Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chi Bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 43 - 45)

5. Bố cục của luận văn

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chi Bảo hiểm xã hội

1.1.5.1. Nhóm nhân tố pháp luật, chính sách, các quy định của Nhà nước về BHXH - Chính sách tiền lương: Đây là một trong những chính sách quan trọng của Nhà nước có tác động trực tiếp và là tiền đề, cơ sở cho việc thực hiện các chính sách BHXH. Cụ thể khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao mức đóng và hưởng các chế độ BHXH của NLĐ và do đó chi BHXH cũng sẽ tăng lên. Tương ứng với từng thời điểm điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, Chính phủ thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng. Theo đó, những đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng sẽ được tăng với một tỷ lệ tương ứng với mức tăng lương tối thiểu chung. Vì vậy, nguồn tài chính dùng để chi BHXH cũng tăng lên.

- Chính sách lao động và việc làm: Chính sách này có tác động mạnh không chỉ đến các mặt của xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành và sử dụng quỹ BHXH. Nếu Nhà nước có chính sách lao động và việc làm hợp lý, tạo ra được nhiều việc làm trong mọi thành phần kinh tế, phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính thì sẽ thu hút được nhiều lao động tham gia BHXH, số đối tượng thụ hưởng BHXH cũng tăng lên. Ngược lại, nếu chính sách lao động và việc làm không phù hợp, số người thất nghiệp tăng sẽ làm ảnh hưởng tới nguồn tài chính đầu vào của quỹ BHXH, đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài chính để thực hiện chi trả BHXH do số đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp ngày càng tăng cao.

- Các chính sách khác có liên quan đến BHXH. Sự biến động về điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cũng tác động mạnh đến chính sách BHXH. Sự biến động này đòi hỏi, Nhà nước phải ban hành một số các chính sách có liên quan đến BHXH như chính sách về hưu trước tuổi, tinh giản biên chế, dôi dư... cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động quản lý chi BHXH

Ngoài ra, các chính sách của Nhà nước thay đổi có liên quan đến BHXH như áp dụng về hưu trước tuổi, tinh giảm biên chế... cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động quản lý chi BHXH.

1.1.5.2. Nhân tố thuộc về đối tượng hưởng chế độ BHXH

Đối tượng hưởng chế độ BHXH rất đa dạng, thường xuyên biến động hàng năm. Sự biến động về đối tượng hưởng chế độ BHXH có ảnh hưởng rất lớn tới chi BHXH. Bởi lẽ, đối tượng hưởng chế độ BHXH rất đa dạng, thường xuyên biến động do: sự thay đổi về chính sách; NLĐ bị mất; NLĐ đến tuổi nghỉ hưu, NLĐ hết hạn hưởng BHXH; NLĐ thay đổi địa điểm cư trú…, đều ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý đối tượng thụ hưởng cũng như công tác chi trả và quản lý chi BHXH. Vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc chi đúng, chi đủ và kịp thời của quản lý chi BHXH thì hoạt động quản lý đối tượng chi trả BHXH là điều hết sức cần thiết. (Lê Bạch Hồng, 2010)

1.1.5.3. Nhân tố thuộc về cán bộ BHXH

Cơ quan BHXH đóng vai trò quyết định trong quản lý chi BHXH. Cơ quan BHXH có cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý, cán bộ quản lý chi BHXH có trình độ và năng lực, đồng thời được trang bị đầy đủ các phương tiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chi trả các chế độ BHXH thì hoạt động quản lý chi BHXH sẽ đạt hiệu quả cao. Còn khi cơ quan BHXH có đội ngũ cán bộ yếu kém về chuyên môn, cơ sở vật chất thiếu thốn thì hoạt động quản lý chi BHXH sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng và thiếu hiệu quả. Bên cạnh đó, yếu tố đạo đức công việc quản lý BHXH cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý chi BHXH. Như vậy, cán bộ BHXH cần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, trình độ quản lý cũng như trau dồi thêm các kỹ năng mềm trong công tác quản lý chi BHXH.

1.1.5.4. Các nhân tố thuộc về tổ chức chi trả BHXH

- Điều kiện tự nhiên và xã hội của địa phương là một trong những nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động quản lý chi BHXH. Những địa bàn có địa hình bằng phẳng, giao thông đi lại dễ dàng, trình độ dân trí cao sẽ thuận lợi cho hoạt động chi trả các chế độ BHXH. Và ngược lại, với những địa bàn có địa hình phức tạp, bị chia cắt, trình độ sản xuất và dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn thì việc tuyên truyền và tiếp cận đối tượng thụ hưởng trong công tác chi trả chế độ BHXH gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với việc đảm bảo an toàn tiền mặt trong chi trả.

- Điều kiện kinh tế: Đổi với những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, số lao động thất nghiệp ít, lúc đó tất yếu đời sống của người dân lao động được

cải thiện, việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cũng thuận lợi, vì thế các đơn vị sử dụng lao động cũng sẽ sẵn sàng tham gia và thực hiện chế độ chính sách BHXH cho người lao dộng trong đơn vị.

Ngược lại, đối với những địa phương có kinh tế chậm phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thấp, dẫn đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn không ổn định, lương của người lao động tham gia BHXH thấp, tất yếu làm giảm nguồn thu BHXH, quyền lợi BHXH của người lao động cũng bị ảnh hưởng, số người lao động được tham gia và thụ hưởng chế độ chính sách BHXH sẽ giảm, mức hưởng chế độ BHXH của người lao động rất khó đảm báo cuộc sống cho bản thân và gia đình họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)