5. Bố cục của luận văn
2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hoá và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí. Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý chi BHXH tại thành phố Thái Nguyên.
+ Đối với dữ liệu định tính: Đối với dữ liệu định tính tác giả tổng hợp thông tin thông qua các báo cáo, số liệu của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, BHXH thành phố Thái Nguyên bằng phương pháp phân tổ, sắp xếp và phân nhóm số liệu.
+ Đối với dữ liệu định lượng: Tác giả tổng hợp thông qua phiếu điều tra khảo sát và phân nhóm rồi tổng hợp tính toán dữ liệu thu được. Tác giả dùng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hoá và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. Phương pháp kiểm định sự bằng nhau của giá trị trung bình để so sánh có sự khác biệt ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng được điều tra về nội dung chính sách bảo hiểm và công tác quản lý chi BHXH.
- Công cụ để tổng hợp số liệu: việc xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên máy tính theo các phần mềm Excel và phần mềm tin học của BHXH Việt Nam.
- Phương pháp trình bày kết quả tổng hợp: kết quả sau khi tổng hợp số liệu được trình bày trên các bảng thống kê và đồ thị thống kê.