Lựa chọn chuyên gia đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại viettel lạng sơn (Trang 76 - 78)

5. Kết cấu luận văn

3.2.5. Lựa chọn chuyên gia đào tạo

Lựa chọn chuyên gia đào tạo được đơn vị thực hiện dựa trên đối tượng đào tạo, chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo. Đơn vị sẽ mời các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm phù hợp nhất với các tiêu chí mà đơn vị đề ra. Mục đích để có thể mang lại cho người học những kiến thức bổ ích nhất và đáp ứng ngày một tốt hơn đối với công việc tại đơn vị.

 Đối với đào tạo, tập huấn tập trung tại các trường, đơn vị khác ngoài đơn

vị, thì Công ty sẽ chỉ cử người đi tham gia các khóa học đó.

Đối với các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn do đơn vị tổ chức sẽ ký hợp đồng với các tổ chức bên ngoài theo từng lĩnh vực công việc cần đào tạo như: Sở thông tin truyền thông, các Công ty xây dựng các phần mềm an ninh mạng (Công ty an ninh mạng SecurityBox, Công ty Cổ phần An ninh Mạng VSEC,...), Công ty cổ phần Misa,....

Việc lựa chọn chuyên gia, ký hợp đồng với các tổ chức đào tạo sẽ được bộ phận phụ trách đào tạo của đơn vị nghiên cứu và tham mưu cho lãnh đạo để phê duyệt dựa trên các yêu cầu: Tổ chức cung cấp chuyên gia đào tạo, kinh nghiệm chuyên gia, mức thù lao chuyên gia. Thực trạng công tác lựa chọn chuyên gia đào tạo được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.15. Tình hình lựa chọn chuyên gia đào tạo tại Viettel Lạng Sơn giai đoạn 2017-2019

STT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019

1 Số lần mời chuyên gia đến đào tạo tại

đơn vị trong năm Lần 8 7 9

2 Số chuyên gia được lựa chọn mời đến

đào tạo trong năm Người 18 16 18

4 Thời gian làm việc bình quân của các

chuyên gia tại đơn vị Ngày 3 2 3

5 Số chuyên gia có trình độ cử nhân Người 0 0 0

6 Số chuyên gia có trình độ thạc sĩ Người 16 15 16

7 Số chuyên gia có trình độ tiến sĩ trở lên Người 2 1 2

8 Số năm công tác bình quân của các

chuyên gia. Năm >10 >10 >10

(Nguồn:Báo cáo của phòng Tài chính )

Như vậy ta có thể thấy việc lựa chọn chuyên gia của đơn vị chủ yếu là mời chuyên gia từ bên ngoài thông qua ký hợp đồng với các tổ chức đào tạo: Trong các năm đơn vị đều ký hợp đồng đào tạo về các nghiệp vụ cho cán bộ của đơn vị thông qua các lớp đào tạo như ở Bảng 3.15 theo nhu cầu về phát triển chuyên môn và yêu cầu từ phía nhà tài trợ, các khóa đào tạo chủ yếu tập trung về nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong đơn vị. Thông thường các khóa đào tạo đều là ngắn hạn, đơn vị mời các chuyên gia từ các Trung tâm đào tạo thuộc sở, ngành liên quan, các tổ chức, doanh nghiệp có liên quan đến mảng viễn thông. Các giảng viên đều có trình độ từ thạc sỹ trở lên, có ít nhất trên 10 năm kinh nghiệm giảng dạy, đào tạo.

Về cơ bản đối với việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho cán bộ trong đơn vị về các nghiệp vụ chính là đảm bảo chất lượng, đáp ứng được nhu cầu công việc. Tuy nhiên việc như vậy là chưa thực sự hợp lý vì việc chủ động trong đào tạo phát triển của đơn vị là chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. Do không nắm bắt được nhu cầu đào tạo thực tế từ các bộ phận trong đơn vị, mà chủ yếu căn cứ vào mục tiêu và sự thay đổi của thị trường công nghệ, tính chất công việc, các quy định của

nhà nước, đơn vị sẽ mời chuyên gia đến để giảng dạy cho người cán bộ, nhân viên trong đơn vị

Bảng 3.16. Đánh giá của đối tượng khảo sát về giảng viên thực hiện đào tạo

STT Chỉ tiêu Tổng mẫu

(người) 1 2 3 4 5 ĐTB

1 Giảng viên có kiến thức

chuyên môn tốt 131 0 17 27 43 44 3,87

2 Giảng viên có khả năng

truyền đạt tốt 131 3 9 48 38 33 3,68

3 Giảng viên luôn nhiệt tình

giảng dạy 131 4 4 37 39 47 3,92

(Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của tác giả)

Về cơ bản, đội ngũ giảng viên thực hiện công tác đào tạo đều được người lao động đánh giá tốt. Khảo sát người lao động trong đơn vị trên 3 tiêu chí: Giảng viên có kiến thức chuyên môn tốt; Giảng viên có khả năng truyền đạt tốt; Giảng viên luôn nhiệt tình giảng dạy thì có mức điểm bình quân từ 3,68 cho đến 3,92. Đây là mức điểm bình quân tốt, cho thấy đơn vị đã lựa chọn đội ngũ giảng viên có kiến thức tốt, có khả năng truyền đạt và luôn nhiệt tình trong giảng dạy. Tuy nhiên có một số ít ý kiến cho rằng khả năng truyền tải nội dung không sát với thực tế của doanh nghiệp. Điều này cũng xuất phát từ thực tế, do giảng viên mời giảng không có những hiểu biết nhất định về loại hình hoạt động của đơn vị. Nên trong quá trình chuyền tải nội dung khó tránh khỏi có những phần mang tính chất lý thuyết hoặc không gắn liền với thực tế của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại viettel lạng sơn (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)