Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại viettel lạng sơn (Trang 102 - 104)

5. Kết cấu luận văn

4.2.6. Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đào tạo

Việc triển khai các hoạt động đào tạo của Công ty cũng cần phải có nguồn kinh phí để đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả. Trong những năm qua, Công ty chưa xem xét, cân đối và xác lập quỹ dành cho công tác đào tạo phát triển NNLmột cách khoa học. Việc xem xét và phê duyệt kinh phí đào tạo cho các năm vẫn chưa được quan tâm đúng mức, thường việc phê duyệt kinh phí đào tạo cho từng năm rất chậm trễ. Để xây dựng và quản lý tốt quỹ dành cho công tác ĐTNNL, Công ty cần làm tốt nội dung sau:

Thứ nhất, về việc xác định các khoản dự tính kinh phí đào tạo. Có nhiều cách để xác định kinh phí dành cho công tác đào tạo, Công ty có thể dựa vào các cách sau:

+ Phương pháp dự tính bình quân đầu người: Trước hết cần xác định khoản dự tính kinh phí đào tạo bình quân đầu người, sau đó quyết định khoản kinh phí đào tạo theo số lượng cán bộ công nhân viên dự kiến đào tạo trong từng năm.

+ Phương pháp suy đoán: Căn cứ vào khoản kinh phí đào tạo sử dụng của Công ty trong năm trước, so sánh quyết định kinh phí đào tạo trong năm sau là bao nhiêu.

đơn vị trong Công ty, trong một thời gian nhất định phải triển khai hoạt động đào tạo để dự tính chi phí.

Dù cho sử dụng phương pháp nào thì cũng phải xét đến nhu cầu đào tạo của từng đơn vị và khả năng nguồn kinh phí cho phép của Công ty. Nhìn chung, hiện nay kinh phí đào tạo của Công ty chỉ chiếm một phần nhỏ so với doanh thu. Để nâng cao chất lượng NNL hiện có, Công ty cần cân đối và dành phần kinh phí đáng kể trích từ các nguồn khác để phục vụ công tác ĐTNNL. Khi chất lượng NNL tăng lên thì hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng sẽ đạt cao hơn và bù đắp phần kinh phí bỏ ra.

Thứ hai, về việc quản lý chi phí đào tạo: Công ty nên căn cứ vào đặc điểm và yêu cầu của từng khóa học để quyết định chi phí bỏ ra. Với một nguồn kinh phí đào tạo bỏ ra nhất định thì Công ty cần khai thác một cách hiệu quả nhất. Để quản lý tốt và tiết kiệm chi phí đào tạo thì Công ty cần:

- Cần xác định được các khoản chi phí cho đào tạo một cách đầy đủ để khi thực hiện kế hoạch đào tạo sẽ không bị rơi vào tình trạng vượt chi hay thiếu thu. Công ty cũng cần phải công khai các khoản chi phí đào tạo hàng năm.

- Chi phí cho các khóa đào tạo căn cứ vào mục tiêu lâu dài đã đề ra để ra để tính toán chính xác nhất kinh phí đào tạo cho từng năm cụ thể và trong giai đoạn cụ thể.

- Để nguồn kinh phí đào tạo của công ty ổn định và có thể thực hiện được các hoạt động đào tạo theo đúng kế hoạch thì công ty cần phải lập thành quỹ tiền riêng cho công tác đào tạo này bởi đây cũng là một hoạt động diễn ra thường xuyên và liên tục của công ty, công tác này hoạt động tốt thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mới hiệu quả.

- Để sử dụng kinh phí đào tạo hợp lý, công ty nên có chính sách trích phần nhỏ trong quỹ thưởng cho giáo viên, học viên có thành tích xuất sắc trong khóa học nhằm tăng tinh thần giảng dạy và học tập của học viên và giảng viên để khóa đào tạo có hiệu quả nhất.

- Bên cạnh nguồn kinh phí nội bộ. Công ty nên thu hút nguồn tài trợ từ các đối tác và các tổ chức trong và ngoài nước góp vào quỹ đào tạo vì mục tiêu hợp tác

cùng phát triển. Đồng thời, việc mở rộng quan hệ liên kết đào tạo cũng rất cần thiết để góp phần tiết kiệm chi phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại viettel lạng sơn (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)