Lựa chọn đối tượng đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại viettel lạng sơn (Trang 69 - 71)

5. Kết cấu luận văn

3.2.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo

Việc lựa chọn đối tượng đào tạo của công ty được xác định dựa trên kế hoạch đào tạo của công ty và phù hợp với mục tiêu đào tạo của công ty, công ty dựa trên nhiều tiêu chí để lựa chọn đối tượng đào tạo cho phù hợp.

- Các khóa học dài hạn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý, thì đối tượng đào tạo là các trưởng nhóm hoặc trưởng phòng của Công ty.

Những người này phải thỏa mãn những yêu cầu như: phải là những người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, phải ký hợp đồng dài hạn với công ty (để đảm bảo sự gắn bó với công ty trong thời gian dài).

- Đối với các khóa học ngắn hạn mà các nhân viên được cử đi học để nâng

cao kiến thức chuyên môn thì công ty thường ưu tiên lựa chọn những cán bộ nguồn để đào tạo, những người này có thể là những chuyên viên phòng ban nghiệp vụ đưa vào trong danh sách cán bộ nguồn ưu tiên đào tạo để phục vụ cho công ty. Những người này cũng phải thỏa mãn những yêu cầu như: phải là những người có trình độ đào tạo từ trung cấp trở lên, phải ký hợp đồng dài hạn với công ty.

Danh sách đối tượng đào tạo của công ty thường được kèm theo cùng với phương pháp được sử dụng trong giảng dạy và các chi tiết có liên quan tới quá trình đào tạo như những yêu cầu với người quản lý của công ty tạo điều kiện vật chất và các điều kiện về thời gian hay phương tiện đi lại nếu cần thiết… sau khi danh sách này được trình lên văn phòng công ty và được giám đốc xét duyệt thì người lao động sẽ được đưa vào kế hoạch đào tạo của công ty trong năm đó.

Như vậy, có thể thấy việc lựa chọn đối tượng đào tạo của Viettel Lạng Sơn là để đáp ứng mục tiêu kinh doanh của công ty hàng năm, việc xác định đối tượng này của công ty là do các trưởng phòng, ban nghiệp vụ trong công ty thực hiện dựa trên cơ sở các bản đánh giá đối với người lao động cũng như sự đánh giá chủ quan của người quản lý. Tuy nhiên chưa có nhiều sự tham khảo ý kiến người lao động do đó chưa sát với nhu cầu đào tạo của người lao động.

Bảng 3.12. Đánh giá của đối tượng được khảo sát về lựa chọn đối tượng đào tạo

STT Chỉ tiêu

Tổng mẫu (người)

1 2 3 4 5 ĐTB

1 Ông/bà thường xuyên được

tham gia các lớp đào tạo 131 14 12 47 33 25 3,33

2 Các nhân viên trong công ty

đều đã được đào tạo 131 3 8 20 45 55 4,08

3

Công ty lựa chọn người đi đào tạo phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của Công ty

131 7 12 43 32 37 3,61

(Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của tác giả)

Có thể thấy, các cán bộ nhân viên của công ty không thường xuyên được tham gia các chương trình đào tạo, tuy nhiên hầu hết các nhân viên trong công ty đều đã được tham gia 1 chương trình đào tạo nhất định và công ty lựa chọn người đi đào tạo phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của Công ty.

Điều này cho thấy, công ty đã chú trọng đến việc đào tạo cho người lao động, để luôn đảm bảo mỗi cá nhân sẽ đảm nhiệm tốt vai trò của mình trong công việc được giao. Tuy nhiên không phải người lao động nào cũng thường xuyên được cử đi đào tạo để nâng cao trình độ. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu đào tạo, kế hoạch đào tạo, mục tiêu đào tạo, kinh phí dành cho vấn đề đào tạo,... Để có thể phát triển hơn nữa nguồn nhân lực của đơn vị, công ty cần tối ưu hóa hơn nữa trong công tác lựa chọn đối tượng đào tạo để có thể mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại viettel lạng sơn (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)