao nhất những ưu thế sẵn có của nội lực, đồng thời khơi dậy và nhân lên các nguồn lực mới cho phát triển. Dưới góc độ môi trường làm việc trong phát triển nguồn nhân lực, văn hoá doanh nghiệp được phân tích trên các tiêu chí cơ bản: tác phong làm việc, phong cách lãnh đạo, quan hệ giữa các nhân viên và đặc điểm nhân viên.

(*) Kinh phí đào tạo

trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của một đơn vị. Để có thể thực hiện được những kế hoạch đào tạo thường xuyên và chất lượng, đòi hỏi mỗi đơn vị đều phải xây dựng cho mình một phần kinh phí dành cho công tác đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại viettel lạng sơn (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)