Xây dựng chiến lược đào tạo trong dài hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại viettel lạng sơn (Trang 96 - 97)

5. Kết cấu luận văn

4.2.2. Xây dựng chiến lược đào tạo trong dài hạn

Định hướng đào tạo nguồn nhân lực của Viettel Lạng Sơn đã được nêu khá cụ thể, phù hợp và bám sát với phương hướng phát triển trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, từ định hướng đến việc triển khai còn một khoảng cách khá lớn. Do đó, Công ty cần phải xây dựng được một chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dài hạn chứ không phải chỉ lập kế hoạch ngắn hạn hàng năm. Có như vậy, công tác đào tạo mới đạt hiệu quả cao.

Mục tiêu: Xây dựng được một chiến lược đào tạo (có thể từ 5 năm đến 10 năm) gắn liền với chiến lược sản xuất kinh doanh cũng như các chiến lược khác trong Công ty.

Chiến lược đào tạo không chỉ xây dựng dựa trên định hướng phát triển kinh doanh chung mà còn căn cứ vào kết quả phân tích công việc, đánh giá thực hiện công việc, xác định nhu cầu, mục tiêu và đối tượng đào tạo một cách cụ thể và khoa học.

Thứ nhất, trong chiến lược, ngoài việc nêu ra mục tiêu tổng quan, cần cụ thể hóa thành các chỉ tiêu cơ bản đạt được theo lộ trình phát triển, bao gồm:

Nhóm chỉ tiêu về quy mô nguồn nhân lực.

Nhóm chỉ tiêu về chất lượng nguồn nhân lực: phân chia theo trình độ đào tạo, ngoại ngữ… và theo yêu cầu đối với từng vị trí nghiệp vụ.

Thứ hai, đối với nội dung của chiến lược đào tạo, Công ty cần làm rõ: trong nội dung đào tạo nên chỉ rõ hình thức và phương pháp đào tạo dự kiến áp dụng, cách thức quản lý đào tạo (đánh giá nhu cầu, thiết kế chương trình đào tạo, thực hiện chương trình đào tạo, đánh giá hiệu quả đào tạo).

Thứ ba, đã là công tác đào tạo nhân lực thì không thể tách rời với việc thực hiện các hoạt động quản lý nhân sự khác trong tổ chức, ví dụ như tuyển cán bộ, đánh giá kết quả thực hiện công việc, chế độ thù lao… Vì vậy, chiến lược đào tạo cũng phải đề cập và làm rõ được những nội dung này trong mối liên hệ hỗ trợ công tác đào tạo.

Thứ tư, nội dung nữa không kém phần quan trọng cần làm rõ trong chiến lược này, đó là về công tác thực hiện, bao gồm:

Trách nhiệm cụ thể của các đơn vị, cá nhân có liên quan: Ban giám đốc, Phòng Tổ chức hành chính, các đơn vị trực thuộc và các cá nhân có liên quan.

Để có thể thực hiện được giải pháp này cần nêu cụ thể các nội dung công việc, đơn vị, cá nhân tổ chức thực hiện, kết quả thực hiện theo lộ trình thời gian. Cần có sự kết hợp giữa các bộ phận trong Công ty cũng như sự đồng bộ hóa các chiến lược khác trong Công ty để thực hiện được giải pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại viettel lạng sơn (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)