Đặc điểm quy mô và cơ cấu nguồn lao động tại Viettel Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại viettel lạng sơn (Trang 57 - 64)

5. Kết cấu luận văn

3.1.6. Đặc điểm quy mô và cơ cấu nguồn lao động tại Viettel Lạng Sơn

3.1.6.1 Số lượng nguồn nhân lực tại các chi nhánh

Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng về hiệu quả hoạt động kinh doanh, về số lượng kênh phân phối dịch vụ viễn thông, thì số lượng nguồn nhân lực tại các Viettel Lạng Sơn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn cũng không ngừng tăng lên. Giai đoạn 2017-2019, số lượng nhân lực tại các chi nhánh được biểu diễn cụ thể trong bảng 3.2. sau:

Bảng 3.2: Nguồn nhân lực tại các Viettel Lạng Sơn giai đoạn 2017- 2019

Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tốc độ tăng trưởng (%)

SL % SL % SL % 2018/2017 2019/2018

Số lao

động 108 100,00 112 100,00 131 100,00 3,70 16,96

Nguồn: Viettel Lạng Sơn

Giai đoạn 2017-2019, số lượng nguồn nhân lực tại các Viettel Lạng Sơn có xu hướng tăng trưởng rõ rệt. Năm 2017, tổng số nhân lực 108 cán bộ, nhân viên, năm 2018, số lượng lao động tăng 4 người (đạt 112 lao động), tương ứng với tốc độ tăng 3,7%. Năm 2019, số lượng lao động tại các chi nhánh là 131 người, tăng 16,96% so với năm 2018. Sự gia tăng về số lượng nhân lực như trên là do quá trình mở rộng quy mô hoạt động của các Chi nhánh, mở thêm các chi nhánh cấp II và phòng giao dịch. Việc tăng này liên quan mật thiết đến công tác tuyển dụng, đào tạo…. nhằm giúp những lao động mới thích nghi với văn hóa Viettel Lạng Sơn và đào tạo những kiến thức để phục vụ cho công việc.

hướng biến động tăng qua các năm, tuy nhiên số lượng tăng không đồng đều và biến động không lớn. Với định hướng, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, phát triển thêm hệ thống kênh phân phối qua các năm thì nguồn nhân lực tại các Viettel Lạng Sơn phải luôn luôn được bổ sung, điều này phù hợp với mục tiêu và chiến lược hoạt động của Viettel Lạng Sơn trên địa bàn tỉnh.

3.1.6.2. Thực trạng về giới tính, độ tuổi và sức khỏe của nguồn nhân lực tại các chi nhánh

Về giới tính

Vì đặc thù ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực viễn thông nên nguồn nhân lực của Viettel Lạng Sơn được phân bổ đồng đều giữa tỷ lệ nam và nữ. Điều này được minh chứng cụ thể qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tính tại Viettel Lạng Sơn

Giới tính

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ tăng trưởng (%) SL % SL % SL % 2018/2017 2019/2018 Nam 58 53,70 62 55,36 73 55,73 6,90 17,74 Nữ 50 46,30 50 44,64 58 44,27 0,00 16,00 Tổng cộng 108 100,00 112 100,00 131 100,00 3,70 16,96

Nguồn: Viettel Lạng Sơn

Nhìn vào bảng số liệu nhận thấy, lao động nam và nữ chiếm một tỷ lệ tương đương nhau, trong đó lao động nam có tỷ lệ cao hơn, nhưng không quá lớn trong cơ cấu nguồn nhân lực của Viettel Lạng Sơn, điều này có thể được giải thích do đặc thù lĩnh vực hoạt động. Trong giai đoạn 2017-2019, lao động nam chiếm mức tỷ trọng giao động từ 53,7% - 55,73%, lao động nữ chiếm tỷ trọng dao động từ 44,27% đến 46,3%.

Đây là mức tỷ lệ nam/ nữ tương đối phù hợp với mô hình kinh doanh của khối ngành viễn thông. Do đặc thù ngành là sản phẩm công nghệ và hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, nên lao động nam chủ yếu được đảm nhiệm các vị trí đòi hỏi về mặt kỹ thuật công nghệ, ngược lại lao động nữ sẽ giữ các vị trí phục vụ dịch vụ như: bán hàng, chăm sóc khách hàng, tư vấn khách hàng và một số ví trị văn phòng khác.

Việc phù hợp về cơ cấu nguồn nhân lực sẽ là điều kiện thuận lợi giúp người lao động hoàn thành tốt công việc, tạo ra sự phù hợp hơn về điều kiện làm việc với đặc điểm giới tính của nguồn nhân lực, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các Viettel Lạng Sơn.

Về độ tuổi

Độ tuổi của nguồn nhân lực có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng sản xuất kinh doanh của mọi tổ chức kinh tế nói chung và lĩnh vực viễn thông nói riêng. Nếu

tỷ lệ lao động già (từ 50  55 đối với nữ và từ 55 60 đối với nam) cao, thì khả

năng đáp ứng đòi hỏi của công việc thấp do những lao động này hạn chế về sức khỏe, thể lực. Nhưng ngược lại, đây cũng là những nhân lực giàu kinh nghiệm và đóng vai trò quan trọng trong công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức. Giai đoạn 2017-2019, độ tuổi của người lao động tại các Viettel Lạng Sơn như sau:

Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn nhân lực tại các Viettel Lạng Sơn theo độ tuổi

Độ tuổi Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tốc độ tăng trưởng (%) SL % SL % SL % 2018/2017 2019/2018 Dưới 30 45 41,67 48 42,86 58 44,27 6,67 20,83 30 đến 50 59 54,63 60 53,57 68 51,91 1,69 13,33 Trên 50 4 3,70 4 3,57 5 3,82 0,00 25,00 Tổng cộng 108 100,00 112 100,00 131 100,00 3,70 16,96

Nguồn: Viettel Lạng Sơn

Nhìn chung, nguồn nhân lực tại Viettel Lạng Sơn chủ yếu trong độ tuổi dưới 50, chiếm tỷ trọng trên 96,3% trong cơ cấu nguồn nhân lực tại Công ty. Lao động trên 50 tuổi chiếm tỷ trọng thấp nhất (chiếm 3,7% vào năm 2017) Sang 2018 số lao động trên 50 tuổi không có sự thay đổi về mặt số lượng, tuy nhiên tỷ lệ có giảm do tổng số lao động của công ty tăng lên 4 lao động. Sang năm 2019, lao động trên 50

tuổi lao động của công ty, có thể thấy, tỷ lệ lao động trẻ chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ lệ lao động dưới 30 tuổi luôn giao động ở mức 41% -44%. Tuy nhiên độ tuổi này phù hợp với loại hình kinh doanh dịch vụ của nhóm ngành viễn thông. Điều đó đáp ứng tốt được công việc và phát huy sự năng động của đội ngũ nhân lực trẻ trong việc tiếp thu công nghệ mới vào công việc.

Với cơ cấu nguồn nhân lực dần được trẻ hóa thể hiện đội ngũ cán bộ nhân viên các chi nhánh Viettel Lạng Sơn ngày càng gia tăng về thể lực do lao động trẻ thường có sức khỏe tốt hơn những lao động lớn tuổi. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trẻ lại hạn chế về kinh nghiệm và khả năng giải quyết các vướng mắc phát sinh của khách hàng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Do vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như phát triển hoạt động kinh doanh, Viettel Lạng Sơn cần điều chỉnh có chính sách đào tạo và phát triển hợp lý đối với đội ngũ lao động trẻ.

Về xếp loại sức khỏe

Hàng năm, Viettel Lạng Sơn đều tiến hành khám sức khỏe cho người lao động, làm cơ sở xếp loại sức khỏe và phát hiện sớm các bệnh lý để có phác đồ điều trị kịp thời. Căn cứ theo các tiêu chí xếp loại sức khỏe quy định tại quyết định số 2136/QĐ-BYT của Bộ y tế, tình trạng sức khỏe của đội ngũ cán bộ, nhân viên tại các Viettel Lạng Sơn giai đoạn 2017-2019 như sau:

Bảng 3.5: Tình hình sức khỏe của nguồn nhân lực Viettel Lạng Sơn

Sức khỏe

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ tăng trưởng (%) SL % SL % SL % 2018/2017 2019/2018 Loại A 7 6,48 9 8,04 11 8,40 28,57 22,22 Loại B1 92 85,19 94 83,93 111 84,73 2,17 18,09 Loại B2 7 6,48 6 5,36 6 4,58 -14,29 0,00 Loại C 2 1,85 3 2,68 3 2,29 50,00 0,00 Loại D 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 Tổng cộng 108 100 112 100 131 100 3,70 16,96

Nhìn chung, hầu hết nguồn nhân lực tại Viettel Lạng Sơn đều có sức khỏe tốt, đáp ứng được yêu cầu công việc. Lao động sức khỏe loại B1 trở lên (tốt và rất tốt) chiếm trên 90% trong cơ cấu nguồn nhân lực tại các chi nhánh. Lao động sức khỏe loại B2 (trung bình) dao động khoảng 4 - 6%, lao động sức khỏe yếu (loại C) chiếm tỷ trọng thấp với 2,29% năm 2019, tại các chi nhánh không có lao động nào sức khỏe loại D (sức khỏe kém, không đủ điều kiện thực hiện công việc). Như vậy, nguồn nhân lực các Viettel Lạng Sơn có thể lực khá tốt, đảm bảo các vị trí công việc trong công ty.

3.6.1.3 Thực trạng về trí lực của nguồn nhân lực tại các chi nhánh

Về trình độ chuyên môn

“Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là điều kiện tiên quyết trong thực hiện các nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả công việc. Trình độ là mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó thể hiện ở văn bằng chứng chỉ mà mỗi người lao động nhận được thông qua quá trình học tập”bồi dưỡng. Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn thường được sử dụng để xếp nhân viên vào hệ thống ngạch, bậc, hiện tại trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực tại Viettel Lạng Sơn như sau:

Bảng 3.6: Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực Viettel Lạng Sơn

Độ tuổi

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ tăng trưởng (%) SL % SL % SL % 2018/ 2017 2019/ 2018 Sau đại học 3 2,78 3 2,68 4 3,05 0,00 33,33 Đại học 68 62,96 75 66,96 87 66,41 10,29 16,00 Cao đẳng, trung cấp 25 23,15 23 20,54 28 21,37 -8,00 21,74 Chưa qua đào tạo 12 11,11 11 9,82 12 9,16 -8,33 9,09 Tổng cộng 108 100 112 100 131 100 3,70 16,96

Trong cơ cấu nguồn nhân lực tại Viettel Lạng Sơn, lao động có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm tỷ trọng chủ yếu, đạt tới 119 lao động (chiếm 90,84%) năm 2019, trong đó trình độ sau đại học chiếm một tỷ lệ đồng đều 2,78% vào năm 2017 và tăng đều qua 3 năm. Sang đến năm 2019 tỷ lệ lao động có trình độ sau đại học của đơn vị đạt mức 3,05%. Tỷ lệ người lao động có trình độ đại học của đơn vị chiếm tỷ lệ cao với mức giao động từ 63% - 66%.

Từ đó, chứng tỏ nguồn nhân lực trong các Viettel Lạng Sơn có chất lượng cao, điều này tạo ra thế mạnh cho đơn vị trong việc phát huy sức cạnh tranh trên địa bàn hoạt động, góp phần giúp Viettel Lạng Sơn nâng cao được vị trí và vị thế của mình trong ngành viễn thông. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và trung cấp của đơn vị đang chiếm một tỷ trọng lớn nhất với mức giao động từ 20% - 23%. Điều này cũng đòi hỏi, công ty cần có chính sách để nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn của người lao động trong đơn vị trong thời gian tới. Giúp người lao động đáp ứng tốt hơn nữa công việc của mình.

Bên cạnh những lao động có trình độ chuyên môn cao, tại Viettel Lạng Sơn thống kê vào thời điểm ngày 31/12/2019 vẫn còn 12 lao động chưa qua đào tạo, hầu hết đây là những lao động làm các công việc bảo vệ, tạp vụ và nhân viên lái xe.

Về trình độ ngoại ngữ

Trình độ ngoại ngữ của nhân viên Công ty hiện nay là một trong những yếu tố được nhiều doanh nghiệp quan tâm, trong quá trình tuyển dụng các tiêu chuẩn này rất được chú trọng. Đặc biệt trong thời đại hội nhập sâu và rộng vào sân chơi chung trong một “thế giới phẳng” hiện nay thì ngoại ngữ là một trong những công cụ đắc lực, giúp nhân viên hoàn thanh công việc được giao. Trong thời gian qua, ban lãnh đạo Viettel Lạng Sơn cũng chú trọng tuyển dụng những nhân lực có trình độ ngoại ngữ tốt vào làm việc tại đơn vị. Bên cạnh đó, các phòng ban tại chi nhánh cũng tăng cường đề xuất triển khai đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ nhân viên dưới nhiều hình thức. Vì vậy, thời gian qua trình độ ngoại ngữ của nhân viên Viettel Lạng Sơn luôn được tăng lên. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ nhân viên được đánh giá thông qua các bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.7: Trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực Viettel Lạng Sơn Trình

độ ngoại

ngữ

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ tăng trưởng (%) SL % SL % SL % SL % Cử nhân 7 6,48 8 7,14 12 9,16 14,29 50,00 Chứng chỉ ngoại ngữ 77 71,30 76 67,86 81 61,83 -1,30 6,58 Chưa có chứng chí 24 22,22 28 25,00 38 29,01 16,67 0 Tổng cộng 108 100 112 100 131 100 3,70 16,96

Nguồn: Viettel Lạng Sơn

Khả năng ngoại ngữ tốt là một lợi thế trong giai đoạn hội nhập hiện nay, ngoại ngữ được sử dụng chủ yếu tại các Viettel Lạng Sơn là tiếng Anh. Qua bảng số liệu có thể thấy, giai đoạn 2017-2019 hơn 70% đội ngũ cán bộ nhân viên Viettel Lạng Sơn có chứng chỉ ngoại ngữ trở lên.

Tuy nhiên, số lượng nhân viên có thể giao tiếp lưu loát bằng ngoại ngữ tai các chi nhánh chưa nhiều, chỉ một số lao động chuyên ngành ngoại ngữ hoặc trình độ IELTS mới tự tin giao tiếp với khách hàng nước ngoài đến giao dịch tại chi nhánh. Điều này, phản ánh một số hạn chế trong chất lượng nguồn nhân lực tại Viettel Lạng Sơn thời gian qua.

Về trình độ tin học

Cùng với thời kỳ bùng nổ của cách mạng công nghệ thông tin, cách mạng công nghiệp 4.0, khả năng tin học của nguồn nhân lực trở thành tiêu chuẩn cần thiết để Viettel Lạng Sơn xét tuyển ứng viên trong quá trình tuyển dụng. Giai đoạn 2017- 2019 , trình độ tin học của nguồn nhân lực Viettel Lạng Sơn như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại viettel lạng sơn (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)